Quy định của pháp luật về xe ưu tiên và các dấu hiệu nhận biết xe ưu tiên ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Một ngày tham gia giao thông, chúng ta không khó để có thể bắt gặp những chiếc xe cứu thương, xe cứu hỏa, hay đoàn xe dẫn đường cho những vị lãnh đạo cấp cao. Nhưng cũng có những chiếc xe gắn thiết bị như còi hay đèn báo ưu tiên, dán giấy ra vào cơ quan các Bộ, xe tổ chức sự kiện …. để được quyền ưu tiên hoặc bị xử phạt “nhẹ tay” so với các phương tiện khác.

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không quy định những chiếc xe dán logo, biển báo , hay những giấy tờ ra vào cơ quan đó có được quyền ưu tiên.

Trong thời gian gần đây, việc người tham gia giao thông hờ hững hay thậm trí là không quan tâm tới các phương tiện tham gia giao thông có quyền ưu tiên trên đường. Việc làm đó thực sự là một vấn đề xấu trong xã hội hiện nay, vì có thể cản trở một chiếc xe cứu hỏa đang đi làm nhiệm vụ cứu hỏa sẽ dẫn tới cả một tòa nhà chìm trong biển lửa, thực sự lúc đó sẽ thành thảm họa mà chúng ta không thể biết trước được. Vậy, chúng ta sẽ nhận biết những chiếc xe “đặc biệt” đó thế nào, hãy cùng Xin giấy phép tìm hiểu vấn đề này.

1. Cơ sở pháp lý: 

– ;

– ;

2. Luật sư tư vấn:

Những loại xe được quyền ưu tiên là những loại xe theo điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008, bao gồm:

Điều 22. Quyền ưu tiên của một số loại xe

1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

đ) Đoàn xe tang.

Và các loại xe theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 điều 22 này sẽ phải gắn còi, cờ, đèn khi đi làm nhiệm vụ; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông (quy định tại khoản 2 điều 22 luật này). 

Loại đèn và Hình dạng đèn của những loại xe ưu tiên gồm 2 loại:

– Loại Đèn đơn, hình dạng: Đèn phát tín hiệu ưu tiên dạng hình tròn và đèn phát tín hiệu ưu tiên dạng hình trụ.

– Loại Đèn đôi, hình dạng: Đèn phát tín hiệu ưu tiên dạng hình hộp chữ nhật loại 2 bóng đèn và đèn phát tín hiệu ưu tiên dạng hình hộp chữ nhật 4 loại bóng. 

Quy định cụ thể của từng loại xe khi đi làm nhiệm vụ khẩn cấp và tín hiệu như sau:

Xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, gồm; các xe quân sự đi làm nhiệm vụ chỉ huy chữ cháy, chỉ huy cứu hộ, cứu nạn, chỉ huy tác chiến, thông tin làm nhiệm vụ hỏa tốc, chỉ huy đoàn hành quân, xe làm nhiệm vụ kiểm soát quân sự, kiểm tra xe quân sự, bảo vệ đoàn; xe thực hiện nhiệm vụ bắt, khám xét hoặc thiện hiện các hoạt động điều tra, dẫn giải tội phạm, tham gia phòng, chống khủng bố. Tín hiệu của xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp là xe ô tô, xe mô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe (đối với xe ô tô) và ở càng xe (đối với xe mô tô) hoặc phía sau xe mô tô, cờ hiệu Quân sự cắm ở đầu xe phía bên trái người lái xe ô tô và đầu xe mô tô; có còi tín hiệu ưu tiên.

Xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp gồm: các xe đi thực hiện nhiệm vụ bắt, khám xét hoặc tiến hành các hoạt động điều tra, dẫn giải người phạm tôi, chống biểu tình, bạo loạn, giải tán đám đông gây rối trật tự công cộng, xe làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông, chỉ huy tác chiến chống khủng bố, thông tin làm nhiệm vụ hỏa tốc, chỉ huy đoàn hành quân. Tín hiệu của xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp là xe ô tô, xe mô tô có quèn quay hoặc đèn chớp phát sáng có màu xanh hoặc đỏ gắn trên nóc xe ô tô và gắn trên càng xe ở phía trước hoặc phía sau xe mô tô và cờ hiệu Công an được cắm ở đầu xe phía bên trái người lái ô tô, ở đầu xe mô tô; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

 – Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu là xe đang chở bệnh nhân cấp cứu hoặc đi đón bệnh nhân cấp cứu. Tín hiệu của xe cứu thương có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe; có còi tín hiệu phát ưu tiên.

Xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp là xe đi thi hành các biện pháp đặc biệt khi có tình trạng đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội hoặc khi có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm.

Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ hoặc xanh gắn trên nóc xe, có còi phát tín hiệu ưu tiên.

Xe Cảnh sát giao thông dẫn đường là xe ô tô và xe mô tô, có tín hiệu là đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh – đỏ gắn trên nóc xe ô tô và màu xanh hoặc đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau; cờ Công cắm ở đầu xe, bên trái người lái xe ô tô và cắm ở đầu xe mô tô; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

– Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật phải có tín hiệu là cờ hiệu “HỘ ĐÊ” cắm ở đầu xe phía bên trái người lái. Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật thực hiện như sau: 

+/ Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh có biển hiệu riêng

+/ Xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật có cờ hiệu “TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP” cắm ở đầu xe phía bên trái người lái.

Ngoài ra, cần phải có kỹ thuật còi phát, đèn phát tín hiệu ưu tiên, cờ hiệu ưu tiên, thiết bị phát tín hiệu ưu tiên, lắp đặt thiết bị phát tín hiệu ưu tiên và sử dụng tín hiệu ưu tiên được quy định tại điều 10, điều 11, điều 12, điều 13, điều 14, điều 15 của Nghị định 109/2009/NĐ-CP.

Nếu gặp những xe ưu tiên như trên mà không nhường đường để xe đi làm nhiệm vụ thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể theo nghị định 46/2016/NĐ-CP.

– Đối với người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị xử phạt tiền từ 2.000.000 VNĐ đến 3.000.000 VNĐ khi không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ (theo điểm d khoản 6 điều 5 Nghị định này) và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

– ĐỐi với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị xử phạt từ 500.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ (theo điểm đ khoản 5 điều 6 Nghị định này) khi không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ. và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

– Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) sẽ bị xử phạt từ 200.000 VNĐ đến 400.000 VNĐ (theo điểm đ khoản 3 điều 7 Nghị định này) khi không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tại nơi đường giao nhau. Và hành vi này gây ra tai nạn giao thông thì người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng.

– Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ bị phạt từ 60.000 VNĐ đến 80.000 VNĐ khi không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bấy kỳ hướng nào tại nơi đường giao nhau.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Xe ưu tiên và dấu hiệu nhận biết xe ưu tiên.. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Giao thông –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *