Hình thức kỷ luật tạm đình chỉ công việc được áp dụng trong trường hợp nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư giải đáp, tôi có sơ suất trong công việc nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, tuy nhiên tôi bị áp dụng hình thức tạm đình chỉ công việc 10 ngày và quyết định này chỉ do người quản lý nói bằng miệng chứ không có văn bản chính thức nào cả. Tôi thấy việc công ty xử phạt mình như vậy là quá nặng và không đồng ý với cách hành xử của người quản lý, vậy tôi có căn cứ pháp lý nào để khiếu nại vấn đề này không? Xin cám ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Nội dung tư vấn:

Tạm đình chỉ công việc không phải là một hình thức xử lý kỷ luật lao động mà chỉ là một biện pháp tạm thời để ngăn chặn việc vi phạm sẽ gây hậu quả nghiêm trọng hơn nếu tiếp tục làm việc. Các hình thức xử lý kỷ luật lao động bao gồm:

Điều 125. Hình thức xử lý kỷ luật lao động

1. Khiển trách.

2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.

3. Sa thải.

Do bạn không nói rõ lỗi vi phạm của bạn trong bạn cụ thể là lỗi gì, có đến mức phức tạp cần phải dẫn đến việc tạm đình chỉ công tác không, nên chúng tôi không thể tư vấn cho bạn cụ thể việc vi phạm đó có dẫn đến việc bạn bị xử lý tạm đình chỉ công tác hay  không. Bạn nên liên hệ thực tế lỗi vi phạm của mình và đối chiếu theo quy định tại điều 129 bộ luật lao động 2012 dưới đây về các trường hợp áp dụng hình thức tạm đình chỉ công tác  để có thể có câu trả lời chính xác nhất:

“Điều 129. Tạm đình chỉ công việc

1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.

4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.”

Việc người quản lý có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công việc của bạn hay không thì bạn cần phải kiểm tra lại trong nội quy lao động, trong các văn bản phân công nhiệm vụ do ban giam đốc thông qua và các văn bản tương đương, người quản lý này được trao những quyền hạn gì, nếu họ không được trao quyền quyết định việc tạm đình chỉ công tác của bạn thì việc nười này yêu cầu bạn nghỉ việc là trái thẩm quyền.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *