Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài về Việt Nam

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hiện tại tôi đang kinh doanh về ngành nghề nhà hàng tại thành phố Hồ Chí Minh, một thương hiệu kinh doanh thực phẩm về nhà hàng BBQ tại Hàn Quốc liên hệ với chúng tôi có ý muốn hợp tác và nhượng quyền thương mại về Việt Nam. Tôi cần những thủ tục gì, giấy tờ như thế nào để tiến hành hoạt động này.

Kính chào Luật sư. Hiện tại tôi đang kinh doanh về ngành nghề nhà hàng tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian này có một đơn vị khác là chủ sở hữu một thương hiệu kinh doanh thực phẩm về nhà hàng BBQ tại Hàn Quốc liên hệ với chúng tôi có ý muốn hợp tác và nhượng quyền thương mại về Việt Nam. Vậy tôi muốn luật sư tư vấn giúp tôi hoạt động này cần có những yêu cầu gì, thủ tục tiến hành như thế nào. Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Nghị định 120/2011/NĐ-CP

2. Luật sư tư vấn:

Trong kinh doanh việc mở rộng thị trường thông qua hình thức nhượng quyền thương mại giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như đảm bảo doanh thu ổn định cho bên nhượng quyền thương mại kèm theo đó bên nhận nhượng quyền thương mại cũng được chuyển giao phương thức kinh doanh và được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền thương mại. Đây có thể xem là phương án có lợi cho cả đôi bên. Về haotj động này cần lưu ý một số điểm sau:

* Điều kiện nhượng quyền thương mại:

Đối với bên nhượng quyền:

Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm;

– Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;

Đối với bên nhận quyền:

– Thương nhân nhận nhượng quyền thương mại phải có đăng ký kinh doanh cùng ngành nghề phù hợp với đối tượng nhượng quyền thương mại

Hàng hóa dịch vụ được phép nhượng quyên thương mại:

– Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.

– Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.

* Trình tự thực hiện

– Bên dự kiến nhượng quyền thương mại gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến Bộ Công Thương;

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và ra Thông báo chấp thuận đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại gửi thương nhân về việc đăng ký đó. Trường hợp từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương ra văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Cách thức thức hiện: nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

* Thành phần hồ sơ:

Muốn đăng ký hoạt động nhuowngjq uyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, thương nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm;

– Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu MĐ-1 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM;

– Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM (cần hợp pháp hóa lãnh sự);

– Các văn bản xác nhận về:

-Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận (cần được hợp pháp hóa lãnh sự);

-Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếuđối với văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ (cần được hợp pháp hóa lãnh sự);

– Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp;

– Giấy ủy quyền của bên nhượng quyền cho cá nhân/tổ chức thay mặt bên dự kiến nhượng quyền thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký nhượng quyền thương mại (cần được hợp pháp hóa lãnh sự) trong trường hợp bên dự kiến nhượng quyền không trực tiếp thực hiện các thủ tục này.

* Thời gian thực hiện:

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải có văn bản thông báo để thương nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ – Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Công Thương thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó. Nếu từ chối việc đăng ký, Bộ Công Thương phải thông báo bằng văn bản cho thương nhân và nêu rõ lý do.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: 0986.386.648 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *