Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động trong trường hợp người lao động chết trên đường đi làm về ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Theo quy định của pháp luật hiện nay, tai nạn giao thông trên đường đi làm về hoặc trên đường đến công ty làm việc cũng có thể coi là một dạng của tai nạn lao động nếu được chứng minh một cách hợp pháp. Luật sư tư vấn về điều kiện hưởng tai nạn lao động theo quy định hiện nay:

Mục lục bài viết

1. Điều kiện hưởng trường hợp người lao động chết trên đường đi làm về ?

Thưa luật sư, Nguyên tôi có 1 máy cày chuyên đi xịt thuốc cỏ, tôi có thuê 1 người tài xế lái và 1 người đi theo cầm dây ống để xịt,vì rẫy nhà có ít nên thỉnh thoảng mới xịt 1 năm 1 lần nên tôi thuê công nhật làm. Tuy tôi có doanh nghiệp nhưng làm vận tải san lấp và bán VLXD, thường thì ông ta đi xe máy nhưng nay lại đòi đi chung xe máy cày với tài xế, vô tình trên đường đi làm về lúc 10h30 bị té và chết trên đường đi đến bệnh viện cấp cứu.

Vậy DN có phải bồi thường hay tài xế có bị đi tù không, nếu bồi thường là bao nhiêu, theo khung nào hay nghị định nào số mấy.Vì con của ông ta có 2 đứa 01 học lớp 11 và 01 học lớp 4 vậy có phải nuôi con ông ấy hay chu cấp gì không ?

Cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Thưa quý khách hàng ! Công ty Luật MINH KHUÊ xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Chúng tôi nhận được yêu cầu của quý khách liên quan đến nội dung cụ thể như sau:

Trường hợp này, do chị không nêu rõ người bị tai nạn là người đi theo cầm dây dây ống do chị thuê làm công nhật hay là người của doanh nghiệp chị (tạm gọi người bị tai nạn chết là A) nên xin được tư vấn cho chị như sau:

Về việc bồi thường:

Theo như thông tin chị cung cấp thì A là người lao động, trên đường đi làm công việc mà chị giao về thì bị tai nạn, trường hợp này được xác định là tai nạn lao động theo quy định tại Điều 39 () như sau:

“Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;”

Theo đó,

-Trường hợp A làm việc có hoặc có thời hạn từ 03 (ba) tháng trở lên và có tham gia Bảo hiểm xã hội: Nếu A có tham gia bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ chi trả chế độ tai nạn lao động cho A như sau:

“Điều 47. Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu tháng lương tối thiểu chung. “

Bên cạnh đó, Điều 145 cũng quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động như sau:

“3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.”

Bên cạnh đó, điểm a khoản 3 Điều 4 có quy định về trợ cấp tai nạn lao động như sau:

“3. Mức trợ cấp:

a) Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động;”

Như vậy, trong trường hợp này, cần xác định việc ngã từ trên máy cày xuống là do lỗi của A hãy lỗi của người tài xế. Nếu do A ngồi bất cẩn nên mới bị ngã xuống khỏi máy cày thì A chỉ được bồi thường 40% của 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và được trợ cấp 12 tháng tiền lương. Còn nếu do A ngồi cẩn thận, nhưng do lỗi của người tài xế hoặc là do ngoại cảnh thì A được bồi thường ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và trợ cấp 12 tháng tiền lương.

Bên cạnh đó, người thân của A còn được hưởng trợ mai táng theo quy định tại Điều 63 Luật BHXH 2006 là 10 tháng lương tối tiểu chung (mức lương tối thiểu chung năm 2015 là 1.150.000 đồng).

Ngoài ra, thân nhân của A còn được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định tại Điều 64 Luật BHXH như sau:

“1. Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:

a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ mười lăm năm trở lên nhưng chưa ;

b) Đang hưởng lương hưu;

c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

2. Thân nhân của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:

a) Con chưa đủ mười lăm tuổi; con chưa đủ mười tám tuổi nếu còn đi học; con từ đủ mười lăm tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

b) Vợ từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ sáu mươi tuổi trở lên; vợ dưới năm mươi lăm tuổi, chồng dưới sáu mươi tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ sáu mươi tuổi trở lên đối với nam, từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên đối với nữ;

d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu dưới sáu mươi tuổi đối với nam, dưới năm mươi lăm tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung.”

Như vậy, trong trường hợp này, nếu A có hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên hoặc không xác định thời hạn và có tham gia bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng tiền mai táng phí là 10 tháng lương tối thiểu chung, trợ cấp 36 tháng lương tối thiểu chung và trợ cấp tuất hàng tháng do bảo hiểm xã hội chi trả; tiền bồi thường ít nhất 30 tháng lương theo hợp đồng lao động (hoặc 40% của 30 tháng lương theo hợp đồng lao động nếu A có lỗi) và trợ cấp 12 tháng tiền lương do người sử dụng lao động chi trả.

-Trường hợp A là người lao động của doanh nghiệp của chị nhưng chị chưa đóng bảo hiểm cho A thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 145 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

“2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.”

Đối với trường hợp này, do chị không tham gia bảo hiểm cho A nên chị sẽ phải bồi thường cho A khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động do bảo hiểm xã hội chi trả cùng với tiền bồi thường do người sử dụng lao động chi trả.

Về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người tài xế.

Theo quy định tại Điều 202 () thì người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sau:

“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

….”

Cùng với đó, nghị định 171/2013/NĐ-CP cũng quy định về xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng quy định về các hành vi vi phạm đối với máy kéo nhỏ (máy cày) bao gồm:

Điều 7. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 2; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm i Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm đ, Điểm e, Điểm h Khoản 4; Điểm a, Điểm b Khoản 5 Điều này;

b) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;

c) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “Cấm quay đầu xe”;

b) Lùi xe ở đường một chiều, ở khu vực , trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;

c) Tránh xe, vượt xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;

d) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn đường đã có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; đừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”;

đ) Dừng xe, đỗ xe tại các vị trí: Bên trái đường một chiều; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ; nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ;

e) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị trái quy định; dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, các chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;

g) Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

h) Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe;

i) Đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chạy quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

b) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”;

c) Không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều này;

d) Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

đ) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;

e) Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

g) Không sử dụng đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;

h) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 6 Điều này;

i) Không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm h Khoản 4 Điều này.

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

b) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép;

c) Điều khiển xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h, máy kéo đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

d) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa tới mức vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 6, Điểm a Khoản 7 Điều này;

đ) Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy trên đường cao tốc; quay đầu xe, lùi xe trên đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định ghi trên biển báo hiệu về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;

e) Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 48 Nghị định này;

g) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

h) Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng.

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;

b) Chạy xe trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ;

c) Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi phương tiện bị hư hỏng trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.

6. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

7. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ.

8. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ) hoặc phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ) đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.

9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm g Khoản 4; Khoản 5; Điểm a Khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) 01 tháng;

b) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4; Khoản 5; Điểm a Khoản 6 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 6; Khoản 7 Điều này thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) 02 tháng.”

Như vậy, nếu người tài xế không vi phạm quy định tại Điều 7 thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự. Còn nếu người tài xế vi phạm quy định về an toàn giao thông thì bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 202 “bị phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm”.

Trân trọng cảm ơn!

>> Tham khảo nội dung liên quan:

2. Điều kiện hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế đối với người bị tai nạn lao động ?

Kính chào luật sư, Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật dân sự của công ty Xin giấy phép, em có một vấn đề mong luật sư giải đáp. Em là kế toán của một trường THCS, ngày 12 tháng 3 năm 2015, em bị tai nạn lao động. Đến nay đã có Quyết định Về việc hưởng chế độ tai nạn lao động hằng tháng do BHXH tỉnh Quảng Nam cấp ngày 07/8/2015.

Theo nội dung Thông tư Số: 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02/02/2015 của Bộ Lao động thương binh và xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,luật sư Cho em hỏi trường hợp của em có được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế theo điều 3, điều 4 và điều 9 của Thông tư 04/2015 nêu trên không ? Nếu có được hưởng thì cơ quan nào chi trả ? Em rất mong Luật sư tư vấn giúp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: T.L

Điều kiện hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế đối với người bị tai nạn lao động ?

:

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Xin giấy phép. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

quy định các trường hợp được hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

Điều 39. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.

Tại khoản 1 điều 3 cũng liệt kê các trường hợp được hưởng bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trong đó có mục

a) Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.

Theo đó khi bị tai nạn lao động bạn đã được hưởng chế độ tai nạn lao động thì bạn sẽ được hưởng chế độ bồi thường tai nạn lao động và được trợ cấp tai nạn lao động quy định tại điều 4 của thông tư này, tuy nhiên nếu trường hợp của bạn thuộc điểm a, khoản 1 điều 4 của thông tư thì bạn chỉ được hưởng chế độ trợ cấp lao động mà không được hưởng bồi thường tai nạn lao động:

1. Người lao động bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trong các trường hợp sau thì được trợ cấp:

a) Tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động;[…]

Về chi phí y tế, người lao động bị tai nạn lao động cũng được hưởng chi phí y tế căn cứ vào điều 9, thông tư 04/2015TT-BLĐTBXH

Điều 9. Chi phí y tế

1. Đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc, người sử dụng lao động phải thanh toán chi phí y tế đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả từ sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp.

2. Đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế thì người sử dụng lao động thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

3. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều này, khuyến khích người sử dụng lao động chi trả chi phí y tế cho những trường hợp người lao động bị tai nạn, bệnh tật khác có liên quan đến lao động.

Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phải bồi thường lao động, trợ cấp lao động và chi trả chi phí y tế là người sử dụng lao động, cụ thể là các doanh nghiệp, các tổ chức khác có sử dụng lao động:

Điều 11. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

1. Lập hồ sơ và thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp cho người lao động hoặc thân nhân của người lao động đúng theo quy định của Thông tư này

Vì vậy, bạn nên làm hồ sơ theo quy định tại điều 7 của Thông tư này để hưởng trợ cấp, bồi thường tai nạn lao động và gửi lên công ty của bạn để được hưởng chế độ một cách tốt nhất.

Trân trọng./.

>> Tham khảo thêm nội dung:

3. Tư vấn điều kiện để nhận trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động ?

Kính chào Xin giấy phép, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Em đang điều trị ở bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh (điều trị vật lý trị liệu) về tai nạn lao động. Mà bệnh viện này không cho giấy nghỉ BHXH chỉ cho giấy chứng nhận đang điều trị và giấy chứng nhận ra viện.

Với 2 giấy tờ trên em có đủ điều kiện nhận được lương trợ cấp hàng tháng cho người bị tai nạn lao động không? Hay chỉ có giấy nghỉ bảo hiểm bệnh viện cho mới có điều kiện nhận lương trợ cấp hàng tháng đến khi người bị tai nạn điều trị ổn định ?

Em xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: A.T

Tư vấn thủ tục thành lập

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Xin giấy phép. Đối với trường hợp của bạn, tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:

Điều 14 quy định về hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

“1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động (mẫu số 05A-HSB).

3. Biên bản điều tra tai nạn lao động theo quy định.

4. Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) sau khi đã điều trị thương tật tai nạn lao động ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc giấy tờ khám, điều trị thương tật ban đầu đối với trường hợp điều trị ngoại trú.

5. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.

6. Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau:

6.1. Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông (bản sao).

6.2. Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội (bản sao).”

Theo quy định trên thì pháp luật không yêu cầu và không bắt buộc phải có giấy nghỉ bảo hiểm xã hội mới được giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động; nhưng cũng không đồng nghĩa với việc khi bạn có giấy chứng nhận đang điều trị và giấy chứng nhận ra viện là đã đủ điền kiện hưởng chế độ tai nạn lao động. Như vậy, hồ sơ trong trường hợp này bạn phải nộp đủ các giấy tờ theo quy định trên thì mới đủ điền kiện để được hưởng trợ cấp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

quy định:

Điều 42. Trợ cấp một lần

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Điều 43. Trợ cấp hằng tháng

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Trân trọng ./.

>> Tham khảo thêm:

4. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động ?

Thưa luật sư, em có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Bên em có một nhân viên, trong quá trình làm việc bỗng dưng cảm thấy chóng mặt, và té ngã xuống đất. Do lúc ngã nhân viên này dùng tay chống xuống đất nên bị gãy tay. Vậy trường hợp này có được xem là tai nạn lao động hay không?

Em rất mong nhận được lời tư vấn của bên luật sư. Xin cám ơn!

Điều kiện hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế đối với người bị tai nạn lao động ?

Luật sư tư vấn:

Điều 45 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:

Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Xin chào luật sư Tôi muốn hỏi bạn tôi bị tai nạn lao động nhưng do lỗi của bạn tôi nô đùa trong giờ làm việc. Vậy xin hỏi luật sư trường hợp của bạn tôi có được hưởng chế độ gì không. Và phải làm những thủ tục gì để giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động. Xin cảm ơn.

Khoản 4, 5 Điều 38 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:

4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

Ngoài ra, bạn của bạn có thể được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu đủ điều kiện hưởng theo Điều 45 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

Thưa luật sư, xin hỏi: tôi bị tai nạn lao động giám định thương tật mất 82% sức khỏe. Vậy tôi đc bảo hiểm xã hội cấp loại thẻ bảo hiểm nào. 100% hay 80%? Cảm ơn!

Điều 49 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:

Điều 49. Trợ cấp hằng tháng
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

Chào quý luật sư, tôi có vấn đề cần luật sư tư vấn. Tháng 7 năm 2009, trên đường đi công tác về chị tôi tránh con chó nên bị té xe chấn thương sọ não, phải điều trị dài hạn, di chứng suốt đời. Giám định y khoa, chị mất khả năng lao động vĩnh viễn. Hiện nay chị vẫn điều trị ngoại trú và được cơ quan trả lương chính theo hệ số lương trước khi bị tai nạn Chị sinh tháng 8 năm 1971 chưa đủ điều kiện . Nhờ các luật sư tư vấn giúp tôi cơ quan của chị tôi có trách nhiệm gì về kinh tế đối với chị tôi trong các trường hợp: Hưởng chế độ tai nạn lao động khi chưa về hưu trước tuổi Hưởng chế độ tai nạn lao động khi đã được về hưu trước tuổi Chưa hưởng chế độ tai nạn lao động

Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>> Tham khảo nội dung tư vấn:

5. Điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động là gì?

Thưa luật sư, xin hỏi: Để được hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì cần phải đáp ứng điều kiện gì? Cảm ơn!

Điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động là gì?

Luật sư tư vấn:

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Theo quy định, khi người lao động bị tai nạn lao động thì sẽ được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội; để được hưởng các khoản bồi thường và trợ cấp thì người lao động bị tai nạn lao động cần đáp ứng các điều kiện sau:

Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn theo quy định trên.

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;

b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;

Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;

b) Bị tai nạn lao động nhiều lần;

Tuy nhiên không phải trường hợp nào tai nạn lao động thuộc một trong các trường hợp trên cũng sẽ được hưởng tai nạn lao động, khi tai nạn lao động xảy ra thuộc một trong các trường hợp sau thì người lao động sẽ không được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động:

Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

6. Tư vấn điều kiện và mức hưởng tai nạn lao động đối với giáo viên ?

Thưa luật sư: Tôi là giáo viên, trong lúc đang làm đồ dùng dạy học thì xảy ra tai nạn lao động. Cụ thể là bị máy cắt đứt gân duỗi ngón 1 bàn chân trái; gân duỗi ngón 4, ngón 5 bàn tay trái; mất một phần xương mác, một phần xương đậu. Cho tôi hỏi: trong trường hợp này tôi được hưởng chế độ bảo hiểm như thế nào và có được hưởng phụ cấp gì vì giảm sút sức lao động hay không ?.

Tôi xin cảm ơn !

Tư vấn điều kiện và mức hưởng tai nạn lao động đối với giáo viên ?

Trả lời:

Theo Điều 43 quy định Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, xét trường hợp của bạn, bạn đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động theo luật định.

Theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định Hồ sơ hưởng tai nạn lao động như sau:

Điều 104. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.

3. Giấy ra viện sau khi đã điều trị tai nạn lao động.

4. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

5. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.

– Mức hưởng tai nạn lao động

“Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.”

– Căn cứ Điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị thương tật, bệnh tật như sau:

“1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.”

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn Pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *