Quy định chung về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Những lợi ích của quyền sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp là vô cùng to lớn và rất khó để đong đếm một cách chính xác. Nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ đối với người dân, đặc biệt là doanh nghiệp trong thời gian qua không ngừng tăng cao. xin giấy phép phân tích thêm một số vấn đề pháp lý liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ:

Mục lục bài viết

1. Quy định chung về bảo vệ ?

Điều 5.A.1.1: Quyền tự bảo vệ (Điều 198, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Chương này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Phần này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 5.A.2.1 của Phần này và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Quy định chung về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ?

Điều 5.A.1.2: Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

(Điều 199, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, ­­có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.

2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Phần này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 5.A.1.3: Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

(Điều 200, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

2. Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

3. Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

4. Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.

Điều 5.A.1.4: Giám định về sở hữu trí tuệ

(Điều 201, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

1. Giám định về sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

2. Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư, trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam đáp ứng các điều kiện sau đây được thực hiện hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ:

a) Có nhân lực, cơ sở vật chất – kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động giám định theo quy định của pháp luật;

b) Có chức năng thực hiện hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;

c) Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức ủy quyền có Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ.

3. Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ:

a) Là công dân Việt Nam, có năng lực đầy đủ;

b) Thường trú tại Việt Nam;

c) Có phẩm chất đạo đức tốt;

d) Có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp thẻ giám định, đã qua thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đó từ năm năm trở lên và đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định.

4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có quyền trưng cầu giám định về sở hữu trí tuệ khi giải quyết vụ việc mà mình đang thụ lý.

5. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền yêu cầu giám định về sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

6. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam:

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư sở hữu trí tuệ, gọi:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan:

2. Sở hữu trí tuệ là một trong những tài sản kinh doanh quý báu

Tài sản trí tuệ là tài sản quý của mỗi doanh nhân, bao gồm những sản phẩm trí tuệ có giá trị thương mại và được cấp quyền sở hữu hợp pháp của chủ doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên. Ví dụ về sản phẩm trí tuệ bao gồm sản phẩm mới và tên sản phẩm, phương pháp sản xuất mới, quy trình sản xuất mới, chương trình khuyến mại mới, hoặc một kiểu dáng mới.

Hàng rào hay những chiếc khóa không thể bảo vệ được những tài sản vô hình. Do đó, bằng sáng chế, bản quyền và nhãn hiệu là công cụ để ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh trục lợi từ những ý tưởng của cá nhân hoặc doanh nghiệp.

Bảo vệ tài sản trí tuệ là quyết định rất thực tế của doanh nghiệp. Thời gian và tiền bạc bỏ ra để đầu tư hoàn thiện một ý tưởng có thể sẽ bằng không nếu những đối tượng khác bắt chước. Đối thủ cạnh tranh có thể đặt mức giá thấp hơn vì họ không phải trả các chi phí đầu tư ban đầu. Mục đích của luật sở hữu trí tuệ là khuyến khích đổi mới sáng tạo bằng cách dành cho những người sáng chế khoảng thời gian nhất định để kiếm lời từ những ý tưởng mới của họ và hoàn vốn đầu tư phát triển.

Quyền sở hữu trí tuệ có thể được mua, bán, cấp phép hoặc cho biếu tự do. Một số doanh nghiệp có thể kiếm hàng triệu đô-la từ việc cấp phép hoặc bán các bằng sáng chế hoặc nhãn hiệu của họ.

Tất cả các doanh nhân cần nhận thức rõ về quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ những tài sản này trên thị trường toàn cầu. Luật sư sở hữu trí tuệ có thể cung cấp thông tin và tư vấn về lĩnh vực này.

Luật sư tư vấn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ?

Các hình thức sở hữu trí tuệ chính bao gồm:

Bằng phát minh sáng chế: Bằng này cho phép người phát minh có quyền cấm những người khác không được sản xuất, sử dụng, rao bán hoặc bán một ý tưởng sáng tạo trong một khoảng thời gian nhất định – ở hầu hết các quốc gia, tối đa là 20 năm. Khi thời hạn này kết thúc, bằng sáng chế thuộc sở hữu chung và bất kỳ ai cũng có thể sử dụng.

Bản quyền: Bản quyền bảo vệ các tác phẩm sáng tạo nguyên bản của các tác giả, nhạc sỹ, nhà soạn kịch, … Nhìn chung, bản quyền không bảo hộ ý tưởng mà bảo hộ hình thức của ý tưởng – ghi âm, sách, các chương trình máy tính hoặc kiến trúc. Chủ sở hữu bản quyền được độc quyền khai thác tác phẩm, các tác phẩm phái sinh, phân phối bản sao tác phẩm, trình diễn hoặc trưng bày tác phẩm công khai.

Bí mật thương mại: Bí mật thương mại bao gồm tri thức được giữ bí mật để có lợi thế trong kinh doanh. Joseph S. Iandiorio, một trong những người sáng lập công ty luật sở hữu trí tuệ Iandiorio và Teska, đã giải thích: “danh sách khách hàng, nguồn cung vật tư quý hiếm hoặc nguồn cung có giá thấp hơn hoặc giao hàng nhanh hơn có thể là bí mật kinh doanh. Chắc chắn tất cả những quy trình, công thức, thủ thuật bí mật, bí quyết sản xuất, kế hoạch quảng cáo, chương trình tiếp thị và kế hoạch kinh doanh đều có thể được bảo hộ”.

Các bí mật thương mại thường được bảo hộ bởi các hợp đồng hoặc thỏa thuận không tiết lộ. Ngoài ra không còn hình thức bảo hộ pháp lý nào khác. Bí mật thương mại nổi tiếng nhất là công thức sản xuất Coca-Cola, đã có trên 100 năm tuổi!

Các bí mật thương mại chỉ có giá trị nếu thông tin chưa bị tiết lộ. Không có biện pháp bảo hộ trước những phát kiến bằng biện pháp công bằng như vô tình tiết lộ, kỹ thuật đảo ngược, hoặc phát minh độc lập.

Nhãn hiệu: Nhãn hiệu bảo hộ các biểu tượng, ngôn từ hoặc kiểu dáng được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp để chỉ dẫn nguồn gốc hàng hóa và phân biệt hàng hóa này với hàng hóa khác. Ví dụ hãng máy tính Apple sử dụng hình ảnh quả táo bị cắn dở và biểu tượng ®, có nghĩa đây là nhãn hiệu đã được đăng ký. Tương tự như vậy, nhãn hiệu dịch vụ xác định nguồn gốc của một dịch vụ. Nhãn hiệu và nhãn hiệu dịch vụ trao quyền cho một doanh nghiệp ngăn chặn những kẻ khác sử dụng một nhãn hiệu tương tự, dễ gây nhầm lẫn.

Ở hầu hết mọi quốc gia, nhãn hiệu phải đăng ký mới có hiệu lực và phải được gia hạn mới có hiệu lực. Tuy nhiên, nhãn hiệu có thể được gia hạn vô số lần. Người tiêu dùng sử dụng các nhãn hiệu để tìm hàng hóa của một công ty nào đó mà họ đặc biệt thích – ví dụ, búp bê Barbie hay xe ô tô Toyota. Khác với bản quyền hoặc bằng sáng chế sẽ hết hạn ở một thời điểm nào đó, nhãn hiệu của doanh nghiệp càng lâu càng có giá trị hơn.

Ở hầu hết mọi quốc gia, nhãn hiệu phải đăng ký mới có hiệu lực và phải được gia hạn mới có hiệu lực. Tuy nhiên, nhãn hiệu có thể được gia hạn vô số lần. Người tiêu dùng sử dụng các nhãn hiệu để tìm hàng hóa của một công ty nào đó mà họ đặc biệt thích – ví dụ, búp bê Barbie hay xe ô tô Toyota. Khác với bản quyền hoặc bằng sáng chế sẽ hết hạn ở một thời điểm nào đó, nhãn hiệu của doanh nghiệp càng lâu càng có giá trị hơn.

(MINH KHUE LAW FIRM: Biên tập)

3. Những bất cập khi tiến hành bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là một trong những cơ sở căn bản của nền kinh tế hiện đại. Thế nhưng, hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu chứng tỏ rằng, thực tế của việc bảo vệ quyền tác giả (bản quyền) đối với các tác phẩm lại mâu thuẫn với một số quyền khác (thí dụ như quyền tự do phát biểu ý kiến).

Thêm vào đó, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhất loại đang làm cản trở nghiêm trọng sự phát triển của khoa học và văn hóa. Hiện nay, theo quan điểm của website Wasprofile, chỉ còn mạng Internet là “lãnh thổ tự do” cuối cùng.

Lợi…

Nguyên tắc hoạt động của bản quyền dựa trên “luân lý” đơn giản: “Nếu anh không thể bảo vệ cái thuộc về anh thì có nghĩa là cái đó không thuộc về anh”. Nền công nghiệp có bản quyền có vai trò cực kỳ to lớn trong nền kinh tế Mỹ.

>>

Theo đánh giá của Bộ Thương mại Mỹ, những lĩnh vực kinh tế của nước này, bảo vệ các sản phẩm của mình bằng bản quyền, chiếm tới 5% tổng sản phẩm nội địa (GDP). Đây là một trong những lĩnh vực xuất khẩu béo bở nhất của Mỹ và mang về những khoản lợi nhuận từ thị trường bên ngoài nước Mỹ lớn hơn cả nông nghiệp và công nghiệp chế tạo xe hơi.

Hơn thế nữa, tốc độ tạo ra những chỗ làm mới trong công nghiệp có bản quyền cao gấp ba lần so với trong các thành phần còn lại của nền kinh tế Mỹ.

Ông Jack Valenti, Chủ tịch Hiệp hội những người sản xuất phim của Mỹ, một trong những “chiến sĩ” đấu tranh nhiệt thành nhất cho bảo vệ bản quyền, cho rằng, việc xâm phạm bản quyền mỗi năm đã gây cho những nhà sản xuất phim Mỹ thiệt hại lên tới, theo những đánh giá khiêm nhường nhất, hơn 3 tỉ USD. Theo số liệu của Công ty tư vấn Viant, mỗi ngày thông qua mạng Internet đã download một cách bất hợp pháp tới 350 nghìn bộ phim…

Bản quyền – đó là hình thức bảo vệ sở hữu trí tuệ. Bản quyền được có không phải theo sơ đồ nhận bằng sáng chế. Quá trình đăng ký bằng sáng chế phức tạp và rối rắm. Còn theo luật bản quyền của Mỹ, bản quyền lập tức được có sau khi hoàn thành công việc sáng tạo ra tác phẩm, sản phẩm, không phụ thuộc vào nơi cũng như thời điểm công bố tác phẩm hay phổ cập sản phẩm đó và cả vào việc liệu có công bố hay phổ cập chúng hay không.

Bản quyền cũng không phụ thuộc vào việc tác giả của nó có hay không. Mặc dầu vậy, cơ quan bản quyền Mỹ vẫn sẵn sàng đảm nhận dịch vụ đăng ký bản quyền và việc này trong trường hợp có kiện tụng có thể xác minh tính hợp pháp của quyền sở hữu trí tuệ cho các tác giả.

Nói chung, không cần bất cứ một sự cho phép nào để tác giả có thể sử dụng dấu bản quyền. Bản quyền bảo vệ các tác phẩm văn học, âm nhạc, vũ đạo, kiến trúc, các tác phẩm nhiếp ảnh, các trò chơi… Tác phẩm nào cũng được bảo vệ bằng bản quyền cũng như bất cứ một phần tác phẩm nào cũng không thể được sử dụng nếu không được chủ sở hữu cho phép.

…Bất cập hại?

Tuy thế, các ý tưởng, trình tự, quá trình hay nguyên tắc… đều không được có bản quyền. Bởi lẽ, nếu việc cấm sử dụng ý tưởng này hay ý tưởng khác sẽ khiến nhân loại không thể sử dụng những ý tưởng đó để trên cơ sở của chúng, xây dựng những sản phẩm độc đáo và mới mẻ.

Tổ chức tư vấn IPWatchdog minh họa nguyên tắc này bằng thí dụ sau: Một cuốn tiểu thuyết về chiến tranh thế giới thứ hai có thể được bảo vệ bằng bản quyền nhưng bản thân ý tưởng sáng tác các tiểu thuyết mới về chủ đề này không thể được bảo vệ bằng bản quyền.

Luật về bản quyền quy định, những tác phẩm được bảo vệ bằng bản quyền có thể được sử dụng để phê bình, bình luận, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, để giảng dạy cũng như để cho các nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, tác phẩm phải được sử dụng một cách trung thực, theo một loạt những quy tắc mà một trong số đó là: Phải chỉ rõ nguồn tư liệu cụ thể và mỗi một trích dẫn trực tiếp không được quá hai khổ trong nguyên bản.

Trong thực tế hiện nay, bản quyền đôi khi lại dẫn tới những mâu thuẫn không dễ chịu. Ban nhạc The Verve khi thu một trong những bài hát ăn khách của mình đã sử dụng nét nhạc của các “trưởng lão nhạc rock” Rollling Stones và không hề giấu giếm điều này. Thế nhưng, họ đã phải trả 100% thù lao tác giả từ bài hát đó vào ví của Rolling Stones.

Những nhà soạn nhạc ít tên tuổi đã mất nhiều năm để giành lấy quyền tác giả của mình trên công đường đối với những ca khúc phổ cập rộng rãi trên trường quốc tế như Lambada và Makarena.

Những người sở hữu bản quyền tiểu thuyết nổi tiếng “Cuốn theo chiều gió” của nữ văn sĩ Mỹ Margaret Mitchell đã phong tỏa việc công bố tiểu thuyết “Và gió đã cuốn họ đi” viết về chuyện đời của Scarlett O’Hara từ góc nhìn của những người nô lệ da đen chỉ vì trong cuốn tiểu thuyết mới đó sử dụng mạch chuyện và những nhân vật do Margaret Mitchell sáng tạo nên.

Khá nhiều những tác giả ít tên tuổi liên tục lôi những nhà văn danh tiếng ra toà với lời buộc tội là “ăn trộm” cốt truyện trong những tác phẩm không được mấy ai biết tới của họ.

Những vụ việc tương tự cũng có lúc xảy ra giữa các hãng sản xuất chương trình: Cuối những năm 90 của thế kỷ trước, Microsoft đã đồng ý trả cho Apple một khoản tiền bồi thường không nhỏ vì đã sử dụng một phần ý tưởng của Apple khi viết ra chương trình Windows…

Trong thực tế không một tác giả nào có thể hoàn toàn tin tưởng vào việc tác phẩm của mình lại không thể bị “đổ tiếng” đạo văn vì đã từng có một cái gì đó tương tự từng được sáng tạo ra vài ba chục năm về trước. Nguyên nhân của việc này nằm ở thời hạn hiệu lực kéo dài của bản quyền.

Trước đây, luật pháp Mỹ quy định thời hạn của bản quyền có hiệu lực là 14 năm nhưng cũng có thể được kéo dài thêm, thậm chí tới vô thời hạn. GS luật học Lawrence Lessig ở Đại học Stanford, tác giả cuốn sách “Tương lai của ý tưởng” đã thống kê được rằng, trong 40 năm gầy đây, Quốc hội Mỹ đã gia tăng thời hạn có hiệu lực của bản quyền 11 lần.

Năm 1998, khi Quốc hội Mỹ làm việc này lần cuối cùng (thông qua luật Copyright Term Extension Act), đã quy định: Bản quyền đối với các tác phẩm được duy trì trong suốt cuộc đời tác giả cộng thêm 70 năm nữa. Điều này có nghĩa là sẽ có thêm những kho tàng thông tin lại tiếp tục bị cách ly khỏi xã hội.

Quyết định trên của Quốc hội đã bị kiện ra tòa nhưng năm 2003, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã khẳng định lại tính hợp hiến của nó. GS Lessig đã trở thành người lãnh đạo tinh thần khởi xướng ra nhóm trí thức Mỹ với tên gọi tượng trưng là Copy Left.

Cụm từ này có thể hiểu theo hai cách: Hoặc là bản quyền phụ, hoặc là quên đi bản quyền. Cụm từ này đã được các nhà lập chương trình dùng đầu tiên để nói lên ý: một phần của mật trình do họ viết ra có thể được sử dụng tùy ý bởi bất kỳ ai muốn thế.

Theo quan điểm của những người ủng hộ GS Lessig, các tác giả bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm của mình hoàn toàn đã được đền bù đầy đủ trong 14 năm. Tuy nhiên, đội quân hăng hái nhất ủng hộ quan điểm kéo dài tối đa thời gian có hiệu lực của quyền tác giả lại là những người thừa kế của các tác giả cũng như các công ty bằng cách này hay cách khác đã đoạt được quyền sở hữu di sản của các tác giả.

GS Lessig cho rằng, nhìn từ góc độ vật chất có thể hiểu được ham muốn của những người thừa kế bản quyền muốn kéo dài tối đa hiệu lực của nó, nhưng vì thế mà cả nhân loại sẽ bị thiệt hại.

Cũng tư duy như thế là hai nhà kinh tế học Michele Boldrin và David Levine, tác giả sách “Phản bác độc quyền trí tuệ” (Against Intellectual Monopoly). Michele Boldrin và David Levine cho rằng, chỉ có thể có được tiến bộ công nghệ và trí tuệ nếu từ bỏ nguyên tắc bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Bởi lẽ, bản quyền và bằng phát minh không phải là bộ phận cấu thành của cơ chế cạnh tranh tự nhiên. Những thứ này chỉ là sản phẩm tư pháp và xuất hiện do những hoạt động của các thủ lĩnh thị trường đắc lợi nhờ thu hẹp cạnh tranh.

Ai cũng biết rằng, hệ lụy của bất cứ một hành vi độc quyền nào cũng dẫn tới tăng giá hàng hóa và đình trệ kinh tế, suy giảm cách tân và hiện tượng chỉ nhu cầu của một bộ phận xã hội được thỏa mãn chứ không phải của cả xã hội. Chính vì thế nên để nhân loại có thể phát triển tốt, cần nếu không là từ bỏ hoàn toàn việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thì cũng phải tiến hành cải tổ một cách căn bản và rộng khắp trong lĩnh vực này.

Hai tác giả Michele Boldrin và David Levine đã củng cố tư tưởng trên của họ bằng một loạt những dẫn chứng điển hình. Thí dụ như những nhà sáng chế vĩ đại trong quá khứ, như người từng sáng chế ra đầu máy hơi nước James Watt và hai anh em nhà Orville & Wilbur Wright làm ra chiếc máy bay đầu tiên từng được biết tới không chỉ bởi các thành tựu khoa học kỹ thuật của mình mà còn với tư cách những doanh nhân phát tài bằng cách liên tục cản trở những người khác cải tiến những sáng chế của họ và hạ giá thành các sản phẩm làm ra.

Như vậy có nghĩa là, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không hề dẫn tới sự phổ cập những ý tưởng mới và giúp làm gia tăng lợi nhuận mà ngược lại, đã làm đình trệ công nghệ và nhiễu loạn tài chính (trong hàng loạt các trường hợp chính các nhà sáng chế cũng bị thiệt hại nghiêm trọng vì thế).

Một câu chuyện tương tự cũng xuất hiện trong lĩnh vực văn hóa. Thí dụ như trong thế kỷ XIX, các tác phẩm văn học Anh đã có một sức phổ cập khổng lồ ở Mỹ và có mặt trong tất cả các sách giáo khoa phổ thông, dẫu rằng cũng trong thời gian đó đang có những tên tuổi lớn trong các nền văn học Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Nga và tác phẩm của họ cũng được dịch rất nhanh ra tiếng Anh, nhưng lại không được người Mỹ để ý tới một cách xứng đáng.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do các ông chủ xuất bản ở Mỹ đã không hề quan tâm tới việc bảo vệ quyền tác giả của các nhà xuất bản và những người làm văn học Anh và đã làm tràn ngập thị trường bằng vô số những sách văn học Anh rất dễ kiếm.

Theo quan điểm của Michele Boldrin và David Levine, mỗi một giai đoạn trong lịch sử, được gọi là bước nhảy vọt về công nghệ, đều chỉ diễn ra khi không có cái gọi là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Xảy ra gần đây nhất hiện tượng này là trong quá trình xây dựng mạng Internet – cho tới hôm nay, những sản phẩm công nghệ mới mẻ nhất được đưa ra thị trường bởi những công ty không để tâm tới việc bảo vệ quyền tác giả của mình.

Cuốn sách “Phản bác độc quyền trí tuệ” không phải là nghiên cứu đầu tiên mà các tác giả của nó nêu ra quan điểm phản bác độc quyền sở hữu trí tuệ. Vài năm trước đây, một luật gia người Mỹ tên là Stephan Kinsella đã công bố cuốn sách “Phản bác sở hữu trí tuệ” (Against Intellectual Property).

Bản chất các lập luận của tác giả sách như sau: Mỗi một công dân trên hành tinh chúng ta đều mặc nhiên phải bỏ tiền túi của mình ra để trả cho những sáng chế và quyền tác giả của ai đó: Thí dụ, tỉ lệ tương ứng đó đã được đưa ra giá thành của tuyệt đại đa số các loại hàng hóa – từ các chương trình computer tới các loại thuốc chữa bệnh hay rượu vang.

Mà của đáng tội, tỉ lệ đó luôn lớn quá mức hợp lý và thực chất lại không được cho vào túi của những người đã nghĩ ra các ý tưởng mới mà lại rơi vào tay những cơ cấu chuyên về .

Thí dụ, việc phổ cập mạng Internet và các công nghệ truyền thông đã dẫn tới hiện tượng lan tràn âm nhạc và phim ảnh nên các hãng phim và các hãng băng đĩa đã phải bỏ ra nhiều tỉ USD để bảo vệ các sản phẩm của mình và việc này dẫn tới nâng giá các sản phẩm được bán công khai lên cao quá mức

(: Biên tập)

4. Đăng ký sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực xuất bản

DOANH NHÂN – Từ năm nay, các tập đoàn xuất bản nước ngoài được tổ chức tự phát hành sách của mình thông qua một công ty mở tại Việt Nam. Khi đó, không cần bán tác quyền họ vẫn có thể tổ chức dịch, phát hành trên toàn Việt Nam. Lĩnh vực xuất bản vốn rất nhạy cảm với vấn đề sở hữu trí tuệ. Luật thì đã có từ lâu. Nhưng thực tế, tình hình vi phạm bản quyền trong lĩnh vực này vẫn chưa được cải thiện là bao!

Những kẽ hở … “đau”

Năm 2008, vụ tranh chấp về quyền tài sản giữa công ty Phan Thị và công ty Lê Linh đối với hình vẽ nhân vật Long Tinh trong bộ truyện tranh Long Thánh khi bộ sách này được công bố đã khiến dư luận chú ý. Xuất phát từ cùng một tác giả là họa sĩ Lê Linh, hai mẫu hình nhân vật truyện tranh: Trạng Tý (trong “Thần đồng đất Việt” của công ty Phan Thị) và Long Tinh (trong “Long Thánh”của công ty Lê Linh) được cáo buộc là có những nét giống nhau, với đơn khiếu kiện từ Phan Thị cho rằng: Lê Linh đã sử dụng hình ảnh Trạng Tý để làm ra tác phẩm phái sinh là Long Tinh. Theo pháp luật về sở hữu trí tuệ, đây là hành vi vi phạm quyền tài sản đối với công ty Phan Thị. Tuy nhiên, phía Lê Linh lại cho rằng, do cùng một tác giả nên Long Tinh chỉ giống Trạng Tý về phong cách vẽ, và hình mẫu Long Tinh cũng đã được đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả.
Ở khía cạnh khác, khi có một vụ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ xảy ra, phía nguyên đơn còn có thể khiếu kiện theo các điều luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Luật cạnh tranh. Trong khi đó, theo giáo sư, tiến sĩ, luật sư Nguyễn Vân Nam thì Luật cạnh tranh của Việt Nam không định nghĩa thế nào là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Điều này tạo ra khả năng các bên bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vì quyền lợi liên quan đến kinh doanh sẽ sử dụng Luật Cạnh tranh để kiện bên vi phạm.
Trong khi đó, Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam cũng có những chỗ chưa chặt chẽ, chẳng hạn không nêu ra định nghĩa về “chủ sở hữu quyền tác giả”, trong khi đó Luật quy định quyền tác quyền tài sản. Luật lại cũng không định nghĩa thế nào là quyền tài sản, mà chỉ quy định 6 loại hình quyền tài sản. Điều này khiến cho trong một số trường hợp, các đồng tác giả xung đột nhau về quyền tài sản, về vai trò chủ sở hữu quyền tác giả mà không biết dựa vào điều luật nào để được bảo hộ.

>>

Thực thi yếu, hội nhập kém

Trong khi Luật sở hữu trí tuệ được áp dụng và có vai trò quan trọng trong xuất bản, việc bảo đảm thực thi luật này trong giới làm sách lại tỏ ra rất mong manh. Bằng chứng là số lượng các vụ in lậu, vi phạm tác quyền lẫn nhau vẫn không giảm, tính chất các vụ vi phạm cũng cho thấy Luật chưa chế tài được. Cuối năm 2008, Nhà xuất bản Trẻ đã công khai họp báo và công bố 47 đầu sách bị in lậu từ năm 2007 đến năm 2008 mà “không có cách nào ngăn cản nổi”. Sẽ trở nên vu vơ khi Luật quy định các điều khoản vi phạm và mức chế tài, nhưng trong thực tế những hành vi phạm luật xảy ra liên tục, thậm chí lặp lại nhiều lần ở một đơn vị cụ thể vẫn không bị chế tài đủ để không tái phạm. Chỉ đơn cử một đơn vị như Nhà xuất bản Trẻ, với 47 đầu sách bị in lậu như thế, làm thiệt hại hàng tỷ đồng cho chủ sở hữu, làm thất thu thuế đối với Nhà nước, và đánh lừa bạn đọc khi lượng lớn sách giả như vậy tung ra thị trường, mà không có biện pháp nào ngăn chặn hiệu quả.

Bản thân lãnh đạo và cán bộ của Nhà xuất bản đã phải nhiều lần cải trang, lần mò tới tận cơ sở in sách lậu để “bắt tận tay”và báo cơ quan chức năng nhờ can thiệp nhưng sau đó mọi chuyện vẫn không thay đổi được gì, sách lậu vẫn cứ tiếp tục xuất hiện ngoài thị trường. Như vậy, xã hội đang gánh chịu một tệ nạn lẽ ra đã được giải quyết bằng Luật sở hữu trí tuệ.

Và như vậy, Luật Sở hữu trí tuệ tuy vẫn hiện diện nhưng chưa sống được trong đời sống người dân. Đến nay, thị trường xuất bản của Việt Nam còn quá nhỏ bé, nếu tính ở số lượng in 1.000 – 2.000 bản trên mỗi đầu sách. Đây là điều bất lợi trong các thương vụ giao dịch tác quyền giữa những đơn vị làm sách trong nước với các công ty nước ngoài. Bên cạnh đó, các nước trong khu vực biết rằng, Việt Nam vẫn là một thị trường xuất bản cần chấn chỉnh về sở hữu trí tuệ. Lộ trình mở cửa lĩnh vực phát hành sách sẽ khiến ngành xuất bản Việt Nam khó khăn hơn khi các tập đoàn nước ngoài hiện diện nhiều hơn và giám sát kỹ hơn việc sử dụng và kinh doanh các sản phẩm trí tuệ của họ.

Lẽ ra, Luật Sở hữu trí tuệ phải có tác dụng giúp các đơn vị xuất bản trong nước phát huy ý tưởng, tăng sức cạnh tranh với bên ngoài, tạo cơ hội xuất khẩu và hội nhập với ngành xuất bản của các nước. Thế nhưng, trên thực tế giới làm sách trong nước hiện lại đang phải loay hoay đối phó nhau trong các vụ vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ ở trong nước.

(: Biên tập)

5. Hướng dẫn cách chống vi phạm sở hữu trí tuệ

Với hơn 10 năm kinh nghiệm xử lý các vụ việc về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Luật sư Bạch Thanh Bình (Văn phòng Luật sư Phạm và liên danh) đưa ra lời khuyên tưởng chừng như ai cũng biết, nhưng chưa nhiều người thực hiện được… Những thiệt hại của doanh nghiệp do bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là rất lớn, nhưng lại rất khó đong đếm cụ thể và hành trình đi “đòi” sự công bằng trong lĩnh vực này cũng rất gian nan, đòi hỏi sự kiên trì và khả năng tài chính.

Muôn hình vạn trạng vi phạm

Theo ước tính của các chuyên gia, thị trường Việt Nam mỗi năm tiêu thụ khoảng 1 triệu xe gắn máy “cỏ”, trong số này có tới 50% là xe… nhái Honda! Thiệt hại cho chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp hẳn là rất lớn, nhưng khó định lượng; còn thiệt hại cho người tiêu dùng thì rất rõ và cũng không hề nhỏ. Trong một vụ việc đang được tiến hành điều tra tại tỉnh Nam Định, gần 2.000 chiếc xe Wave Alpha “nhái” đã được tiêu thụ. Giá thành xuất xưởng của những chiếc xe này chỉ khoảng 5,5 triệu đồng/chiếc, sau khi được “phù phép” bằng một số chi tiết nhựa và tem nhãn giả, mỗi chiếc xe đến tay người tiêu dùng với giá không dưới 13 triệu đồng! Trừ đi các , những kẻ kinh doanh bất chính đã ung dung bỏ túi chừng 7 triệu đồng/chiếc xe, cao hơn cả giá thành sản phẩm.

Thế nhưng không phải chỉ có các mặt hàng có giá trị lớn mới bị vi phạm bản quyền SHTT. Từ chiếc xe máy, thời trang hàng hiệu, phần mềm vi tính cho đến chiếc kẹo mút ưa thích của trẻ em đều là đối tượng bị dòm ngó, xâm phạm. Chủ nhãn hiệu Gucci mỗi năm cũng có tới 50 lần phải cầu viện tới các luật sư. Các hãng nước ngoài dày dạn kinh nghiệm thương trường như Kimberly – Clark (trụ sở chính tại Mỹ, bán sản phẩm tại 150 thị trường trên thế giới) hay Perfetti van Melle (nhà sản xuất đồ ngọt lớn thứ 6 trên thế giới, trụ sở chính tại Italia) cũng đều phải ngậm ngùi vì hàng nhái.

Tuy thế, việc xử lý các vụ vi phạm này không đơn giản. Một lý do quan trọng là đội ngũ cán bộ thực thi (bao gồm rất nhiều lực lượng, từ quản lý thị trường, hải quan, công an kinh tế…) không hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, hàng nhái được làm ở “khắp chợ cùng quê”. Một cán bộ C15 kể chuyện thật như đùa: xe của cơ quan chức năng đi kiểm tra một cơ sở sản xuất diêm nhái tại một làng ở Bắc Ninh đã bị rất đông… trẻ em ra cản đường. Trên đường vào làng, họ tiếp tục gặp nhiều “chướng ngại vật” khác. Hệ quả là khi đến nơi chẳng còn dấu vết nào khả dĩ kết luận được hành vi làm nhái! Tuy biết chắc những chiếc kẹo mút Chupa Chups (nhãn hàng đang được ưa chuộng của Perfetti) đang bị “nhái” ở làng nghề bánh kẹo La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nhưng “bắt tận tay, day tận cánh” đã rất khó khăn, nói gì đến việc bắt các hộ sản xuất ở đây bồi thường theo luật định – đại diện Perfetti có lần than thở. Cũng vì thế mà không nhiều doanh nghiệp kiên trì và có khả năng theo đuổi hành trình bảo vệ sự công bằng cho chính mình.

Luật sư tư vấn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ?

Quân tử phòng thân…

Cùng với quá trình hội nhập và sự hoàn thiện môi trường luật pháp, ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm hơn đến việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Đăng ký SHTT là việc đầu tiên cần làm, nhưng chưa đủ. Luật sư Bình ví von: “SHTT giống như biển số xe máy, đã được cấp rồi, nhưng nếu sơ xảy thì xe máy vẫn có thể bị đánh cắp”. Cơ sở võng xếp Duy Lợi là một trong những đơn vị tiên phong trong việc đăng ký bản quyền SHTT và “dám” đâm đơn kiện ở Tòa nước ngoài khi bị doanh nghiệp khác “hớt tay trên” bản quyền sáng chế của mình. Tuy rút cuộc Duy Lợi đã đòi được sự công bằng, nhưng theo Luật sư Bình, Duy Lợi lẽ ra đã không vất vả, tốn kém đến thế nếu họ chọn đúng cách “phòng thân”. Ông bình luận: “Mấu chốt làm nên thành công của sản phẩm Duy Lợi là giải pháp kỹ thuật khớp nối cho phép gấp – mở sản phẩm, lẽ ra nếu đăng ký bản quyền sáng chế thì các doanh nghiệp nước ngoài chắc đã không dám ngang nhiên copy để đi đăng ký ở nước họ; nhưng ban đầu Duy Lợi lại chỉ đăng ký kiểu dáng. Doanh nghiệp cần lựa chọn được giải pháp đúng, muốn vậy họ cần được tư vấn chính xác”. Một điều đáng mừng cho những người có tài sản SHTT là dự thảo sửa đổi Luật SHTT tới đây miễn cho chủ SHTT khá nhiều “gánh nặng” khi họ yêu cầu bảo vệ bản quyền SHTT của mình. Theo đó, doanh nghiệp bị xâm phạm về SHTT chỉ cần chứng minh được hành vi cố ý xâm phạm bản quyền SHTT của họ là sẽ được thụ lý giải quyết theo trình tự hành chính (thay vì phải tự gửi thông báo tới đối tượng vi phạm và chờ đợi một khoảng thời gian để đối tượng “khắc phục khuyết điểm” như luật hiện hành).

Bên cạnh đó, một cách làm khôn ngoan khác để “bổ túc” kiến thức về SHTT là tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức cho các lực lượng thực thi pháp luật về SHTT, các đại lý, đối tác kinh doanh. Năm 2008, Microsoft – doanh nghiệp bị vi phạm bản quyền SHTT ở hầu hết mọi quốc gia trên thế giới – đã tổ chức các cuộc hội thảo rộng rãi ở cả 3 miền về vấn đề này. Đây cũng là cách làm mà Công ty Honda lựa chọn.

Thế nào là người tiêu dùng thông minh?

Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề từ gốc rễ, các doanh nghiệp tha thiết mong mỏi người tiêu dùng chung tay góp sức. Vì sao ở các nước đang phát triển nạn vi phạm SHTT lại phổ biến đến như vậy? LS Bình đặt câu hỏi. Và ông trả lời: “Đó là vì tâm lý thích dùng hàng rẻ của người tiêu dùng. Rất nhiều người biết họ không thể mua đồ Gucci thật với giá vài trăm ngàn đồng một sản phẩm, nhưng họ vẫn thích sở hữu những thứ mang nhãn mác Gucci. Khi thấy có thị trường, dĩ nhiên sẽ có người làm”. Cái lợi trước mắt (giá rẻ) thì thấy rõ, nhưng liệu đó có phải là thói quen tiêu dùng thông minh?

Chưa đề cập đến chuyện chất lượng của hàng “nhái” (sẽ được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật khác), nhưng nhiều tập đoàn nước ngoài có sự phân biệt khá rõ trong chính sách về giá sản phẩm đối với các thị trường mà tình trạng vi phạm SHTT còn phổ biến. Được biết, tại Thái Lan, sau khi ghi nhận những nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước trong việc ngăn chặn tình trạng sử dụng phần mềm sao chép, Microsoft đã có chính sách giảm giá đáng kể cho đối tượng học sinh, sinh viên sử dụng sản phẩm chính hãng, đồng thời vận động tài trợ để giảm giá cho một số đối tượng khác sử dụng phần mềm của họ không vì mục đích lợi nhuận.

Có lẽ đã đến lúc khái niệm “người tiêu dùng thông minh” cần có sự điều chỉnh theo hướng phù hợp hơn với một xã hội pháp quyền.

(MINH KHUE LAW FIRM: Biên tập)

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *