Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ ?

Giống cây trồng là một trong những đối tượng được đăng ký quyền sở hữu theo quy định của Luật Sở hữu Trí tuệ của Việt Nam. Vậy, thủ tục và quy trình thực hiện việc đăng ký giống cây trồng mới được quy định như thế nào ? xin giấy phép tư vấn cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Điều kiện bảo hộ đối với giống cây trồng

Điều 158 quy định: Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.

1. Tính mới của giống cây trồng:

Điều 159 quy định: Giống cây trồng được coi là có tính mới nếu vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó chưa được người có quyền đăng ký hoặc người được phép của người đó bán hoặc phân phối bằng cách khác nhằm mục đích khai thác giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký một năm hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký sáu năm đối với giống cây trồng thuộc loài thân gỗ và cây nho, bốn năm đối với giống cây trồng khác.

2. Tính khác biệt của giống cây trồng:

Điều 160 Luật sửa đổi, bổ sung LSHTT 2005 quy định:

Giống cây trồng được coi là có tính khác biệt nếu có khả năng phân biệt rõ ràng với các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn hoặc ngày ưu tiên nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên.

Giống cây trồng được biết đến rộng rãi quy định tại khoản 1 trên này là giống cây trồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống đó được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường ở bất kỳ quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ;

b) Giống cây trồng đã được bảo hộ hoặc đưa vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào;

c) Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký bảo hộ hoặc đơn đăng ký vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơn này không bị từ chối.

3.Tính đồng nhất của giống cây trồng:

Giống cây trồng được coi là có tính đồng nhất nếu có sự biểu hiện như nhau về các tính trạng liên quan, trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số tính trạng cụ thể trong quá trình nhân giống – Điều 161 LSHTT 2005.

4. Tính ổn định của giống cây trồng:

Giống cây trồng được coi là có tính ổn định nếu các tính trạng liên quan của giống cây trồng đó vẫn giữ được các biểu hiện như mô tả ban đầu, không bị thay đổi sau mỗi vụ nhân giống hoặc sau mỗi chu kỳ nhân giống trong trường hợp nhân giống theo chu kỳ – Điều 162 LSHTT 2005.

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

2. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đối với giống cây trồng ?

1. Trường hợp có từ hai người trở lên độc lập nộp đơn đăng ký bảo hộ vào các ngày khác nhau cho cùng một giống cây trồng thì Bằng bảo hộ giống cây trồng chỉ có thể được cấp cho người đăng ký hợp lệ sớm nhất.

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đối với giống cây trồng ?

2. Trường hợp có nhiều đơn đăng ký bảo hộ cho cùng một giống cây trồng được nộp vào cùng một ngày thì Bằng bảo hộ giống cây trồng chỉ có thể được cấp cho người nào đứng tên nộp một đơn duy nhất theo sự thoả thuận của tất cả những người đăng ký; nếu những người đăng ký không thoả thuận được thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng sẽ xem xét để cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng trên cơ sở xác định người đầu tiên đã chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng đó.

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

3. Quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng bị hạn chế như thế nào?

Điều 190 Luật sửa đổi, bổ sung Luật SHTT 2005 quy định: 1. Các hành vi sau đây không bị coi là xâm phạm quyền đối với giống cây trồng đã được bảo hộ:

Quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng bị hạn chế như thế nào?

a) Sử dụng giống cây trồng phục vụ nhu cầu cá nhân và phi thương mại;

b) Sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích thử nghiệm;

c) Sử dụng giống cây trồng để tạo ra giống cây trồng khác, trừ trường hợp quyền của chủ giống cây trồng được mở rộng ;

d) Hộ sản xuất cá thể sử dụng sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng để tự nhân giống và gieo trồng cho vụ sau trên diện tích đất của mình.

2. Quyền đối với giống cây trồng không được áp dụng đối với các hành vi liên quan đến vật liệu của giống cây trồng được bảo hộ do chủ bằng bảo hộ hoặc người được chủ bằng bảo hộ cho phép bán hoặc bằng cách khác đưa ra thị trường Việt Nam hoặc thị trường nước ngoài, trừ các hành vi sau đây:

a) Liên quan đến việc nhân tiếp giống cây trồng đó;

b) Liên quan đến việc xuất khẩu các vật liệu của giống cây trồng có khả năng nhân giống vào những nước không bảo hộ các chi hoặc loài cây trồng đó, trừ trường hợp xuất khẩu vật liệu nhằm mục đích tiêu dùng.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

4. Quyền sở hữu công nghiệp và chuyển đổi với giống cây trồng trong tư pháp quốc tế

Quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, đối tượng của quyền đối với giống cây trồng đã được Nhà nước Việt Nam cấp văn bằng bảo hộ hoặc công nhận

Quyền sở hữu công nghiệp và chuyển đổi với giống cây trồng trong tư pháp quốc tế

QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ CHUYỂN ĐỔI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ

1. Khái quát về quyền sở hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu hợp pháp cuả cá nhân, pháp nhân đối với các đối tượng mang tính công nghiệp (sáng chế, giải pháp hữu ích,…) hoặc những dấu hiệu phân biệt công nghiệp thương mại (nhãn hiệu, tên thương mại,…) do trí tuệ con người sáng tạ ra và được nhà nước bảo hộ trong một thời gian nhất định.

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối vơi giống cây trồng mới do mình chọn, tạo hoặc phát hiện và và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu

Quyền sở hữu công nghiệp đối với giống cây trồng có đầy đủ các điểm của một quan hệ dân sự

Cũng như các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài khác chịu sự điều chỉnh của tư pháp quốc tế các quan hệ của quyền sở hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế luôn chưa đựng yếu tố nước ngoài.

Quyền sở hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế luôn gắn liền với các phương thức, các biện pháp hợp pháp để bảo hộ quốc tế quyền sở hữu công nghiệp

2. Bảo hộ quóc tế đối với quyền sở hưu công nghiệp

Các phương thức bảo hộ quốc tế quyền sở hữu công nghiệp – bảo hộ bằng các điều ước quốc tế đa phương

Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Mục đích chủ yếu của công ước Paris năm 1883 nhằm xây dựng cá điều kiện thuận lợi trong việc cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu, đối tượng sở hữu công nghiệp là công dân, pháp nhân của các quốc gia thành viên cong ước trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng luật sở hữu công nghiệp của các quốc gia thành viên.

Nội dung chính của công ước Paris năm 1883 có bốn vấn đề chính như sau:

– Quy định nguyên tắc đối xử quốc gia trong việc bảo hộ uqyền sở hữu cong nghiệp tạ các quốc gia thành viên.

– Quy định về quyền ưu tiên.

– Quy định một số nguyên tắc chung đối với hệ thống sở hữu công nghiệp mà các quốc gia phải tuân thủ.

– Quy định khuôn khổ hành chính để thực thi Công ước.

Nội dung cơ bản của Công ước Paris năm 1883 được thể hiện:

– Các đối tượng được bảo hộ là các đối tượng quyền sở hữu côn nghiệp được tiếp cận theo hai nghĩa.

+ Nghĩa rộng không chỉ áp dụng cho công nghiệp và thương mại mà còn áp dụng cho cả các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp khia thác các sản phẩm chế biến, các sản phẩm tự nhiên.

+ Nghĩa hẹp thì các đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp chỉ gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Nguyên tắc bảo hộ: nguyên tắc đói xử quốc gia (quy định tại Điều 2 và Điều 3 của Công ước Paris năm 1883), áp dụng cho các chủ thể sau: là công dân của các quốc gia trên, không phải công dân cư trú tại quốc gia thành viên, có cơ sở công nghiệp hay thương mại có hiệu quả và có thực tại các quốc gia thành viên.

Điều 2. Đối xử quốc gia đối với công dân các nước thành viên của Liên minh

(1) Trong lĩnh vực bảo hộ sở hữu công nghiệp, công dân của bất kỳ nước thành viên nào cũng đều được hưởng các điều kiện thuận lợi như công dân của tất cả các nước thành viên khác mà luật tương ứng của các nước đó quy định hoặc sẽ quy định mà; hoàn toàn không ảnh hưởng đến các quyền được quy định riêng trong Công ước này. Do đó, họ được hưởng sự bảo hộ và công cụ bảo vệ pháp luật chống mọi hành vi xâm phạm quyền của mình như những công dân của nước thành viên khác, miễn là tuân thủ các điều kiện và thủ tục quy định đối với công dân nước đó.

(2) Tuy nhiên, không thể đặt ra cho công dân của các nước thành viên của Liên minh bất cứ điều kiện nào về việc cư trú hoặc việc đặt trụ sở tại nước được yêu cầu bảo hộ để được hưởng bất kỳ quyền sở hữu công nghiệp nào.

(3) Các quy định liên quan đến các đòi hỏi về thủ tục xét xử và thủ tục hành chính, thẩm quyền xét xử, việc lựa chọn địa chỉ giao dịch hoặc chỉ định người đại diện nếu có trong luật về sở hữu công nghiệp của mỗi nước thành viên được bảo lưu tuyệt đối.

Điều 3. Được đối xử tương đương công dân các nước thành viên của Liên minh

Công dân của các nước không phải thành viên Liên minh nhưng định cư hoặc có cơ sở thương mại hoặc công nghiệp thực sự và có hiệu quả trên lãnh thổ của một trong những nước thành viên của Liên minh sẽ được đối xử theo cùng một chế độ như công dân của các nước thành viên của Liên minh.

Ngoài lệ của nguyên tắc đối xử quốc gia (khoản 3 Điều 2 của Công ước Paris năm 1883) trường hợp luật quốc gia liên quan tới tới hệ thống tư pháp và các yêu cầu đại diện thì được bảo hộ tuyệt đối.

Các quy định liên quan đến các đòi hỏi về thủ tục xét xử và thủ tục hành chính, thẩm quyền xét xử, việc lựa chọn địa chỉ giao dịch hoặc chỉ định người đại diện nếu có trong luật về sở hữu công nghiệp của mỗi nước thành viên được bảo lưu tuyệt đối

Điều kiện để được bảo hộ theo quy định cuả Công ước Paris năm 1883 là công dân của một quốc gia thành viên muốn được bảo hộ tại một quốc gia thành viên khác thì phải nộp đơn yêu cầu bảo hộ.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Sở hữu Trí tuệ – Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *