Công ty nợ lương và bảo hiểm xã hội cho công nhân ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin kính chào luật sư. Em là người lao động đang làm việc cho một cty tại hải phòng ,em làm từ năm 2002 cho đến nay ,trong khoảng 5,6 năm trở lại đây công ty liên tục chậm lương có thời điểm chậm đến gần 4 tháng

khiến người lao động chúng em vô cùng khó khăn nên đã vài lần đình công để đòi lương ,khi đình công cty có giải quyết nhưng chỉ được một tháng sau lại tái diễn cty cứ kéo dài ,hứa lên hứa xuống nhưng không thực hiện làm cho công nhân rất bức xúc mà không biết phải làm gì,hiện giờ công ty nợ lương và bảo hiểm rất nhiều , công nhân đóng đủ thứ tiền ,bảo hiểm nhưng cty lại không chịu đóng nên sổ bảo hiểm của công nhân còn nợ rất nhiều. Rất mong luật sư tư vấn cho em ,em phải làm gì bây giờ ạ. Cảm ơn luật sư.

Người gửi : V.K

Luật sư trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

Nợ lương và nợ đóng BHXH của doanh nghiệp càng lớn càng ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người lao động và chính sách an sinh xã hội của Nhà nước. Trên thực tế, không ít doanh nghiệp nợ công nhân tiền lương và BHXH nhiều tháng liền; thậm chí, có doanh nghiệp dù đang trốn đóng, nợ BHXH, nhưng vẫn trừ lương hằng tháng của người lao động và đẩy hàng nghìn người vào hoàn cảnh khó khăn.

Tại Điều 96 Bộ luật lao động, nguyên tắc hàng đầu trong việc trả lương được quy định như sau:

“Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn.”

Được nhấn mạnh tại Điều 24 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động 2012. Nghị định này cũng chỉ rõ, người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần; Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng.

Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;
Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

Theo Bộ luật Lao động năm 2012 và văn bản pháp lý hướng dẫn liên quan, trong trường hợp đặc biệt, người sử dụng lao động không được chậm trả lương quá một tháng và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương; đồng thời, phải chịu phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng với vi phạm trả lương không đúng hạn đối với từ 301 người lao động trở lên.

Theo quy định tại nghị định 88, Đối với trường hợp doanh nghiệp cố ý chậm trả lương hoặc thuộc trường hợp đăc biệt nêu trên nhưng trả lương chậm quá 01 tháng thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền cụ thể như sau:

Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương

3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn;…

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Điều 216 Bộ luật Hình sự (sửa đổi) quy định, người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 6 tháng trở lên, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này; nếu còn vi phạm, phạm tội thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 2-7 năm.

Điều 216. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;

d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;

c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

Các hành vi vi phạm, phạm tội được nêu làm căn cứ áp dụng chế tài trên gồm: trốn đóng bảo hiểm 1 tỷ đồng trở lên; trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên.

Theo Bộ luật Hình sự 2015, hành vi gian lận, nợ, trốn đóng BHXH bị coi là tội phạm hình sự và mức phạt cao nhất có thể lên tới ba tỷ đồng; cá nhân còn bị phạt tù đến bảy năm và bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định tới 5 năm.

Ðồng thời, Luật Công đoàn, Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định, tổ chức công đoàn có quyền đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH ra tòa.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *