Công ty có trách nhiệm gì khi cho người lao động thôi việc ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc thay đổi qua từng thời kỳ, trong bài viết này Luật sư của công ty luật DV Xingiayphepgiải đáp về nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp khi cho người lao động thôi việc:

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

Kính gửi Công ty Xin giấy phép, Các anh tư vấn giúp em vấn đề về đòi nợ tiền lương công ty không thanh toán sau thôi việc của em. Tình trạng của em như sau: Trong thời gian làm việc công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên công ty.chỉ ký kết bản thỏa thuận lao động, nhưng bản thỏa thuận lao động không ghi ngày tháng và em là người giữ thỏa thuận lao động.Trong bản thỏa thuận lao động có điều: Nếu người lao động đơn phương chấm dứt thỏa thuận lao động thì chỉ được hưởng 50% lương đã thỏa thuận, giữ lại lương trong năm 3.000.000đ sẽ được trả vào cuối năm.Em xin nghỉ thì giám đốc giữ lại làm, khi ở lại làm 1 thời gian thì lại có ý đinh cho em nghỉ việc và bắt em bàn giao công việc. Nhưng đến ngày trả lương thì giám đốc bảo treo lương của em không trả. Hiện nay tiền giữ lại cộng với tiền lương của em là 10.000.000đ. Em mong các anh chị tư vấn giúp em xem có cách nào em lấy được tiền lương không ạ? Em xin cảm ơn các anh chị.

Bộ luật lao động 2012 quy định

“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.

Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi mỗi bên và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Về việc hưởng trợ cấp thôi việc, điều 48 Bộ luật lao động quy định:

Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”

Có thể thấy rằng , việc giám đốc giữ lương của bạn là việc pháp luật không cho phép , tuy nhiên bạn và công ty có thỏa thuận về việc trả lương này thì hai bên phải tuân theo thỏa thuận , ở đây công ty không trả lương cho bạn đúng như đã cam kết trong thỏa thuận thì bạn có thể giải quyêt việc này theo các cách khác nhau:

Thứ nhất , bạn có thể thương lượng , đàm phán , yêu cầu giám đốc công ty hoàn trả tiền lương cho bạn , việc đàm phán này bạn có thể nhờ ý kiến tư vấn và sự giúp đỡ từ phía công đoàn của công ty.

Thứ hai , nếu như sau khi đàm phán mà giám đốc vẫn không trả lại tiền cho bạn thì bạn có thể lựa chọn hòa giải viên lao động hoặc khởi kiện tại toàn án nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở công ty để có thể đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình . 

Trình tụ giai quyết đượ quy định tại bộ luật lao động 2012 và bộ luật tô tụng dân sự 2015 như sau:

1. Thẩm quyền giải quyết

– Hòa giải viên lao động 

– Tòa án nhân dân

2. Trình tự, thủ tục giải quyết

Bước 1:

– Thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
+) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

+) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi hấm dứt hợp đồng lao động 

+) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

+) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;

+) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

– Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.

– Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.
– Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

– Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

– Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.

– Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.
Bước 2: Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

3. Thời hiệu yêu cầu giải quyết

– Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

-Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Thưa luật sư, em làm bảo vệ cho 1 ngân hàng được 2 năm, từ T3/2016 đến nay , do sai sót của kế toán nên ngân hàng trả lương cho em bị dư , hiện tại em xin thôi việc nhưng ngân hàng trả lời là em phải trả lại số lương dư cho ngân hàng thì họ mới trả sổ BHXH cho em . Vậy em có nghĩa vụ phải trả lại số tiền dư cho họ không ạ? Em xin cảm ơn ! 

Với trường hợp của bạn , bạn nên trả lại số tiền lương dư ra cho công ty bởi căn cứ xác lập lương của bạn là theo hợp đồng lao động do vậy bạn chỉ có quyền được hưởng lương theo hợp đồng lao động của mình. Việc công ty trả nhầm tiền lương cho bạn thì phần tiền lương bị trả nhầm không thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bạn , bạn phải có nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền lương này cho công ty. 

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với :  hoặc liên hệ văn phòng  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn pháp luật Lao động – Công ty Xin giấy phép.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *