Có thể biệt phái công chức cấp xã lên huyện không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào Luật sư, do một số cơ quan chuyên môn cấp huyện hiện đang đang thiếu cán bộ làm việc, chúng tôi muốn điều động một số công chức cấp xã cùng nhiệm vụ chuyên môn lên công tác theo diện biệt phái công chức. Việc quyết định cử biệt phái như vậy có đúng quy định không, căn cứ vào văn bản nào ? Rất mong Luật sư tư vấn giúp. Trân trọng cám ơn !

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của

 

Trả lời:

Chào bạn,cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sơ pháp lý

2. Luật sự tư vấn 

Căn cứ theo quy định tại điều 53 Luật cán bộ, công chức 2008 thì công chức được biệt phái  đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, thời hạn biệt phái không quá 3 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do chính phủ quy định. Cụ thể:

Điều 53. Biệt phái công chức

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức biệt phái công chức đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.

2. Thời hạn biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.

3. Công chức biệt phái phải chấp hành phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái.

4. Công chức biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

5. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái.

6. Không thực hiện biệt phái công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Mặt khác, điều 37 Nghị định 24/2010/NĐ- CP quy định những trường hợp được biệt phái công chức trong trường hợp có nhiệm vụ đột xuất, cấp bách; thực hiện công việc chỉ cần trong một thời hạn quy định.

Điều 37. Biệt phái công chức

1. Việc biệt phái công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;

b) Để thực hiện công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định.

2. Thời hạn biệt phái công chức không quá 03 năm. Đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

3. Công chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được biệt phái đến và vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị cử biệt phái. Cơ quan, tổ chức, đơn vị cử công chức biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái, có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức được cử biệt phái.

Như vậy, căn cứ theo những quy định trên thì trong trường hợp cơ quan chuyên môn cấp huyện của bạn không đủ nhân lực thì có thể biệt phái công chức từ cấp xã lên làm việc tại huyện, tuy nhiên, công chức được biệt phái phải đảm bảo đáp ứng đủ chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị nơi được biệt phái đến. Đồng thời, việc biệt phái công chức cấp xã này chỉ trong thời hạn tối đa không quá 3 năm, đối với một sô công việc thuộc ngành, lĩnh vực đặc thù thì  đơn bị bạn phải áp dụng thời hạn biệt phái theo luật chuyên ngành.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Lao động về biệt phái công chức, gọi:    để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *