Chưa đóng đủ BHXH 06 tháng có được hưởng trợ cấp thai sản không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Người lao động chưa đóng đủ 06 tháng bảo hiểm xã hội thì có cách nào để vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật hiện nay hay không ? Mọi vướng mắc pháp lý sẽ được luật sư tư vấn pháp luật và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Chưa đóng đủ BHXH 06 tháng có được hưởng trợ cấp thai sản không?

Xin chào luật sư, Tôi tên Hạnh, hiện đang là nhân viên kinh doanh tại một công ty bao bì (công ty nằm tại KCN Hiệp Phước, Nhà Bè). Tôi tốt nghiệp hệ Cao Đẳng chính quy, ngành Quản trị Kinh doanh.

Tôi có thắc mắc nhờ chuyên mục tư vấn giúp tôi, theo tôi được biết tại Chương III – Hợp Đồng Lao Động, Mục 1, Điều 27 – Thời gian thử việc có ghi:
” Điều 27. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác “.
Nhưng công ty ký hợp đồng thử việc tới 3 tháng từ ngày 15 tháng 11 năm 2012 đến ngày 14 tháng 02 năm 2013, sau đó công ty không ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) chính thức (tôi vẫn hưởng lương thử việc đến đầu tháng 4), đến ngày 01 tháng 04 năm 2013 tôi mới chính thức ký hợp đồng lao động. Khi có HĐLĐ thì tôi mới bắt đầu đóng BHXH nếu như vậy tôi mất 1 tháng đóng BHXH, nhưng hiện nay tôi đang mang thai nếu tính đến cuối tháng 8 thì tôi chỉ được 5 tháng đóng tiền thai sản.
Theo BHXH, chương II – Điều kiện hưởng chế độ thai sản : “ Lao động nữ sinh con, Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi “.
Đến cuối tháng 8 tôi sanh em bé vậy tôi chỉ đóng tiền BHXH được 5 tháng, nếu như vậy thì BHXH có thể xem xét lại giúp tôi xem tôi có được phần tiền trợ cấp từ BHXH hay không? Khoảng bao nhiêu phần trăm nếu như không được hưởng hết phần tiền thai sản khi chưa đóng đủ 6 tháng.
Mong nhận được phản hồi sớm từ luật sư.
Cảm ơn luật sư rất nhiều.
TP.HCM, ngày 12 tháng 07 năm 2013

Người gửi: onlylovetoyou

>>

Chưa đóng đủ BHXH 06 tháng có được hưởng trợ cấp thai sản không?

– Ảnh minh họa

Trả lời:

Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:

1. Bảo hiểm xã hội là gì? Bảo hiểm xã hội gồm những chế độ nào?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

– Các chế độ bảo hiểm xã hội gốm:

+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.

+ Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ: hưu trí và tử tuất.

+ Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.

2. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản:

– Người làm việc (NLĐ) theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

3. Điều kiện hưởng chế độ thai sản:

– NLĐ khi thuộc một trong các trường hợp: Lao động nữ (LĐN) mang thai; LĐN sinh con; LĐN nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; LĐN đặt vòng tránh thai, NLĐ thực hiện biện pháp triệt sản; Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.

– LĐ nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

– LĐN sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

– NLĐ đủ điều kiện nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của .

Quay trở lại trường hợp của bạn thì thời gian đóng bảo hiểm của bạn chưa đủ để bạn được hưởng chế độ thai sản.

Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ liên quan: ;

2. Tư vấn chế độ thai sản theo quy định của pháp luật hiện hành ?

Xin giấy phép cung cấp một số câu trả lời liên quan đến chế độ thai sản cho người lao động theo quy định của pháp luật hiện nay.

Tư vấn chế độ thai sản theo quy định của pháp luật hiện hành ?

Luật sư cho em hỏi lúc trước em đã ký 1 lần HĐLĐ rồi và cũng đã hết hạn, công ty ký tiếp với em lần 2 là 2 năm, nhưng em làm đơn xin 1 năm thì tháng 6 vừa qua em đã hết hạn. Trong do sức khoẻ em yếu nên em làm hay nghỉ mà em nghĩ có giấy bệnh đàng hoàng. Trong thời gian em nghỉ là em đang có bầu tính tới nay là bầu em được 3 tháng mấy ngày. Em đã đi làm lại nhưng công ty kêu em xuống và chấm dứt HĐLĐ với em thì có được không ? Sau một hồi nói chuyện thì công ty lại nói bây giờ cty gia hạn cho em 6 tháng thì tháng 6 năm sau công ty sẽ cắt HĐLĐ với em đúng hay sai hả luật sư? Mà tháng này lại không đóng bảo hiểm xã hội cho em. Vậy em có được lãnh tiền thai sản không luật sư? Nếu trong vòng mấy tháng nữa mà công ty không đóng BHXH cho em thì em phải làm sao để lãnh được tiền thai sản và đối với công ty em phải làm gì? Xin luật sư tư vấn cho em sớm

Nếu công ty chấm dứt HĐLĐ với bạn theo trường hợp hợp đồng lao động hết hạn thì việc công ty chấm dứt HĐLĐ là đúng luật. Nếu công ty chấm dứt HĐLĐ với bạn vì lý do bạn mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì công ty chấm dứt HĐLĐ trái quy định của pháp luật, cụ thể là khoản 3 Điều 155 .

Nếu HĐLĐ của bạn chấm dứt theo trường hợp hết hạn hợp đồng, thì công ty có quyền không ký tiếp hoặc gia hạn hợp đồng 6 tháng.

Có được hưởng thai sản hay không phụ thuộc vào việc bạn có đóng bảo hiểm đủ 6 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh hay không theo quy định tại điều 31, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

Nếu công ty vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội thì bạn có quyền khiếu nại trực tiếp đến Phòng lao động thương binh xã hội quận/huyện giải quyết.

Thưa luật sư, Cho em hỏi một số vấn đề về chế độ nhận thai sản ạ. Em làm ở công ty cũ từ 18/9/2004 và mới nghỉ việc ở công ty cũ vào 26/6/2016. Trong thời gian đó em đã tham gia đóng bảo hiểm đầy đủ. Sau đó em chuyển qua công ty mới làm ngay sau khi e nghỉ ở công ty cũ. Trong 3 tháng thử việc ở công ty mới thì em không được đóng bảo hiểm. Bắt đầu từ tháng thứ 4 em mới được đóng bảo hiểm. Em đang có thai được 6 tuần. Vậy cho em hỏi đến khi em sinh em có được nhận chế độ bảo hiểm đầy đủ không ạ. Em không biết bảo hiểm gián đoạn có được cộng dồn không ạ? Mong luật sư giải đáp giúp em. Em cảm ơn ạ!

Thời gian gián đoạn bạn vẫn được cộng dồn. Tuy nhiên, vì bạn không cung cấp cho chúng tôi thời gian bạn dự sinh là khi nào, do đó, chúng tôi chưa thể xác định chính xác bạn có được hưởng chế độ thai sản không.

Xin trung tâm cho tôi hỏi : Tôi đóng BHXH từ ngày 09/2013 đến tháng 04/2015 sau đó tôi sinh con thứ 1 (15/04/2015 ). Vậy cho tôi hỏi tôi đóng BHXH. Như trên có đựoc hưởng chế độ thai sản không ?

Ngày 15/4/2016, bạn sinh con do đó khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh của bạn được xác định là từ tháng 5/2014 đến tháng 4/2015. Bạn đóng bảo hiểm được khoảng 11 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh, do đó, bạn đủ điều kiện hưởng thai sản.

Thưa luật sư, Sau thời gian . người mẹ sức khỏe yếu chưa thể đi làm.cần gửi tới đơn vị sử dụng lao động những loại giấy tờ gì để được nghỉ hưởng bảo hiểm 5-7 ngày.

Theo Quyết định 636/QĐ-BHXH, hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức sau khi sinh chỉ cần Danh sách lao động hưởng chế độ (C70a-HD). Do đó, người lao động có thể nộp Giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh xác minh tình trạng sức khỏe hoặc không cần.

* Mức hưởng chế độ thai sản

Bộ luật lao động năm 2012 quy định mức hưởng chế độ thai sản như sau:

“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.”.

Xin chào luật sư, tôi có vấn đề cần luật sư giải đáp như sau: Tôi làm việc cho công ty theo hợp đồng từ 13/10/2014 đến 30/7/2016 tôi sẽ chấm dứt hợp đồng. Trong quá trình làm việc tôi đóng đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN theo chế độ của công ty, lương cơ bản của tôi là 3.126.000đ. Hiện tôi đang có thai ở tuần thứ 13 (3,5 tháng), vậy tôi đóng tiếp BHXH ở 1 công ty khác để đủ 6 tháng trước khi sinh để sau này được hưởng chế độ thai sản có được không? Và sau khi đóng BHXH 2 nơi như vậy tôi phải làm những thủ tục giấy tờ gì để có thể nhận được tiền hỗ trợ BHXH sau sinh và mức hỗ trợ là bao nhiêu? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Mức hưởng bạn tham khảo tại điều 39 Luật BHXH năm 2014. Nếu mức bình quân tiền lương của bạn là 3.126.000 đồng thì mức hưởng thai sản của bạn là: 3.126.000 x 6 = 18.756.000 đồng. Trợ cấp một lần khi sinh con là: 1.210.000 x 2 = 2.400.000 đồng.

Vì bạn đóng bảo hiểm tại 2 nơi, nên bạn cần yêu cầu công ty mới làm thủ tục chốt và gộp sổ để hưởng chế độ BHXH.

Thưa luật sư, Câu 1: Em sinh em bé giờ đã được 8 tháng và đã đi làm được hơn 2 tháng mà em vẫn chưa nhận được bảo hiểm thai sản của công ty. Mà em đã gửi giấy tờ để làm bảo hiểm cho em vào tháng 1 năm 1016. LS cho em hỏi là em nộp từ tháng 1 thì sau bao lâu em được nhận tiền Bảo Hiểm Thai sản a. Câu 2: Lương chính của em là: 3.350.000đ * 6 = 20.100.000đ cộng thêm 2 tháng Bỉm sữa nữa là: 3.350.000đ * 2 = 6.700.000đ – Tổng tiền em nhận được là 26.800.000đ Nhờ luật sư xem giúp em cách tính như này có đúng ko ạ?. Với tiền BHTS của em được nhận là bao nhiêu. Nhờ Luật Sư giúp em 2 câu hỏi trên.Em cảm ơn Luật Sư nhiều.

1. Điều 102 quy định

“2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:

a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.”

Trong trường hợp này của bạn, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công ty nhận đủ hồ sơ từ bạn, công ty có trách nhiệm lập đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật và gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội. Sau khi cơ quan BHXH đã nhận đủ hồ sơ của bạn từ phía công ty, trong thời hạn 10 ngày, họ phải tổ chức chi trả tiền bảo hiểm thai sản cho bạn. Vì vậy sau 20 ngày kể từ ngày bạn nộp hồ sơ cho phía công ty, bạn sẽ được nhận tiền bảo hiểm thai sản.

2. Cách tính mức hưởng chế độ thai sản của bạn là đúng. Tuy nhiên, trợ cấp một lần khi sinh con bạn áp dụng chưa đúng. Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, mức trợ cấp một lần khi sinh con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động sinh con. Do đó, công thức sẽ là: 1.150.000 x 2 = 2.300.000 đồng.

Chào các luật sư, Tôi có thắc mắc về chế độ sản muốn nhờ quý luật sư hỗ trợ giải đáp. Trường hợp của tôi như sau: Tôi tham gia đóng BHXH bắt đầu từ tháng 7/2015. Đến tháng 5/2016 tôi tại công ty do công việc không còn phù hợp. Hiện tại tôi đang mang bầu, dự kiến sinh vào tháng 8/2016. Quá trình đóng bảo hiểm của tôi như sau: Từ tháng 7/2015 đến tháng 12/2015: mức lương đóng BHXH là 3.850.000 Từ tháng 1/2016 đến tháng 5/2016: mức lương đóng BHXH là 4.000.000 Hiện tại công ty đã trả sổ BHXH và tôi chưa đóng tiếp BHXH. Vậy tôi muốn hỏi quý luật sư, với trường hợp của tôi như trên, sau khi sinh tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Nếu được thì mức được hưởng là như thế nào? Rất mong nhận được sự hõi trợ sớm của quý luật sư. Tôi xin cảm ơn!

Chào bạn, trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Bạn dự kiến sinh vào tháng 8/2016 nên khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh được xác định từ tháng 8/2015-8/2016. Bạn đóng bảo hiểm được trên 6 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh cho nên bạn đủ điều kiện hưởng thai sản.

Mức hưởng sẽ là: [(3.850.000 + 4.000.000 x 5) : 6] x 6 = 23.850.000 đồng.

Trợ cấp một lần khi sinh con là: 1.210.000 x 2 = 2.420.000 đồng.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ;

Kính thưa luật sư, Luật sư cho em hỏi: – Vợ em tham gia BHXH ở công ty X tính đến tháng 5/2014 là được 9 tháng rồi nghỉ việc. Ngày 28/6 vợ em vào làm ở công ty X . Ngày 9/12/2015 do có thai (2 tháng) vợ em ốm nghén nhiều nên công ty X cho vợ em nghỉ việc. Tính tổng thời gian vợ em tham gia đóng BHXH đến tháng 11/2015 là 2 năm 1 tháng. – Luật sư cho em hỏi vậy vợ em có nhận được tiền thai sản không ạ? Em muốn làm thủ tục thay cho vợ thì cần những giấy tờ gì? Theo điều khoản bao nhiêu? – Rất mong nhận được phản hồi từ luật sư. – Em cảm ơn nhiều! Nguyễn Văn Đàn

Vì anh không cung cấp thời gian vợ anh dự sinh nên chúng tôi chưa thể trả lời chính xác. Nếu 9/12/2015 vợ bạn có thai 2 tháng, tức là khoảng tháng 9/2016 vợ bạn sinh. Khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh của vợ bạn được xác định từ tháng 9/2015 đến tháng 9/2016. Vợ bạn đóng bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian này chưa đủ 6 tháng. Như vậy, nếu vợ bạn có giấy chứng nhận của cơ sở khám chữa bệnh phải nghỉ việc để dưỡng thai theo quy định tại điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì vợ bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi đóng bảo hiểm trong khoảng thời gian 3 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh và tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội là từ đủ 12 tháng.

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản được hướng dẫn trong điều 101 Luật BHXH năm 2014:

1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.”

Thưa luật sư, Hiện nay em là giáo viên trường THCS công lập, vào ngành từ 01/10/2014, thuộc ngoại thành Thành Phố Hà Nội. Em nghỉ thai sản từ tháng 12/2015, mức lương hưởng là 1,785 (đang hưởng mức lương tập sự). Ngày 30/12/2015 có quyết định của Sở nội vụ công nhận hết thời gian tập sự hệ số lương được hưởng 2,1 từ ngày 01/10/2015.Câu hỏi của em là: 1. Nhà trường chi trả 30% đứng lớp cho em theo hệ số lương nào trong thời gian nghỉ thai sản? 2. Em có được hưởng 8% lương tăng thêm trong thời gian nghỉ thai sản không? Nếu có thì được tính theo hệ số nào? Em xin chân thành cảm ơn. Rất mong nhận được tư vấn của Xin giấy phép.

1. Khoản 1, khoản 2 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định về đối tượng và điều kiện được hưởng phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo như sau:

* Phạm vi và đối tượng áp dụng

– Nhà giáo (kể cả những người trong , hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật);

– Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;

– Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.

* Điều kiện áp dụng

– Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CPngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi. Riêng đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 mục này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo;

– Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:

+ Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;

+ Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;

+ Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

+ Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;

+ Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.

Như vậy, căn cứ theo Khoản 1, Mục I, Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, trường hợp nếu bạn là giáo viên của trường học công lập, đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo, nghỉ thai sản theo đúng quy định thì được hưởng phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo.

Về cơ quan có trách nhiệm chi trả phụ cấp: Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi được sử dụng từ nguồn thu sự nghiệp của cơ sở giáo dục theo quy định và nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp . Như vậy, nhà trường sẽ có trách nhiệm chi trả cho bạn phụ cấp này.

Mức phụ cấp được quy định:

“1. Mức phụ cấp

a) Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh);

b) Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;

c) Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;

d) Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề;

đ) Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng;

e) Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Việc xác định địa bàn miền núi thực hiện theo quy định của Uỷ ban Dân tộc; địa bàn hải đảo theo thực tế địa lý; địa bàn vùng sâu, vùng xa tuỳ theo đặc điểm của từng địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn sau khi có ý kiến thống nhất của Liên Bộ.”.

2. Về vấn đề lương tăng thêm 8%: theo Nghị định số 17/2015/NĐ-CP quy định về tiền lương tăng thêm đối với công chức, viên chức, tại Điều 3 quy định về tiền lương tăng thêm như sau:

“1. Người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này được tăng thêm tiền lương bằng 8% mức lương hiện hưởng (gồm hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh hiện hưởng nhân mức lương cơ sở), cụ thể như sau:
Mức iền lương tăng thêm hàng tháng = Hệ số lương theo nghạch, chức vụ, chức danh x 1.150.000 đồng/tháng x 8%.

2. Tiền lương tăng thêm tại Khoản 1 Điều này không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội,, bảo hiểm y tế và tính các loại phụ cấp lương”.

Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên thì tiền lương tăng thêm theo quy định tại nghị định 17/2015/NĐ-CP không dùng để tính việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các loại phụ cấp khác, trong khi người lao động hưởng chế độ thai sản theo mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội. Điều này, có nghĩa là tiền lương tăng thêm 8% theo Nghị định 17/2015 không được tính để đóng, hưởng chế độ thai sản cũng như bảo hiểm xã hội.

Do đó, trường hợp của bạn, thời gian bạn hưởng chế độ thai sản do bảo hiểm xã hội chi trả không bao gồm tiền lương tăng thêm 8% theo nghị định 17/2015. Sau thời gian bạn nghỉ thai sản đi làm lại thì tiền lương bạn hưởng sẽ bao gồm cả tiền lương tăng thêm 8%. Trân trọng./.

3. Thai sản và ?

Xin giấy phép giải đáp thắc mắc về pháp luật bảo hiểm xã hội về thai sản như sau:

Trả Lời:

Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản theo quy định mới như sau:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản ()

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Thưa luật sư! Xin luật sư tính cho tôi nghỉ chế độ thai sản năm 2016. Tôi nghỉ thai sản từ 1/8/2016 mức lương hiện hưởng khi nghỉ là 2.67. 5 tháng liền kề trước là 2.67. Chưa có phụ cấp thâm niên. Không có phụ cấp chức vụ. Vậy tiền được hưởng của tôi cu thể được tính thế nào. Xin luật sư tư vấn và ghi cách tính rõ để tôi hiểu. Xin cám ơn.

Mức hưởng chế độ thai sản được quy định tại điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.”

Như vây, bạn cần cộng tiền lương của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ hưởng chế độ thai sản và tính ra mức bình quân. Bạn sẽ được hưởng 100 % mức lương bình quân này cho các tháng nghỉ hưởng chế độ thai sản

Dear luật sư, Tôi đóng bảo hiểm được 8 tháng, ngày 27.7.2016 tôi chấm dứt công việc tại công ty trong khi tôi có thai được 4 tháng. Xin hỏi tôi có được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản hay không? Rất cám ơn luật sư

Trong trường hợp này, chúng tôi tạm tính thời gian dự sinh của bạn là vào tháng 2 năm 2017. Từ tháng 2 năm 2016 đến thời điểm bạn dừng đóng bảo hiểm xã hội bạn đã đóng đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, việc bạn có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản hay không cần xác định theo quy định tại như sau:

Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc . Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

Ví dụ 13: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Ví dụ 14: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.”

Xin chào luật sư, Tôi có 1 thắc mắc về bảo hiểm thai sản cần hỗ trợ từ luật sư mong luật sư giải đáp giúp. Tôi đi làm ở công ty từ tháng 7/2012 đóng BHXH đầy đủ.Đến ngày 1/5/2016 công ty tôi đóng cửa (kết thúc dự án).Hiện tại tôi đang có bầu và dự sinh là ngày 18/10/2016. Từ khi công ty đóng cửa tôi có làm chế độ bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng 3 tháng.Luật sư cho tôi hỏi là đến lúc sinh tôi có được hưởng chế độ thai sản hay không? Từ khi chốt sổ bảo hiểm ngày 1/5/2016 tôi không đóng BHXH nữa. Nếu được,thì tôi cần chuẩn bị nhưng giấy tờ nào và nhận bảo hiểm ở đâu? Vì hiện tại tôi ở nhà và không có đi làm ở công ty nào cả. Rất mong nhận được hồi âm!

Bạn đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội liên tục từ tháng 7/2012 đến tháng 5 năm 2016 như vậy, trong khoảng thời gian từ 18/10/2015 đến 18/10/2016 bạn đã đóng đủ 6 tháng BHXH bắt buộc bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Thủ tục thực hiện hưởng chế độ thai sản được hướng dẫn theo điều 101 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.

2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

3. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.”

Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn đã đóng hoặc nơi đang cư trú

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với : hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Ngừng đóng bảo hiểm xã hội trước khi sinh có được hưởng chế độ thai sản ?

Thưa luật sư, em tham gia bhxh từ 4/2015 đến 2/2016. e ngừng đến 8/2016 tham gia tiếp. bây giờ e đang có thai 6 tháng, dự tính 20/11/2016 sinh thì em có được hưởng chế độ thai sản không ạ ?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:

Theo Điều 31

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Bạn dự sinh 20/11/2015. Vậy trong trường hợp của bạn, bạn đã đáp ứng đủ điều kiện là đóng BHXH đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Bạn hoàn toàn được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.

Thưa luật sư, ngừng đóng BH Xã Hội trước khi sinh có được hưởng chế độ thai sản ko ?

Nếu bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo Điều 31 Luật BHXH 2014 thì bạn có thể làm thủ tục hưởng chế độ thai sản, tức bạn phải đóng BHXH từ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con theo điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản.

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Kính gửi các luật sư. Tôi đang có một vấn đề muốn xin luật sư giúp đỡ trả lời giúp: Tôi đang có thai cháu thứ 3, hiện đang là viên chức trong 1 cơ quan nhà nước. Tôi không muốn ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan nên muốn xin nghỉ không lương khoảng 9 tháng để sinh cháu và tránh ảnh hưởng đến cơ quan.Tôi muốn hỏi: – Nếu tôi nghỉ với thời gian như vậy liệu có bị cắt hợp đồng và bị thôi việc không; – Trong quá trình nghỉ không lương tôi vẫn muốn được đóng bảo hiểm liên tục có được không. (Theo tôi được biết đóng bảo hiểm dựa trên lương của người lao đông, nếu nghỉ không lương có cách nào vẫn được đóng bảo hiểm liên tục không) – Liệu tôi có được hưởng chế độ thai sản như bình thường không. Xin luật sư trả lời giúp tôi với, Tôi xin chân thành cảm ơn. Chúc các anh chị luật sư mạnh khỏe và ngày càng phát triển trong lĩnh vực của mình.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Trước đây khi thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình nhà nước có chủ trương cấm sinh con thứ 3 đối với công nhân viên chức. Nếu sinh con thứ 3 thì sẽ chịu xử phạt hành chính phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, tước chứng chỉ hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ, hay bị khiển trách kỷ luật của cơ quan nơi người đó đang đảm nhiệm chức vụ, đang công tác.

Tuy nhiên, khi có hiệu lực kể từ 31/12/2013 ra đời, thay thế Nghị định 114/2006/NĐ-CP (đã hết hiệu lực thi hành) về xử phạt về dân số và trẻ em đã không đề cập gì đến việc xử lý việc nữa.

Có nghĩa là pháp luật hiện tại không cấm việc sinh con thứ 3 đối với cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, hình thức xử lý cụ thể cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức vi phạm được thực hiện theo quy định trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị đó đề ra nên cần tham khảo nội quy tại cơ quan người sinh con thứ ba đang làm việc. Vì vậy, bạn cần xem lại nội quy của cơ quan mình xem có quy định về vấn đề xử phạt viên chức sinh con thứ 3 hay không.

Theo tiết 1.7 khoản 1 Điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định:
1.7. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

Trong trường hợp của bạn, bạn sẽ không được đóng BHXH trong thời gian nghỉ.

Chào luật sư ! tôi có câu hỏi nhờ luật sư tư vấn giúp. Bạn tôi đóng BHXH đến nay là 7 năm. Giữa năm 2015 bạn tôi sinh con, khi làm thủ tục Thai sản mới biết sổ BHXH bị đóng trùng (02 tháng ) giữa cơ quan trước kia và cơ quan hiện tại, do bị đóng trùng nên việc thanh toán chế độ thai sản đến nay chưa được giải quyết. Tính đến thời điểm này bạn tôi đã sinh con được 15 tháng. Nhưng vẫn chưa giải quyết xong 02 tháng đóng trùng đó. Sổ BHXH bị trùng có ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ thai sản không ? bạn tôi có thể làm thủ tục thai sản gửi BHXH để được thanh toán tiền thai sản không ? và trong thời gian con được 15 tháng này có còn được làm đơn để hưởng chế độ dưỡng sức không ? Khi BHXH nhận đúng và đủ thủ tục thai sản thì trong thời gian bao lâu sẽ chuyển tiền ? số tiền đó sẽ được chuyển vào tài khoản của cơ quan hay tài khoản của cá nhân ? Tôi xin cảm ơn!

Theo quy định tại Điều 4 ngày 10/5/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động, người lao động giao kết cùng một lúc với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ tham gia bảo hiểm xã hội tại một đơn vị. Do vậy, bạn cần liên hệ với công ty còn lại để làm thủ tục đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội hoàn trả số tiền đã đóng bảo hiểm xã hội trùng và chốt sổ bảo hiểm xã hội.

Về chế độ dưỡng sức, Khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Theo điều 102 quy định về việc giải quyết chế độ ốm đau, thai sản thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Tiếp đó, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

5. Hướng dẫn tính đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản?

Thưa luật sư! Tôi có câu hỏi muốn hỏi chuyên gia. hiện tôi đã đóng được bảo hiểm trên 1 năm, sắp tới tôi ngừng đóng bảo hiểm từ tháng 2/2017. Thời gian dự sinh của tôi là 21/9/2017. vậy để đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì tôi phải đóng bảo hiểm từ tháng mấy?

>>

Luật sư tư vấn:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản ()

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Theo đó, để được hưởng chế độ thai sản, bạn phải đóng bảo hiểm đủ 6 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Tức, thời điểm dự sinh của bạn là 21/9/2017 thì bạn phải tham gia BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh là 21/9/2016 đến 21/9/2017 thì bạn sẽ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Sau khi sinh cháu, bạn trực tiếp lên cơ quan BHXH quận/huyện nơi bạn đăng ký thường trú để làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản như sau:

Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.

2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

3. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

>> Bài viết tham khảo thêm:

6. Đóng bảo hiểm bao lâu để hưởng thai sản?

Em đóng BHXH từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016 .sau đó em nghỉ việc. đến tháng 2 năm 2017 em đóng tiếp.dự sinh của em là 30 tháng 5 năm 2017 .luật sư cho em hỏi như vậy em có đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản không .mong luật sư tư vấn

Đóng bảo hiểm bao lâu để hưởng thai sản?

Luật sư tư vấn:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản ()

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Theo đó, nếu bạn phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì bạn đóng bảo hiểm đến hết tháng tư sẽ được hưởng chế độ thai sản. Trường hợp khác thì do tính đến thời điểm sinh bạn chưa đóng đủ 6 tháng nên bạn sẽ không được hưởng chế độ thai sản.

>> Bài viết tham khảo thêm:

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *