Chế độ dưỡng sức khi sinh mổ tính như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Khi sinh mổ và sinh thường thì chế độ hưởng thai sản đối với người lao động có khác nhau hay không ? Chế độ thai sản cho người chồng nghỉ chăm sóc vợ được pháp luật quy định như thế nào ? Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Chế độ dưỡng sức khi sinh mổ tính như thế nào?

Chào luật sư. Em là giáo viên mầm non. Em muốn hỏi là chế độ dưỡng sức sau sinh tính từ ngày mình sinh mổ hay là tính từ ngày mình xin . Cụ thể e xin vào ngày 2/1/2018 nhưng đến ngày 22/1/2018 em mới sinh mổ. Theo lịch nghỉ thai sản thì đến ngày 2/7/2018 thì em có được hưởng chế độ dưỡng sức sinh mổ không ? Nếu được thì tính như thế nào ?

Em cám ơn.

Chế độ dưỡng sức khi sinh mổ tính như thế nào?

Luật sư trả lời:

Khoản 1 Điều 41 quy định:

1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Theo quy định thì bạn sẽ được nghỉ dưỡng sức trong khoảng 30 ngày đầu làm việc, tức là tính từ ngày bạn phải quay trở lại công ty làm việc là ngày 03/07/2018 nếu sức khỏe chưa phục hồi thì bạn sẽ được nghỉ dưỡng sức.

Thời gian tính nghỉ dưỡng sức bắt đầu tính từ ngày bạn quay trở lại làm việc theo đúng quy định và được nghỉ dưỡng sức trong thời gian 30 ngày đầu làm việc.

Đối với trường hợp người lao động sinh con phải phẫu thuật thì sẽ được nghỉ dưỡng sức 7 ngày.
Mức hưởng chế độ dưỡng sức một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Mức lương cơ sở hiện tại là 1.390.000đ.

Vậy mức hưởng chế độ dưỡng sức 7 ngày = 1.390.000 x 30% x 7 = 2.919.000đ

Sau khi đi làm nếu sức khỏe chưa hồi phục cần nghỉ dưỡng sức, bạn đề nghị công ty cho bạn nghỉ dưỡng sức và làm thủ tục cho bạn hưởng .

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp. Trân trọng./.

2. Có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản không?

Thưa Luật sư, em tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 10/2013 đến tháng 6/2014. Em dự sinh tháng 9/2015. Cho em hỏi em có đủ điều kiện hưởng thai sản không?

Xin cảm ơn!

Người gửi: T.H

Có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản không?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Xin giấy phép. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Điều 28 quy định về điều kiện hưởng thai sản như sau:

“1. Người lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Bạn dự sinh tháng 9/2015 cho nên khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh được tính từ tháng 10/2014 đến tháng 9/2015. Trong khoảng thời gian này bạn có đủ 6 tháng đóng bảo hiểm trở lên thì bạn đủ điều kiện hưởng thai sản.

Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn tham gia bảo hiểm từ tháng 10/2013 đến tháng 6/2014 cho nên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh bạn không đóng bảo hiểm tháng nào. Như vậy rất tiếc bạn không đủ điều kiện hưởng thai sản.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi. Trân trọng./.

3. Chế độ hưởng thai sản ?

Xin chào Xin giấy phép! Tôi có một tình huống mong Xin giấy phép tư vấn giúp:

Người lao động xin nghỉ thai sản từ ngày 01/01/2015 đến 31/03/2015 (03 tháng). Tuy nhiên đến cuối tháng 3 người lao động mới sinh con. Người lao động đã đóng BHXH đến thời điểm 01/01/2015 là 3 năm. Công ty đã báo giảm thai sản cho NLĐ này từ 01/01/2015. Luật sư cho tôi hỏi:

1. Người lao động có không? Nếu được thì thủ tục hưởng chế độ thai sản do cty làm hay NLĐ tự làm?
2. Trong thời gian báo giảm thai sản thì NLĐ vẫn được cấp thẻ BHYT. Vậy nếu không được hưởng chế độ thai sản thì cty có bị truy thu lại 4.5% BHYT trong thời gian NLĐ nghỉ không?

Kính nhờ luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn !

Chế độ hưởng thai sản ?

Trả lời:

1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Theo quy định tại Điều 14 :

Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo khoản 2 Điều 28 được quy định như sau:

1. Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con

2. Trường hợp người lao động đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 31, 32, 34 và khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội.

Theo quy định tại Điều 157 Bộ luật lao động 2012 về Nghỉ thai sản:

Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

– Xem xét điều kiện hưởng chế độ thai sản có thể thấy, người lao động đã đóng đủ 9 tháng Bảo hiểm xã hội trong thời gian 12 tháng trước khi sinh (tháng 4/2014 đến tháng 3 năm 2015) nên đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản. Người lao động được phép nghỉ chế độ thai sản trước khi sinh không quá 02 tháng. Vì vậy, nếu người lao động xin phép nghỉ trước khi sinh hơn 2 tháng, và người sử dụng lao động đồng ý thì thời gian vượt quá 2 tháng này không được tính để hưởng chế độ thai sản, mà thời gian này được tính là nghỉ việc riêng không hưởng lương theo quy định tại khoản 3 điều 116 Bộ luật lao động 2012. Thời gian để tính nghỉ hưởng chế độ thai sản là 2 tháng trước khi sinh: tháng 2, tháng 3; và 4 tháng sau sinh: tháng 4, 5, 6, 7.

2. Thủ tục hưởng chế độ thai sản:

+ Thủ tục hưởng chế độ thai sản do người lao động thực hiện do người lao động chưa chấm dứt hợp đồng.

Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ ghi tại mục thành phần, số lượng hồ sơ cho BHXH quận/huyện nơi cư trú.

Bước 2: BHXH quận/huyện: Tiếp nhận hồ sơ; giải quyết chế độ, chi trả trợ cấp và trả hồ sơ đã giải quyết cho người lao động.

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản: (quy định tại Điều 113 )

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con hoặc giấy chứng tử trong trường hợp sau khi sinh con mà con chết hoặc mẹ chết.

Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi phải có chứng nhận theo quy định của pháp luật.

3. Xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làm việc đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc xác nhận của người sử dụng lao động đối với lao động nữ là người tàn tật.

4. Danh sách người hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

2. Căn cứ vào

Điều 2. Mức đóng bảo hiểm y tế

1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:

a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế.

Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản;

Như vậy, Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định thì vẫn phải đóng bảo hiểm y tế và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng. Pháp luật không quy định việc không được hưởng chế độ thai sản thì công ty bị truy thu 4,5% tiền lương tháng.

Người lao động khi có căn cứ cho răng có quyết định, hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình có thể khiếu nại theo quy định của pháp luật ( ĐIều 130, ĐIều 131 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006).

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi! Trân trọng./.

4. Điều kiện và thủ tục xin ?

Xin chào luật sư! Tôi có câu hỏi thắc mắc là tôi đóng bảo hiểm từ tháng 1 năm 2015, hiện tôi đang mang thai được 3 tháng, dự kiến sinh cuối tháng 1 năm 2016, vì lý do sức khỏe tôi xin nghỉ vào tháng 9 này, vậy tôi có được hưởng chế độ thai sản không và chế độ tôi được hưởng sẽ như thế nào, tôi sẽ nộp hồ sơ giải quyết chế độ thai sản ở đâu ?

>>

Luật sư tư vấn:

Điều 28 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản:

“Điều 28. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Theo quy định trên, điều kiện để lao động nữ hưởng chế độ thai sản là phải đóng BHXH từ dủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Như vậy chỉ cần từ tháng 1/2015 đến tháng 1/2016 chị đóng BHXH đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì chị sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Thủ tục đối với chế độ thai sản được quy định tại Điều 113 Luật bảo hiểm xã hội.

“Điều 113. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con hoặc giấy chứng tử trong trường hợp sau khi sinh con mà con chết hoặc mẹ chết.”

Chị sẽ làm hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản và nộp tại công ty nơi chị đang làm việc hoặc tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi chị đóng BHXH

>> Tham khảo bài viết liên quan:

5. Mượn tên người khác để xin việc có được hưởng chế độ thai sản không?

Xin kính chào xin giấy phép, nhờ luật sư tư vấn: Vợ em đi làm lấy tên chị gái vậy lúc sinh con có được hưởng bảo hiểm thai sản không? Xin chân thành cảm ơn ạ!

Mượn tên người khác để xin việc có được hưởng chế độ thai sản không?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định Công văn 3663/BHXH-THU V/v hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến gộp sổ BHXH của người lao động có nhiều sổ tại mục I khoản 8 có hướng dẫn về vấn đề của vợ anh như sau: 8. NLĐ đã dùng hồ sơ của người khác để tham gia BHXH và hưởng các chế độ trợ cấp BHXH, nếu còn quá trình chưa hưởng thì sau khi đơn vị (hoặc NLĐ) nộp hồ sơ điều chỉnh theo đúng quy định, cơ quan BHXH thực hiện điều chỉnh hồ sơ về nhân thân đúng và thông báo cho các nơi đã giải quyết chế độ cập nhật nhân thân đúng thông qua Bộ phận chế độ BHXH”.

Căn cứ vào quy định trên thì các bên sẽ tiến hành đính chính lại nhân thân của mình cho đúng theo với các giấy tờ tùy thân của vợ bạn; để vợ bạn có thể làm hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản.

Những điều cần lưu ý: Khi đính chính lại thông tin của mình thì vợ bạn vẫn sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu như đủ điều kiện được hưởng theo quy định.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

6. Đóng bảo hiểm xã hội nhiều năm có được hưởng thai sản ?

Kính gửi xin giấy phép. Em làm việc cho công ty điện tử và đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 3/2011 đến tháng 10/2011. Sau đó em xin nghỉ và sang công ty mới làm và đóng bảo hiểm từ tháng 1/2012 đến tháng 30/7/2015. Hiện tại em đang mang thai gần 7 tháng, do sức khỏe yếu nên em viết và dự kiến sinh vào 15/2/2016.

Vậy em xin hỏi là em có được hưởng chế độ thai sản không ? Và với trường hợp của em thì áp dụng luật bảo hiểm xã hội của năm nào ạ ? Và nếu được chế độ thai sản thì thủ tục cần những gì ?

Em rất mong sớm nhận được phản hồi. Em xin chân thành cám ơn.

Chế độ hưởng bảo hiểm thai sản ?

Luật sư tư vấn:

Như thông tin của bạn, bạn dự kiến sinh vào tháng 2/2016 nên chúng tôi sẽ dựa vào những quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, để tư vấn cho bạn về điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ.

Điều 31 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt , hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này”

Theo quy định này, bạn phải có thời gian tham gia BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì mới đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.

-> Bạn có cung cấp, dự kiến bạn sinh vào ngày 15/2/2016, đồng thời cũng đặt ra trường hợp nếu vợ bạn sinh vào đầu tháng 2/2016. Theo hướng dẫn của Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH, vấn đề của bạn chúng tôi xác định theo các trường hợp sau:

Trường hợp 1: bạn sinh vào thời điểm từ ngày 15 tháng 02 trở đi. Khoản 1 Mục II Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH quy định “Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”

Kết hợp với quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật BHXH 2014 nêu trên, chúng ta xác định được thời gian 12 tháng trước khi sinh của bạn là từ tháng 3/2015 đến tháng 2/2016. Trong khoảng thời gian 12 tháng này, bạn có các tháng tham gia BHXH là tháng 3, 4, 5, 6, 7. Như vậy, bạn có 5 tháng tham gia BHXH trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Nên bạn không đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản.

Trường hợp 2: bạn sinh trước ngày 15 tháng 02. Khoản 1 Mục II Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH quy định: “Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”.

Vậy, xác định khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con của bạn là từ tháng 2/2015 đến tháng 1/2016. Trong khoảng thời gian này, vợ bạn có các tháng tham gia BHXH là tháng 3, 4, 5, 6, 7. Bạn đã có 5 tháng tham gia BHXH trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con nên không đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.

Như vậy, dù bạn có sinh con trước hay sau 15/2/2016 thì bạn vẫn không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Bảo hiểm Xã hội –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *