Chế độ phụ cấp lương của giáo viên theo quy định của pháp luật hiện hành ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Luật DV Xingiayphepgiải đáp các câu hỏi của khách hàng liên quan đến các chế độ về phụ cấp lương đối với giáo viên

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Luật Giáo dục 2005 Sửa đổi bổ sung năm 2009

Quyết định 244/2005/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập

Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thi hành quyết định 244/2005/QĐ_TTg

>&gt Xem thêm: 

2. Nội dung tư vấn

Theo quy định tại Điều 90 BLLĐ, phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh. Theo quy định tại Điều 81 Luật Giáo dục 2005 Sửa đổi bổ sung năm 2009: “Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của pháp luật”.

* Phụ cấp ưu đãi theo nghề:

Điều kiện hưởng: Nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) sẽ được hưởng phụ cấp ưu đãi. 

Mức hưởng: (Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.) 

+ Nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh): 25%

>&gt Xem thêm: 

+ Nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: 30%

+ Nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa: 35%

+ Nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề: 40%

+ Nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng: 45%

+ Nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa: 50%

*Phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân, người có trình độ kỹ năng cao dạy thực hành:

Điều kiện hưởng: Nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân ưu tú trở lên hoặc người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Mức phụ cấp: 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Cách tính, cách hưởng: Phụ cấp đặc thù được tính theo số giờ dạy tích hợp, dạy thực hành thực tế. Phụ cấp đặc thù được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

* Phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm công việc đối với nhà giáo dạy người khuyết tật:

>&gt Xem thêm: 

Điều kiện hưởng:

+ Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

+ Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

+ Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

+ Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Mức hưởng: 

+ Đối với nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: Phụ cấp trách nhiệm công việc bằng mức 0.3 so với mức lương cơ sở; phụ cấp ưu đãi là 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

+ Đối với nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: 0.3 mức lương cơ sở + 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

+ Đối với nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi trên mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) như sau:

Lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật: 35%

>&gt Xem thêm: 

Lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật: 40%

Lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật: 45%

Lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật: 50%

Lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật: 55%

Lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật: 60%

Lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật: 65%

+ Đối với nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi trên mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) như sau:

Lớp hòa nhập có từ 5% đến 10% học viên là người khuyết tật: 5%

Lớp hòa nhập có từ 10% đến 20% học viên là người khuyết tật: 10%

Lớp hòa nhập có từ 20% đến 30% học viên là người khuyết tật: 15%

>&gt Xem thêm: 

Lớp hòa nhập có từ 30% đến 40% học viên là người khuyết tật: 20%

Lớp hòa nhập có từ 40% đến 50% học viên là người khuyết tật: 25%

Lớp hòa nhập có từ 50% đến 60% học viên là người khuyết tật: 30%

Lớp hòa nhập có từ 60% đến 70% học viên là người khuyết tật: 35%

Cách tính, cách hưởng: Phụ cấp đối với nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật được tính theo số giờ giảng dạy người khuyết tật thực tế. Phụ cấp đối với nhà giáo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 Nghị định này được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính, đóng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

* Phụ cấp đối với nhà giáo dạy thực hành: 

>&gt Xem thêm: 

Điều kiện hưởng: 

Nhà giáo dạy thực hành, dạy tích hợp (sau đây gọi chung là nhà giáo dạy thực hành) tại phòng thực hành, xưởng thực hành của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ với những ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau:

+ Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc; dạy thực hành ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định

+ Dạy thực hành trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh vượt quá tiêu chuẩn cho phép

+ Dạy thực hành những ngành, nghề học phát sinh tiếng ồn lớn hoặc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép

+ Dạy thực hành ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

Mức hưởng: 

Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính theo mức Iương cơ sở, gồm các mức sau đây:

>&gt Xem thêm: 

+ 1 yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: mức 0,1

+ 2 yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: mức 0,2

+ 3 yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: mức 0,3

+ 4 yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: mức 0,4

Cách tính, cách hưởng: Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính theo số giờ dạy thực hành thực tế của ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

* , phụ cấp công tác lâu năm đối với nhà giáo công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn:

Điều kiện hưởng: Nhà giáo đang công tác hoặc đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn

Mức hưởng: 

Phụ cấp thu hút: 70% tiền lương tháng hiện hưởng, bao gồm: mức lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có. Thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có và không quá 5 năm. Nếu đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; Nếu đến công tác sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn: (tính trên mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn)

+ Từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm: mức 0.5

+ Từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm: mức 0.7

+ Từ đủ 15 năm trở lên: mức 1.0

* Phụ cấp thâm niên:

Điều kiện hưởng: Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.

Mức hưởng: 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%. Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Xin chào luật sư, tôi tốt nghiệp ngành cử nhân kỹ thuật y học của đại học y dược và tôi được trường tuyển dụng vào làm kỹ thuật viên y ( mã ngạch 16.285) và đang hướng dẫn sinh viên ở phòng thực hành của 1 bộ môn của trường. Vậy tôi có được nhận 25% phụ cấp ưu đãi giáo viên đứng lớp giống các giảng viên khác không ? Chân thành cảm ơn và mong hồi đáp sớm !

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 mục I Thông tư 01/2006/TTLT_BGDĐT_BNV_BTC, chỉ có viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) mới được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo tức chế độ ưu đãi giáo viên đứng lớp như bạn trình bày. Do đó, trường hợp của bạn sẽ không được hưởng phụ cấp ưu đãi 25%.

Đơn vị tôi có giáo viên vì điều kiện gia đinh nên không thể tiếp tục giảng dạy được đã làm hồ sơ xin thôi viêc và có quyết định thôi việc kể từ 1/4/2016. Đơn vị có lên HBXH huyện làm thủ tục thanh toán cho GV thì được HBXH huyện trả lời phải sau 1 năm mới được thanh toán chế độ. Như vậy xin hỏi luật sư chế độ thanh toán như vậy có đúng với qui định của nhà nước không?

 Theo nội dung trình bày của bạn thì bạn đang có ý định thực hiện thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần, vấn đề này sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ_CP, người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, BHXH huyện trả lời với bạn như vậy là đúng theo quy định của pháp luật.

Tôi dạy học được 2 năm. Nhưng vì lý do cá nhân nên tôi không thể tiếp tục xin hỏi liệu tôi có được hưởng trợ cấp gì không?

Theo quy định 45 Luật Viên chức 2010, khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp: Bị buộc thôi việc; Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này; Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này. Trong trường hợp bạn đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đúng theo quy định pháp luật thì bạn có thể được hưởng các khoản trợ cấp trên. 

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với :  hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư lao động – Công ty Luật Minh Khuê.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *