Mẫu quyết định cho phép sáp nhập hội mới nhất

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép xin giới thiệu mẫu quyết định cho phép sáp nhập hội ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ áp dụng cho việc hợp nhất các hiệp hội, hội có cùng tôn chỉ, mục đích hoạt động:

Mục lục bài viết

 

1. Tham khảo mẫu quyết định cho phép sáp nhập hội:

Sáp nhập hội là việc hợp nhất hai hay nhiều tổ chức hội có cùng chức năng hoạt động thành một hội thống nhất và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập cho phép bằng quyết định sáp nhập những hội, hiệp hội, câu lạc bộ đó.

…(1)…
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
—————

Số: /QĐ-…

…., ngày … tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CHO PHÉP SÁP NHẬP HỘI …(2)… VÀO HỘI …(3)… VÀ PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG) HỘI …(3)…

THẨM QUYỀN BAN HÀNH …(4)…

Căn cứ ……………………………………(5)……………………………………………………..;

Căn cứ  ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;

Căn cứ …………………………………(6)………………………………………………………….;

Xét đề nghị của Chủ tịch Hội …(2)…, Chủ tịch Hội …(3)… và …(7)…,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cho phép sáp nhập Hội …(2)… vào Hội …(3)…

Điều 2. Phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội …(3)… ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, Hội …(2)… có trách nhiệm chuyển giao toàn bộ tài sản, tài chính, tổ chức, nhân sự, các quyền và nghĩa vụ cho Hội …(3)..,; đồng thời chấm dứt tồn tại, hoạt động và nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 5. Chủ tịch Hội …(2)…, Chủ tịch Hội …(3)…, …(7)… và Chánh Văn phòng …(1)… chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 5;
– …………;
– Lưu: ……

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan nhà nước ban hành quyết định:

(2) Tên hội bị sáp nhập;

(3) Tên hội được sáp nhập;

(4) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;

(5) Căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định (văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức);

(6) Căn cứ khác liên quan đến thẩm quyền ban hành quyết định (nếu có);

(7) Thủ truởng đơn vị đề nghị ban hành quyết định.

 

2. Hướng dẫn một số quy định về thủ tục thành lập hội

2.1 Cơ sở pháp lý thành lập hội:

 của Chính phủ về việc tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện

 của Bộ Nội vụ : Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, từ thiện.

 

2.2 Một số nội dung phân tích quy định thành lập hội:

Điều 8 của Nghị định 30/2012/NĐ-CP có quy định về điều kiện thành lập quỹ như sau:

Quỹ được thành lập khi có đủ những điều kiện sau đây:

1. Mục đích hoạt động phù hợp với quy định tại Điều 2 Nghị định này.

2. Có sáng lập viên thành lập quỹ theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

3. Ban sáng lập quỹ có đủ số tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

4. Có hồ sơ thành lập quỹ theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.

Điều kiện để quỹ hoạt động gồm có:

– Có giấy phép thành lập và công nhận điều lệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Đã công bố về việc thành lập quỹ;

– Có văn bản xác nhận của ngân hàng nơi quỹ đăng ký mở tài khoản về số tiền mà sáng lập viên đóng góp để thành lập quỹ đã có đủ trong tài khoản của quỹ. Đối với tài sản khác, đã thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản cho quỹ;

– Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ.

2. Việc bạn làm từ thiện xuất phạt từ cái tâm, từ tấm lòng của bạn nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khắn, bất hạnh, việc làm này được Nhà nước khuyến khích. Tuy nhiên, khi bạn thành lập quỹ từ thiện sẽ huy động được sức mạnh, sự hỗ trợ, lòng hảo tâm của mọi người. 

 

3. Hướng dẫn một số quy định về thành lập hiệp hội nghề nghiệp:

 

hành lập Hội cần thực hiện 02 (hai) bước. Trong đó:

Bước 1: Lập Ban vận động thành lập Hội:

1. Hồ sơ gồm thành lập ban vận động:

a) Đơn xin công nhận ban vận động thành lập hội, trong đơn nêu rõ tên hội, tôn chỉ, mục đích của hội, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian trù bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp;

b) Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong ban vận động thành lập hội: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; trú quán; trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn

 

2.Đơn vị cấp phép thành lập hội: 

a) Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;

b) Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh;

c) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.

Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ủy quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã, thì phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong xã;

3.Thời gian thực hiện: 30 ngày 

 

Bước 2: Thành lập Hội

1.Hồ sơ thành lập hội gồm có:

a) Đơn xin phép thành lập hội.

b) Dự thảo điều lệ.

c) Dự kiến phương hướng hoạt động.

d) Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

đ) Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.

e) Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.

f) Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có)

 

2.Đơn vị cấp phép: 

a) Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã.

 

3.Thời gian thực hiện: 60 ngày 

Mọi vướng mắc pháp lý về thành lập hiệp hội hoặc sáp nhập hiệp hội  để được luật sư tư vấn và giải đáp trực tuyến.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự –  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *