Các điều kiện để hợp đồng lao động có hiệu lực pháp luật?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào quý công ty! Tôi có một số thắc mắc cần được giải đáp như sau: tôi chuẩn bị lý hợp đồng lao động với công ty BFA, hợp đồng 2 năm. Tuy nhiên tôi chưa biết hợp đồng sẽ như thế nào, làm sao để có giá trị.

Mục lục bài viết

 

Các vấn đề như: tiền lương, thưởng, thời gian làm việc như thế nào để đúng luật và đảm bảo quyền lợi của tôi. Mong công ty tư vấn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi, với vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012

NỘI DUNG TƯ VẤN:

1. Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động (HĐLĐ) là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện việc làm, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động

Bản chất của HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về các vấn đề thuộc quan hệ lao động (quan hệ lao động cá nhân). Đối tượng của HĐLĐ là việc làm có trả lương; nội dung của hợp đồng gồm các vấn đề về công việc, điều kiện việc làm, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động…

2. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động

2.1 Về nguyên tắc giao kết hợp đồng

Nguyên tắc tự do, tự nguyện

Đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc cho công dân. Nguyên tắc tự do, tự nguyện biểu hiện về mặt chủ quan của các bên tham gia ký kết HĐLĐ, các chủ thể hoàn toàn tự do về mặt ý chí và tự nguyện về lý trí. Mọi hành vi cưỡng bức, dụ dỗ, lừa gạt… thì HĐLĐ luôn bị coi là vô hiệu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ý chí chủ quan của chủ thể bị chi phối bởi ngừi thứ ba, đó là trường hợp người lao động dưới 15 tuổi khi giao kết HĐLĐ với một số công việc được pháp luật cho phép bao giờ cũng phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, mặc dù vậy quy định này là cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động dưới 15 tuổi.

Nguyên tắc bình đẳng:

 Người lao động và người sử dụng lao động có sự tương đồng về vị trí, tư cách, địa vị pháp lý và phương thức biểu đạt trong quan hệ giao kết HĐLĐ, bất cứ hành vi nào làm bất bình đẳng giữa các chủ thể đều bị coi là vi phạm pháp luật HĐLĐ. Tuy nhiên thực tế, khi tham gia quan hệ HĐLĐ giữa các chủ thể là không bình đẳng, điều này xuất phát từ địa vị kinh tế; rõ ràng người sử dụng lao động là kẻ mạnh hơn, có quyền tổ chức, điều hành lao động, trong khi đó  người lao động lại thường ở vị trí yếu thế bởi tài sản duy nhất để tham gia lao động là sức lao động, bị phụ thuộc vào người sử dụng lao động. Vì vậy, nguyên tắc bình đẳng trong giao kết HĐLĐ được nhấn mạnh ở khía cạnh pháp lý của quan hệ.

Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể:

          Để được pháp luật tôn trọng và bảo vệ thì những thỏa thuận trong HĐLĐ phải không được trái với các quy định của pháp luật, chẳng hạn việc giao kết hợp đồng với người lao động dưới 15 tuổi mà không có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của họ thì được coi là trái pháp luật. Bên cạnh đó, HĐLĐ còn phải tuân thủ thỏa ước lao động tập thể, bởi thỏa ước lao động tập thể là văn bản nội bộ có giá trị pháp lý cao nhất, những thỏa thuận trong HĐLĐ trái với thỏa ước thì phải sửa đổi cho phù hợp.

2.2 Điều kiện về chủ thể của hợp đồng lao động

Người lao động:

Điều 3 Khoản 1cũng quy định:  Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.” Có thể thấy người lao động chia thành hai nhóm đối tượng:

Người lao động Việt Nam: là cá nhân, công dân Việt Nam, từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, khả năng lao động được thể hiện qua năng lực pháp luật và năng lực hành vi.. Khả năng lao động được xác định theo công việc thỏa thuận trong HĐLĐ.

Người lao động là người nước ngoài, muốn làm việc tại Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện điều kiện:

 Điều 169. Điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;

c) Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;

d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật này.

Người sử dụng lao động

 Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.”

Về thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động từ phía người sử dụng lao động: theo quy định tại Nghị định 05/2015/NĐ- CP của Chính phủ ngày 12 tháng 01 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động:

– Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã;

– Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật;

– Chủ hộ gia đình;

– Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động 

2.3 Điều kiện về hình thức của HĐLĐ

Hợp đồng lao động có thể giao kết bằng 2 hình thức:

Bằng văn bản: HĐLĐ có thời hạn từ 3 tháng trở lên thì bắt buộc phải bằng văn bản, thời hạn dưới 3 tháng

Bằng miệng: hợp đồng có thời hạn dưới 3 tháng  

HĐLĐ bằng văn bản là một hình thức HĐLĐ trong đó các điều khoản thỏa thuận được ghi vào văn bản, phải được làm thành hai bản, mỗi bên giữ một bản, có chữ ký của hai bên. HĐLĐ bằng lời nói là một hình thức HĐLĐ mà các bên thỏa thuận thông qua sự đàm phán thương lượng bằng ngôn ngữ mà không lập thành văn bản, quá trình giao kết có thể có hoặc không có người làm chứng tùy theo yêu cầu của các bên. Khi giao kết bằng lời nói các bên đương nhiên phải tuân thủ pháp luật về giao kết HĐLĐ. Hợp đồng bằng lời nói được áp dụng cho các công việc có tính chất tạm thời dưới 3 tháng.

Trên thực tế, hầu hết các đơn vị sử dụng lao động sẽ giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản để đảm bảo tính pháp lý.

2.4 Điều kiện về nội dung của HĐLĐ

Về nguyên tắc nội dung của hợp đồng lao động không được trái pháp luật, không vi phạm điều cấm của pháp luật. Nội dung của HĐLĐ là toàn bộ những vấn đề được phản ánh trong HĐLĐ, theo quy định tại Điều 23 BLLĐ thì HĐLĐ phải có những nội dung chủ yếu sau:

a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động; (theo quy định thì có 3 loại hợp đồng lao động:

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn (không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng).

 Hợp đồng lao động xác định thời hạn; (Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng).

Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

đ) Tiền lương: mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác

Trong đó phụ cấp lương, khoản bổ sung khác là những khoản do hai bên thỏa thuận để bù đắp các yếu tố điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc…;

Mức lương là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng và phải đảm bảo điều kiện sau:

 Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

Cần đảm bảo theo quy định: thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần. Đối với những người làm công việc nặng nhọc, độc hại thì không quá  06 giờ trong 01 ngày. Số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm/

Về thời giờ nghỉ ngơi: người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc. Bên cạnh đó cũng cần quy định về ngày nghỉ hằng tuần, nghỉ lễ tết, nghỉ chế độ, nghỉ phép năm…

 

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

Quy định về: tỷ lệ % tính trên tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động và của người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Phương thức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động và của người lao động.

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

l) Các nội dung khác liên quan đến thực hiện nội dung mà hai bên thỏa thuận.

3. Một số lưu ý khi ký hợp đồng lao động

Người sử dụng lao động không được giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày các bên giao kết trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung…

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Hiệu lực của Hợp đồng lao động; mọi thông tin cần tư vấn mời khách hàng liên hệ số tổng đài

Trân trọng cảm ơn!

Trần Nguyệt- Bộ phận hỗ trợ khách hàng công ty Xin giấy phép

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *