Bình luận cá nhân về giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là một trong những hợp đồng quan trọng của giao dịch dân sự nói chung, bởi nó là một quan hệ dân sự phổ
biến trong cuộc sống của nhân dân ta và là một trong những phương thức pháp lý hữu hiệu giúp cho cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập và thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất nhằm thỏa mãn các nhu cầu trong sản xuất kinh doanh và trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nhà nước quy định rất chặt chẽ về trình tự, thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất nhằm quản lý được tốt hơn nguồn tài nguyên đất.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Đất đai của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:

Điều 167 quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất:

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:

a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.

Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;

b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.

Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Tặng, cho quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất từ chủ thể này sang chủ thể khác mà không cần có sự đền bù về mặt vật chất. Luật đất đai năm 2013 bổ sung một số quyền năng cho người sử dụng đất nói chung và hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nói riêng: đó là quyền tặng, cho quyền sử dụng đất vì trên thực tế, tặng, cho quyền sử dụng đất là một hiện tượng phổ biến trong đời sống xã hội. Trong các hộ gia đình, khi con cái đến tuổi trưởng thành, lập gia đình, cha mẹ thường cho họ một phần đất để làm nhà ở hoặc canh tác. Đây là điều hoàn toàn hợp lý. Vấn đề đặt ra ở đây là cần kiểm soát việc tặng, cho thế nào cho phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của chúng ta.

Đối tượng được nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ hộ gia đình, cá nhân rộng hơn so với đối tượng được nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ các tổ chức sử dụng đất ở trong nước. Nếu các tổ chức chỉ được tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng, tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật thì cá nhân, hộ gia đình vừa được tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định trên; vừa được tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở Việt Nam.

Mặt khác, để tránh những trường hợp tặng, cho trái pháp luật như giả tạo tặng, cho nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài chính với Nhà nước…, loại hợp đồng giả tạo này đã được điều chỉnh trong Bộ luật dân sự tại Điều 138 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo và hậu quả pháp lí của giao dịch giả tạo đó. Vấn đề quan trọng là làm thế nào Nhà nước kiểm soát được việc tặng, cho quyền sử dụng đất. Muốn kiểm tra, kiểm soát được giao dịch tặng, cho, Nhà nước cần phải quy định cụ thể những quyền sử dụng đất loại nào được tặng, cho, điều kiện được nhận tặng, cho quyền sử dụng đất và những trường hợp người được tặng, cho phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Ngoài ra, có thể các quy định mức nghĩa vụ tài chính mà người đăng kí quyền sử dụng đất được tặng, cho người khác với những trường hợp được chuyển nhượng, thừa kế…

 Giao dịch tặng, cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân là một loại giao dịch khá phổ biến trong xã hội. Xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn và sự tự nguyện trong mối quan hệ, người sử dụng đất muốn trao tặng tài sản là quyền sử dụng đất của mình cho người khác vì những mục đích nhân đạo, vì lợi ích chung hoặc người thân trong gia đình muốn trao tặng quyền sử dụng đất cho nhau. Tuy nhiên, bên cạnh những ý nghĩa tốt đẹp, đằng sau việc tặng, cho quyền sử dụng đất này còn có những câu chuyện đáng buồn như con cái sau khi được tặng, cho nhà đất xong thì đuổi bố mẹ ra khỏi nhà, không chịu phụng dưỡng cha mẹ; hoặc các vụ các anh chị em cãi nhau, kiện nhau ra tòa án vì tranh nhau nhau đất tặng, cho, thừa kế của cha mẹ… Những vụ việc như vậy khiến cho gia đình không còn yên ấm nữa, các giá trị truyền thống của gia đình bị đảo lộn.

Còn có nhiều trường hợp, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất không có hiệu lực, chủ yếu do các bên không tiến hành đăng ký biến động quyền sử dụng đất, dẫn đến nhiều hậu quả pháp lý không mong muốn khi có tranh chấp xảy ra, nhất là với những người muốn lợi dụng sự không hiểu biết của người khác để trục lợi cho bản thân.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *