Vì sao Phá sản lại được xem là một thủ tục đòi nợ và thanh toán nợ đặc biệt?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Trong bài viết này, xin giấy phép xin lý giải tới Quý Khách hàng vì sao Phá sản lại được xem là một thủ tục đòi nợ và thanh toán nợ đặc biệt, và những lưu ý khi phá sản doanh nghiệp.

Cũng giống như quy định trước đây, tại Luật Doanh nghiệp 2014 khẳng định việc phá sản doanh nghiệp hiện nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản, trong đó quan trọng nhất là Luật Phá sản năm 2014.

1. Phá sản là gì?

Phá sản doanh nghiệp được hiểu là tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

2. Phá sản- Một thủ tục đòi nợ và thanh toán nợ

Khi doanh nghiệp không thanh toán được nợ đến hạn, chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn đến tòa án có thẩm quyền để yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó. Thực chất của việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp mắc nợ của chủ nợ, đó là việc pháp luật cho phép chủ nợ được nhờ tòa án để đòi nợ hộ cho mình khi họ không thể tự đòi nợ được.

Do vậy, bản chất của phá sản chính là một thủ tục đòi nợ (đối với chủ nợ) và thanh toán nợ (đối với doanh nghiệp mắc nợ).

3. Tại sao phá sản lại được xem là một thủ tục đòi nợ và thanh toán nợ đặc biệt ?

Một là, việc đòi nợ và thanh toán nợ trong phá sản được thực hiện thông qua một cơ quan trung gian, đó là tòa án. Điều này khác với thủ tục đòi nợ dân sự chỉ có chủ nợ và con nợ, nghĩa là ai nợ thì đòi người đó. Tòa án với tư cách cơ quan trung gian có thẩm quyền giải quyết phá sản sẽ đại diện cho chủ nợ để đòi nợ con nợ, và đại diện cho con nợ để trả nợ cho chủ nợ.

Hai là, việc đòi nợ và thanh toán nợ trong phá sản là thủ tục đòi nợ mang tính tập thể. Nếu như thủ tục đòi nợ dâ sự chỉ mang tính đơn lẻ giữa chủ nợ và con nợ, thì thủ tục đòi nợ và thanh toán nợ trong phá sản diễn ra đồng thời giữa các chủ nợ và con nợ.

Thứ ba, việc thanh toán nợ dựa trên cơ sở tài sản còn lại của doanh nghiệp (trừ trường hợp doanh nghiệp tư nhân). Nếu như việc thanh toán nợ trong dân sự là vay bao nhiêu, trả bấy nhiêu thì việc thanh toán nợ trong phá sản lại dựa trên cơ sở số tài sản còn lại của doanh nghiệp. Theo đó, nếu tài sản còn lại của doanh nghiệp không đủ để trả hết khoản nợ, các chủ nợ chỉ được nhận lại khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng với số tài sản còn lại của doanh nghiệp.

Bốn là, việc thanh toán nợ chỉ được diễn ra vào thời điểm tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. Nếu việc đòi nợ theo thủ tục dân sự, chủ nợ có thể đòi con nợ vào bất cứ lúc nào, thì thủ tục đòi nợ trong phá sản không phải mọi thời điểm con nợ đều được trả nợ cho chủ nợ. Doanh nghiệp mắc nợ chỉ được thanh toán các khoản nợ không bảo đảm cho các chủ nợ không bảo đảm và bảo đảm một phần sau khi có quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của tòa án. Đối với khoản nợ có bảo đảm, việc xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp cũng bị tạm đình chỉ theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trừ trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị.

4. Những lưu ý khi phá sản doanh nghiệp

Mặc dù Doanh nghiệp thực hiện thủ tục phá sản có thể giảm được gánh nặng tài sản đối với chủ nợ khi tài sản của Doanh nghiệp không còn bởi chủ nợ chỉ được nhận lại khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng với số tài sản còn lại của doanh nghiệp. Tuy nhiên khi thực hiện thủ tục này, Doanh nghiệp sẽ đánh mất uy tín trên thương trường, cũng như làm xấu đi năng lực quản lý kinh doanh trong mắt các đối tác kinh doanh của người quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt khi phá sản doanh nghiệp, chủ sở hữu, các thành viên của hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc doanh nghiệp sẽ không được thành lập, không được làm người quản lý, điều hành bất cứ doanh nghiệp nào trong thời hạn từ 1 năm đến 3 năm kể từ khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản.

Do vậy, việc phá sản doanh nghiệp chỉ nên đặt ra nếu doanh nghiệp cũng như người quản lý doanh nghiệp muốn rút khỏi thương trường, hoặc trong trường hợp bất khả kháng khi doanh nghiệp không thể thanh toán các khoản nợ dù đã thực hiện các giải pháp khác nhau. Bởi uy tín của doanh nghiệp và hình ảnh năng lực của người quản lý là hai yếu tố quan trọng để tạo nên thành công trong môi trường kinh doanh.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Xin giấy phép về vấn đề “ Vì sao Phá sản lại được xem là một thủ tục đòi nợ và thanh toán nợ đặc biệt?”. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *