Bị tai nạn lao động xin điều trị ngoại trú được không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Sau khi xảy ra tai nạn lao động việc điều trị tai nạn lao động luôn được người lao động quan tâm về các chế độ viện phí, chăm sóc, thuốc men hoặc điều trị nội trú, ngoại trú. xin giấy phép tư vấn và giải đáp cụ thể quy định của pháp luật về vấn đề trên:

Mục lục bài viết

1. Bị tai nạn lao động xin điều trị ngoại trú được không?

Kính chào luật sư, tôi bị tai nạn lao động, đã nằm viện điều trị (phẫu thuật kết hợp xương đùi do bị gãy) là 11 ngày thì bác sĩ cho xuất viện.

Lúc này tôi phải đi 2 nạng và phải co chân bị gãy lên không cho chạm đất, bác sĩ điều trị có in vào giấy ra viện là 15 ngày sau tái khám, sau lần đó cứ đều đặn 4 tuần đi tái khám 1 lần (theo lời dặn in tren toa thuốc tái khám trước), đến nay đã 8 lần tái khám. Nay tôi đã đi làm trở lại, công ty của tôi yêu cầu tôi phải có giấy điều trị ngoại trú, kính xin luật sư tư vấn giúp, làm thế nào để tôi xin được giấy điều trị ngoại trú (tôi có hỏi bác sĩ điều trị thì bác sĩ trả lời là giấy hẹn tái khám hàng tháng và toa thuốc là thay thế giấy điều trị ngoại trú rồi).

Vậy có đúng không ạ? Tôi nghỉ tổng cộng là 6 tháng. Xin luật sư giúp cho, cảm ơn luật sư.

Bị tai nạn lao động xin điều trị ngoại trú được không ?

Tư vấn pháp luật lao động về , gọi:

Trả lời:

Trường hợp bạn tham gia quan hệ lao động, bạn bị tai nạn lao động, bạn sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định tại Điều 38 .

Vì bạn không cung cấp mức độ suy giảm lao động khi bị tai nạn lao động, nên trường hợp này không có đủ căn cứ để xác định xem bạn được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng hay trợ cấp một lần.

Trường hợp bạn đi làm trở lại mà sức khỏe còn yếu bạn được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 54 :

“2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;

b) Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;

c) Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.

3. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở.”

Công ty bạn yêu cầu bạn xuất trình giấy điều trị ngoại trú để tiến hành làm hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động cho bạn. Giấy điều trị ngoại trú này có thể là giấy hẹn tái khám hàng tháng, đơn thuốc do bác sĩ chỉ định và có xác nhận của cơ sở y tế mà bạn điều trị. Vì theo quy định của pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về bắt buộc phải có Giấy điều trị ngoại trú, theo Điều 57 :

Điều 57. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.

3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.”

>> Tham khảo nội dung:

2. Người lao động chết do tai nạn lao động được hưởng những chế độ gì?

Kính chào luật sư, hiện tôi đang có một vấn đề cần luật sư tư vấn giúp, gia đình tôi có một người thân bị chết do tai nạn lao động có tham gia đóng bảo hiểm xã hội, vậy với trường hợp này gia đình tôi sẽ nhận được những chế độ gì ? Mong luật sư tư vấn giúp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Người lao động chết do tai nạn lao động được hưởng những chế độ gì?

Trả lời:

Căn cứ Điều 144 và Điều 145 thì thân nhân của người bị tai nạn lao động sẽ được hưởng các chế độ sau:

Thứ nhất, bồi thường từ phía công ty:

– Về phía người sử dụng lao động khi có người lao động bị tai nạn lao động và dẫn tới chết người thì có trách nhiệm thanh toán chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

– Trả đủ lương theo cho người lao động bị tai nạn lao động trong thời gian điều trị.

– Nếu người lao động bị tai nạn lao động chết người thì phải bồi thường như sau:

* Trường hợp không phải do lỗi của người lao động:

– Bồi thường ít nhất bằng 30 tháng tiền lương theo Hợp đồng lao động trong trường hợp người lao động bị chết do tai nạn lao động.

* Trường hợp do lỗi của người lao động:

– Bồi thường ít nhất bằng 40% của 30 tháng tiền lương theo Hợp đồng lao động trường hợp người lao động bị chết do tai nạn lao động.

Thứ hai, Chế độ bảo hiểm xã hội:

– Trợ cấp mai táng phí:

+ Người lao động chết do tai nạn lao động được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động bị tai nạn lao động chết theo Điều 66 :

“1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:

b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.”

– Hưởng trợ cấp tuất hàng tháng:

Hưởng trợ cấp tuất hàng tháng khi người lao động bị tai nạn lao động chết nếu có thân nhân thỏa mãn điều kiện tại khoản 2 Điều 67 dưới đây đồng thời thân nhân phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở.

2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:

a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;

d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.”

Mức trợ cấp tuất hàng tháng:

Theo Điều 68 quy định mức trợ cấp tuất hằng tháng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

Lưu ý về thời hạn:

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người tham gia bảo hiểm xã hội chết thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp hồ sơ đề nghị cho người sử dụng lao động. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ thân nhân của người lao động, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho thân nhân của người lao động. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Trợ cấp tuất một lần:

Trợ cấp tuất một lần áp dụng theo quy định tại Điều 69 như sau:

“Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:

1. Người lao động chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này;

2. Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này;

3. Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

4. Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật này thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.”

Mức hưởng trợ cấp một lần như sau: Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần.

>> Tham khảo nội dung:

3. Thời gian nằm viện vì bị tai nạn lao động có được hưởng chế độ ốm đau không?

Chào luật sư! Tôi có câu hỏi chưa rõ cần sự giải đáp của luật sư: Tháng trước chồng tôi bị tai nạn lao động trong quá trình làm việc, phải nằm điều trị tại bệnh viện và bác sĩ nói phải mất khoảng 01 tuần nữa mới có thể ra viện. Tôi muốn hỏi ngoài chế độ tai nạn lao động chồng tôi được chi trả thì thời gian nằm điều trị tại bệnh viện có được tính và hưởng chế độ ốm đau không? Tôi rất mong sớm nhận được câu trả lời từ quý luật sư. Xin cảm ơn!

Thời gian nằm viện vì bị tai nạn lao động có được hưởng chế độ ốm đau không ?

Trả lời:

Căn cứ Điều 3, Mục 1, Chương II ngày 29 tháng 12 năm 2015 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:

Điều 3. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:

a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

b) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

c) Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:

b) Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.”

Như vậy, điều kiện để người lao động được hưởng chế độ ốm đau sẽ không bao gồm đang bị tai nạn lao động và thời gian người lao động nghỉ để điều trị lần đầu do tai nạn lao động thì không được giải quyết theo chế độ ốm đau. Do vậy, chồng bạn bị tai nạn lao động phải nằm viện thì không được hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội.

>> Tham khảo nội dung liên quan:

4. Hướng dẫn hưởng ?

Chào luật sư! Tôi bị tai nạn lao động trong giờ làm việc, tôi bị gãy tay và vở lún xương cột sống nằm điều trị tại bệnh viện Việt Đức, Hà Nội bằng cách bố bột. Tôi làm việc cho công ty có đóng đầy đủ tất cả bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, con người. Từ khi bị 20/10/2018 tôi mới chỉ được bảo hiểm xã hội thanh toán ít tiền viện phí và công ty trợ cấp cho 2 tháng lương cơ bản, ngoài ra công ty đang làm giấy tờ để tôi giám định thương tật.

Tôi muốn hỏi:

1. Làm giám định thương tật có mất nhiều thời gian nữa không?

2. Bảo hiểm có trợ cấp gì thêm cho tôi nữa không?

3. Tôi phải nghỉ 3 tháng ở nhà nhưng không có loại bảo hiểm gì trợ cấp cả có phải không?

4. Bảo hiểm con người là nhằm mục đích gì?

Tôi xin cảm ơn!

:

Trả lời:

4.1. Thủ tục giám định thương tật

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 về hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì hồ sơ giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động:

– Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động;

– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định tại Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Mẫu hồ sơ bệnh án;

– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT- BLĐTBXH-BYT ngày 21 tháng 5 năm 2012 của liên tịch Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động;

– Giấy ra viện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.

Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của : Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.

– Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.

4.2. Các chế độ bảo hiểm

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Do đó, khi bị tại nạn lao động bạn đã được hưởng chế độ:

* Bảo hiểm y tế theo quy định của :

* Chế độ bảo hiểm xã hội: Điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động được quy định tại Điều 45 :

“Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Theo Điều 48 và Điều 49 quy định về mức trợ cấp một lần và trợ cấp hằng tháng, bạn có thể tham khảo qua bài viết sau:

4.3. Nghỉ 3 tháng ở nhà có được hưởng trợ cấp gì hay không?

Trước hết, cần xác định nghỉ 3 tháng ở nhà này của bạn là do sức khỏe của bạn chưa phục hồi hay vì một số lý do nào khác. Nếu trường hợp bạn được hưởng chế độ tai nạn lao động thì bạn có thể được hưởng trợ cấp hằng tháng và theo quy định, và bạn có thể được hưởng tiền lương cho những ngày bạn không làm việc do người sử dụng lao động chi trả cho bạn theo Điều 145 .

4.4. Bảo hiểm con người nhằm mục đích gì?

Theo quy định của về hợp đồng bảo hiểm con người thì:

“Điều 31. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người

1. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khoẻ và tai nạn con người.”

Đối với Bảo hiểm con người, đây không phải là mộtt trong các loại bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật hiện hành, quan hệ bảo hiểm con người phát sinh dựa trên hợp đồng bảo hiểm con người. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, thì bên kinh doanh bảo hiểm sẽ chi trả một khoản tiền cho bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.

Như vậy, mục đích của bảo hiểm con người là chi trả những khoản tiền đã thỏa thuận trước cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra những sự kiện tác động đến chính bản thân người được bảo hiểm. Những rủi ro này là tai nạn, bệnh tật, ốm đau, tử vong, tuổi già và những bấp bênh khác về tuổi thọ con người. Khi những sự kiện này xảy ra tác động đến người được bảo hiểm, người bảo hiểm không tham gia một cách trực tiếp vào việc khắc phục hậu quả của chúng.

>> Tham khảo thêm:

5. Tai nạn lao động dưới 5% thì được hưởng chế độ gì?

Thưa luật sư, tôi có một vấn đề này muốn hỏi luật sư như sau: Bạn của tôi bị tai nạn lao động, tỉ lệ thương tật là 4%. Luật sư cho tôi hỏi bạn của tôi có thể được hưởng những chế độ gì? Trân trọng cảm ơn Luật sư!

Tai nạn lao động dưới 5% thì được hưởng chế độ gì ?

Trả lời:

Theo Điều 4 quy định các bao gồm:

“1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

a) Ốm đau;

b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.”

Theo quy định tại Điều 142 , tai nạn lao động là tai nạn gây thương tổn cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn, trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động nếu có phát sinh tai nạn lao động thì bạn thuộc chế độ được hưởng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, cũng quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động tại Điều 45.

Theo đó, bên cạnh các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 142 thì người bị tai nạn lao động phải suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên mới đáp ứng đủ các , vì vậy, trong trường hợp của bạn không đủ điều kiện tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, bạn sẽ được hưởng bảo hiểm khi đi khám bệnh, chữa bệnh nếu bạn tham gia bảo hiểm y tế.

– Về mức hưởng bảo hiểm y tế:

Theo quy định tại Điều 22 về mức hưởng bảo hiểm y tế như sau:

“Điều 22: Mức hưởng bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo các quy định tại điều 26,27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi được hưởng như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 2, 9 và 17 Điều 12 của Luật này;

b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

c) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 13 và 14 Điều 12 của Luật này;

d) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.”

Như vậy, với trường hợp của bạn sẽ được bảo hiểm y tế chi trả 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế khám chữa bệnh. Khi bạn chịu ảnh hưởng của tai nạn lao động nhưng mức thương tật nhỏ hơn 5% thì bạn chưa đủ điều kiện để hưởng bảo hiễm xã hội về tai nạn lao động.

>> Tham khảo thêm:

6. Hướng dẫn cách xác định về tai nạn lao động?

Thưa luật sư, mẹ tôi bị tai nạn giao thông đến nay đã 02 tháng, xảy ra trên đường đi làm về. Theo đo đạc và dựng lại hiện trường của cơ quan công an thì mẹ tôi không vi phạm lỗi giao thông. Người gây tai nạn phạm có lỗi nhưng đến nay chưa có biện pháp hỏi thăm và xử lý đền bù. Mong Luật sư cho em hỏi: Mẹ tôi có được hưởng tai nạn lao động không (mẹ tôi đã đóng được 12 năm). Việc xử lý phương tiện và việc bồi thường thì như thế nào? Xin cảm ơn!

Xác định về tai nạn lao động ?

:

Trả lời:

Thứ nhất đó có phải là tai nạn lao động hay không?

Căn cứ Điều 142 quy định về tai nạn lao động:

“1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.

2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.

3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.”

Như vậy, theo quy định trên thì mẹ bạn tuy bị tai nạn trên tuyến đường đi làm về nhưng phải đáp ứng điều kiện đó là tai nạn xảy ra trong thời gian hợp lý từ công ty về nhà thì mẹ bạn vẫn được hưởng chế độ tai nạn lao động.

Thứ hai về vấn đề xử lý phương tiện giao thông như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 125 quy định như sau:

Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.”

Như vậy, cách thức xử lý phương tiện giao thông thì:

Trường hợp 1: Đối với vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu hình sự thì phương tiện được giao cho cơ quan có thẩm quyền. Về thời hạn trả lại phương tiện giao thông căn cứ khoản 3 Điều 106 :

“3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;

b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;

c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;

d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.”

Trường hợp 2: Nếu không có dấu hiệu hình sự thì mẹ bạn không có lỗi thì phương tiện được trả ngay cho mẹ bạn.

Thứ ba về vấn đề bồi thường thiệt hại?

Căn cứ Mục 2 Chương XX quy định về bồi thường thiệt hại về tài sản, thiệt hại về sức khỏe, do đó, mẹ bạn sẽ được bồi thường những khoản tương ứng. Bạn có thể tham khảo qua bài viết sau:

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Lao động – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *