Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và tính giới hạn của quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là gì ? Làm gì để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh kinh doanh hiện nay. xin giấy phép là đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ luôn sẵn sàng tư vấn đăng ký quyền và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật:

Mục lục bài viết

1. Tính giới hạn của quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu không phải là quyền tuyệt đối mà bị giới hạn bởi các yếu tố được quy định cụ thể trong pháp luật sở hữu trí tuệ.

Tính giới hạn của quyền sở hữu công nghiệp

Luật sư tư vấn:

Theo khoản 4, điều 4 của thì quyền sở hữu công nghiệp là quyefn của tổ chức cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh donh, do mình sáng tạo ra hoặc sở hưu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu không phải là quyền tuyệt đối mà bị giới hạn bởi các yếu tố được quy định cụ thể trong pháp luật sở hữu trí tuệ. Các yếu tố hạn chế quyền sở hữu công nghiệp được ghi nhận tại Điều 132 :

Quyền của người sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; Các nghĩa vụ của chủ sở hữu, bao gồm: trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí và sử dụng sáng chế, nhãn hiệu; Chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Với từng yếu tố trên, pháp luật đã quy định chi tiết từ Điều 133 đến Điều 137 tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu rõ phạm vi quyền và giới hạn của mình trong sở hữu công nghiệp.

– Chủ sở hữu phải chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan Nhà nước trong trường hợp phục vụ vì mục đích công cộng, phi thương mại, quốc phòng an ninh, phòng bệnh, chữa bênh, dinh dưỡng cho nhân dân và đáp ứng các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội.

– Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được quy định tại Điều 134 Luật Sở hữu trí tuệ: Trường hợp trước ngày đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được công bố mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cho phép.

– Chủ sở hữu có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí với mức thù lao được quy định tại Điều 135 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể: 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí. Với trường hợp có đồng tác giả thì chủ sở hữu trả mưc thù lao quy đinh như trên cho tất cả các đông tác giả, các đồng tác giả tự thỏa thuận việc phân chia tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả. Nghĩa vụ này tồn tại trong suốt thời gian bảo hộ.

– Đồng thời, chủ sở hữu còn có nghĩa vụ sử dụng sáng chế, nhãn hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu an ninh quốc phòng, phòng bệnh, chữa bệnh, nhu cầu cấp thiết khác của xã hội. Chủ sở hữu phải sử dụng liên tục nhãn hiệu đó, nếu không được sử dụng liên tục trong năm năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu sẽ bị chấm dứt.

– Ngoài ra, chủ sở hữu còn có nghĩa vụ cho phép người khác sử dụng sáng chế cơ bản để phục vụ cho việc sử dụng sáng chế phụ thuộc trong trường hợp sáng chế phụ thuộc được coi là bước tiến quan trọng về mặt kĩ thuật so với sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn. Nếu chủ sở hữu không đáp ứng yêu cầu mà không có lí do chính đáng thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đó cho chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Thanh tra là gì? Nội dung thanh tra, kiểm soát về sở hữu công nghiệp?

Trả lời :

Thanh tra, kiểm soát (thanh tra) là sự xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện pháp luật của tổ chức, cá nhân do tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện theo trình tự pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân khác.

Hoạt động của cơ quan Thanh tra được gọi là thanh tra. Hoạt động của cơ quan Quản lý thị trường được gọi là kiểm soát.

Thanh tra để làm gì (mục đích)? – Thanh tra để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, để phục vụ quản lý nhà nước, để bảo vệ lợi ích nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Ai có quyền thanh tra (chủ thể)? – Tổ chức, người có thẩm quyền được pháp luật giao trách nhiệm.

Thanh tra ai (đối tượng)? – Thanh tra đối với các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý nhà nước của tổ chức mình.

Thanh tra cái gì (nội dung)? – Thanh tra việc thực hiện pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp của tổ chức mình.
Thanh tra như thế nào (nghiệp vụ)? – Thanh tra theo trình tự, nghiệp vụ do pháp luật quy định (Điều 4.1 Luật Thanh tra).

Thanh tra về sở hữu công nghiệp là hoạt động của cơ quan hành pháp (Thanh tra khoa học và công nghệ, Thanh tra thông tin truyền thông, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Quản lý thị trường, Hải quan, Cục Quản lý cạnh tranh, Uỷ ban nhân dân các cấp) nhằm mục đích đảm bảo cho hiệu lực pháp luật về sở hữu công nghiệp được thực thi nghiêm chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm quy định quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu quyền, đảm bảo cho quyền sở hữu công nghiệp của chủ văn bằng, tác giả không bị xâm phạm, chống cạnh tranh không lành mạnh , đấu tranh để phòng ngừa và xử lý các hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu công nghiệp.

Nội dung thanh tra về sở hữu công nghiệp bao gồm thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong quá trình xác lập quyền sở hữu công nghiệp, sử dụng quyền đã được xác lập, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu (bao gồm cả hàng hoá giả mạo về sở hữu công nghiệp và hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp), quyền tác giả, quyền sử dụng và các nghĩa vụ của chủ văn bằng, tác giả các đối tượng sở hữu công nghiệp. Thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình xác lập quyền, sử dụng quyền, và xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số : để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Toà án có vai trò gì trong hoạt động xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp?

Thưa luật sư, xin hỏi: Toà án có vai trò gì trong hoạt động xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp ? Cảm ơn!

Trả lời:

Toà án có vai trò xét xử các vụ kiện dân sự, hình sự và hành chính liên quan đến sở hữu công nghiệp như sau:

Toà hành chính: Xét xử các vụ kiện hành chính liên quan đến quyết định hành chính trong việc xác lập, huỷ bỏ văn bằng bảo hộ quyền và vụ kiện đối với quyết định xử phạt hành chính hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Toà dân sự: Xét xử theo thủ tục tố tụng dân sự các vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.

Toà hình sự: Xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự các vụ án xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý có dấu hiệu tội phạm (Điều 200.2 Luật SHTT).

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp?

Thưa luật sư, xin hỏi: Như thế nào là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” trong Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp?

Trả lời:

Theo thông tư liên tịch của Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Công an – Bộ Tư pháp số ngày 29/2/2008, người nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu (là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý) và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Hành vi này bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” theo khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự (với mức hình bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm):

a) Đã thu được lợi nhuận từ 150 triệu đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 450 triệu đồng trở lên;

c) Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.

Theo quy định nói trên thì trường hợp làm giả hàng hóa mang nhãn hiệu (đã đăng ký) gây thiệt hại 500 triệu đồng cho chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Người phạm tội có thể bị phạt tù tối đa đến 3 năm và phải bồi thường toàn bộ các thiệt hại đã gây ra cho chủ sở hữu nhãn hiệu.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

5. Tư vấn thủ tục Cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được hiểu là một tổ chức có tư cách pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định được phép hành nghề trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Tóm tắt nội dung:

a. Trình tự thực hiện:

– Tiếp nhận hồ sơ: Hồ sơ yêu cầu có thể được nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Xử lý hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định cấp chứng chỉ hành nghề và cấp chứng chỉ hành nghề cho người nộp hồ sơ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp;

+ Trường hợp hồ sơ có thiếu sót, Cục sở hữu trí tuệ ra thông báo các thiếu sót của hồ sơ để người nộp hồ sơ sửa chữa; hoặc ra thông báo từ chối cấp chứng chỉ hành nghề, nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu hoặc hồ sơ không hợp lệ.

b. Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Qua bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ khai (02 tờ theo mẫu);

+ Bản sao thông báo đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức;

+ 02 ảnh 3×4;

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.

– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Tư vấn thủ tục Cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

d. Thời hạn giải quyết: 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

– Quyết định hành chính cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;

– Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

h. Lệ phí:

– Phí thẩm định hồ sơ yêu cầu cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng.

– Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp: 200.000 đồng.

– Lệ phí công bố quyết định cấp chứng chỉ: 150.000 đồng.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai cấp chứng chỉ hành nghề đại diện (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện bảo cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp:

– Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Thường trú tại Việt Nam;

– Có bằng tốt nghiệp đại học;

– Trực tiếp làm công tác pháp luật về sở hữu công nghiệp liên tục từ 5 năm trở nên hoặc trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về sở hữu công nghiệp từ 5 năm trở nên, hoặc tốt nghiệp khoá đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận;

– Không làm việc trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp;

– Đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

– Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

– Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

– Thông tư số 22/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam:

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuệ, gọi:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu Trí tuệ – Công ty Xin giấy phép

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *