Đăng ký thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp mất bao lâu ?

Thành lập doanh nghiệp hay thành lập công ty là bước đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng trong kế hoạch kinh doanh, khởi nghiệp của mỗi cá nhân. Vậy, thủ tục thực hiện thủ tục này như thế nào ? Các vấn đề pháp lý gì cần quan tâm khi mở doanh nghiệp ? Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Đăng ký thành lập công ty mất bao lâu ?

Chào Luật sư, cho hỏi làm Giấy phép kinh Doanh CT thì bao lâu sẽ ra giấy phép? các nghành nghề như sau : – các sản phẩm vật liệu xây dựng nhập khẩu từ Italy và Ba lan – bia rượi từ Ba Lan và Italy – dịch vụ tư vấn du lịch và tổ chức tour..v.v.v… – Trước đây tôi có một công ty nhưng đã giải thể, vấn đề là bên thuế vẫn chưa hoàn tất các thủ tục giải thể, nếu như khôi phục lại cty cũ …đổi tên và bổ sung ngành nghề …vậy có nhanh hơn và lợi hơn không? Xin cám ơn

Đăng ký thành lập công ty mất bao lâu?

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 27. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp Căn cứ Khoản 2 Điều 27 có quy định cụ thể như sau :

“Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.”

Như vậy thời gian theo pháp luật để bạn có thể dược cấp giấy kinh doanh là 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, nếu cơ quan có thẩm quyền từ chối cấp giấy đăng kí kinh doanh thì sẽ phải thông báo bằng văn bản cho bạn để bổ sung hay sửa đổi hồ sơ.

Vì thủ tục khá đơn giản và thời gian ngắn vậy nên bạn có thể chọn phương án thành lập công ty mới. Tuy nhiên, bạn vẫn phải làm thủ tục giải thể công ty cũ trước khi đăng ký thành lập công ty mới

2. Có phải làm biên bản thỏa thuận trước khi thành lập công ty cổ phần?

Hiện nay, tôi muốn thành lập công ty cổ phần về kinh doanh bất động sản. Tuy nhên, về thủ tục thành lập, có 1 số điều tôi chưa được rõ lắm, mong được giải đáp giúp ạ. Thứ nhất, khi thống nhất về tên công ty, trụ sở, người đại diện cho pháp luật hay con dấu của công ty thì có cần phải tổ chức họp Hội đồng cổ đông hay làm văn bản thỏa thuận gì đó không ? (Nếu có thì có thể cho tôi tham khảo được không) Thứ hai, Khi thành lập công ty về kinh doanh bất động sản thì tôi sẽ phải chịu những loại thuế nào vậy ạ?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

1. Khi thống nhất về tên công ty, trụ sở, người đại diện theo pháp luật hay con dấu của công ty thì có cần phải tổ chức họp Hội đồng cổ đông hay làm văn bản thỏa thuận hay không?

Về thủ tục theo , khi thành lập công ty cổ phần không buộc phải có biên bản thỏa thuận giữa các cổ đông về thống nhất tên, trụ sở, người đại diện hay con dấu. Các vấn đề này chỉ cần được nêu trong hồ sơ thành lập gồm:

– Giấy đề nghị thành lập công ty cổ phần: theo mẫu, có chữ ký của người đại diện theo pháp luật

– Dự thảo điều lệ công ty: phải có đủ chữ ký của các cổ đông sáng lập

– Danh sách cổ đông sáng lập

– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước, hộ chiếu hợp lệ của cổ đông là cá nhân/ bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cổ đông là tổ chức

Vậy, mặc dù không phải họp và có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, nhưng trong Dự thảo điều lệ công ty đã ghi nhận các nội dung về tên, trụ sở, người đại diện theo pháp luật và có yêu cầu tất cả các cổ đông sáng lập ký tên.

2. Khi thành lập công ty về kinh doanh bất động sản thì sẽ phải chịu những loại thuế nào?

Khi thành lập doanh nghiệp, tùy vào tình hình phát sinh thực tế mà doanh nghiệp phải đóng các loại thuế sau:

– Thuế môn bài

– Thuế thu nhập doanh nghiệp

– Thuế thu nhập cá nhân

– Thuế giá trị gia tăng

– Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

– Phí và lệ phí khác

3. Thành lập công ty dịch vụ sửa chữa ?

Thưa luật sư! Hiện tại em đang có nhu cầu thành lập 1 công ty chuyên về dịch vụ sửa chữa. Anh chị tư vấn giúp em, vì em chỉ chuyên về sửa chữa điện lạnh, điện gia dụng, máy lọc nước dân dụng. Cũng chưa rõ thủ tục thế nào , chi phí ra sao, thuế môn bài hành năm ?

Anh chị tư vấn giúp ạ

>>

Luật sư tư vấn:

– Về thủ tục thành lập công ty, do bạn không nêu cụ thể về loại hình công ty là gì nên không thể tư vấn cụ thể cho bạn được.

Về thủ tục chung: Bạn chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại như sau:

1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định tại Nghị định này tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi:

a) Có đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định này;

b) Tên doanh nghiệp đã được điền vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

c) Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;

d) Đã nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

3. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

4. Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sau khi được số hóa vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

4. Thủ tục thành lập Công ty cổ phần mới nhất hiện hành ?

Thưa luật sư, hiện tại tôi đang có nhu cầu thành lập một công ty cổ phần. Tôi và một số bạn bè cùng nhau góp vốn để đầu tư. Tôi không biết trình tự thủ tục thực hiện ra sao. Vì vậy tôi muốn nhờ Luật sư hướng dẫn ? Tôi trân thành cám ơn!

Thủ tục thành lập Công ty cổ phần mới nhất hiện hành 2018

Luật sư tư vấn:

Công ty cổ phần là doanh nghiệp duy nhất có quyền phát hành cổ phiếu và được tham gia huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Với bản chất đặc biệt của công ty cổ phần là loại hình công ty có nhiều cổ đông góp vốn vì thế mà Luật doanh nghiệp có quy định về số lượng tối thiểu cổ động để có thể thành lập công ty cổ phần là 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa cổ đông của công ty cổ phần.

Các bước thành lập công ty cổ phần mới nhất như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký công ty

Để thành lập công ty cổ phần quý khách hàng chỉ cần chuẩn bị duy nhất là Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân (Thẻ căn cước công dân) hoặc hộ chiếu còn thời hạn của cổ đông sáng lập công ty hoắc bản công chứng Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN (đối với cổ đông sáng lập là tổ chức).

Các điều kiện khác về chứng chỉ, giấy phép con, Quý khách hàng có thể xin sau khi thành lập và đảm bảo duy trì trong quá trình hoạt động của công ty cũng như quy định về vốn pháp định công ty cổ phần cũng chỉ phải kê khai mức vốn theo quy định tối thiểu phải có của ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định mà không phải thực hiện nghĩa vụ chứng minh phần vốn kê khai khi nộp hồ sơ thành lập công ty cổ phần.

Danh mục hồ sơ thành lập công ty cổ phần nộp tại cơ quan nhà nước:

Đơn đề nghị đăng ký thành lập công ty cổ phần;

Điều lệ công ty cổ phần;

Danh sách cổ đông công ty cổ phần

Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của cổ đông công ty cổ phần;

Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức

Quyết định góp vốn của cổ đông là tổ chức

Bước 2: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin về:

Ngành, nghề kinh doanh của công ty;

Thông tin các cổ đông sáng lập của công ty cổ phần.

Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp và thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp

Sau 01 -03 ngày kể tư ngày nhận thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Lưu ý: Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành:

Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu chỉ bắt buộc thể hiện những thông tin sau đây:

Tên doanh nghiệp;

Mã số doanh nghiệp

Như vậy, theo quy định mới này hình thức con dấu là do doanh nghiệp lựa chọn và quyết định chỉ cần đảm bảo các thông tin tối thiểu nêu trên. Tuy nhiên, để đảm bảo thống nhất việc sử dụng con dấu pháp nhân chúng tôi khuyến cáo doanh nghiệp nên sử dụng khuôn dấu thông thường (dấu tròn) và không để thông tin quận nơi danh nghiệp đặt trụ sở để sau này nếu doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi trụ sở khác quận không phải thực hiện khắc lại con dấu pháp nhân của công ty. Ngoài ra, theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành công ty cổ phần có quyền khắc nhiều con dấu để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

Ưu nhược điểm của công ty cổ phần

Ưu điểm:

Dễ dàng huy động vốn thông qua việc chào bán cổ phiếu, trái phiếu, không hạn chế số lượng cổ đông tham gia.

Chịu trách nhiệm hữu hạn khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi số cổ phẩn đã mua.

Chuyển nhượng dễ dàng trong nội bộ công ty mà không phải làm thủ tục thông báo tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (nếu cổ đông chuyển nhượng không phải là cổ đông sáng lập của công ty).

Nhược điểm

Khó quản lý cổ đông tham gia vào công ty do việc tự do chuyển nhượng đối với cổ đông phổ thông;

Ngoài ra, đối với công ty cổ phần khi cổ đông muốn chuyển nhượng cổ phần cổ đông bị đóng thuế thu nhập cá nhân bắt buộc là 0,1% kể cả khi công ty kinh doanh không có lãi (áp dụng theo hình thức chuyển nhượng chứng khoán).

Bộ máy quản lý có thể rất cồng kềnh gây khó trong việc đưa ra phương hướng kinh doanh kịp thời với biến đổi thị trường do việc không hạn chế số lượng cổ đông tối đa và tự do chuyển nhượng cổ phần. Mặt khác, trên thế giới việc thay đổi chủ sở hữu (thậm chí là ông chủ, đội ngũ quản lý) của công ty cổ phần (nhất là công ty niêm yết) có thể thường xuyên xảy ra do đặc điểm này của công ty cổ phần.

5. Quy định mới về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ?

Thưa luật sư, Tôi muốn biết về những điểm mới về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp năm 2018 ? Cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Từ ngày 27/12/2017, Chính phủ ban hành về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và :

Theo đó, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi trong thành phần hồ sơ và nội dung của các mẫu đơn, tờ khai trong thời gian tới. Cụ thể:

– Về thành phần hồ sơ:

Bãi bỏ thành phần hồ sơ “Bản sao thẻ CCCD, giấy CMND, hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp pháp khác” khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.

– Về mẫu đơn, tờ khai:

+ Thay thế quy định về “địa chỉ thường trú, quốc tịch, số thẻ CCCD, giấy CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác” thành “số định danh cá nhân” trong nội dung Giấy đề nghị và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Thay thế thông tin về công dân và Căn cước công dân trong các mẫu văn bản, đơn, tờ khai…để đăng ký thành lập doanh nghiệp bằng thông tin: “họ, chữ đệm và tên khai sinh; số định danh cá nhân”.

Xem chi tiết nội dung tại Nghị quyết 136/NQ-CP (có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành):

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 136/NQ-CP

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2017

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, GIẤY TỜ CÔNG DÂN LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ DÂN CƯ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi là Phương án đơn giản hóa) kèm theo Nghị quyết này.

Điều 2. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ nội dung Phương án đơn giản hóa được Chính phủ thông qua tại Điều 1 Nghị quyết này, trong phạm vi thẩm quyền chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ, bãi bỏ thủ tục hành chính, giấy tờ công dân quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành phù hợp với thời điểm hoàn thành, vận hành của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Điều 3. Giao Văn phòng Chính phủ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện và tổng hợp vướng mắc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành có liên quan để kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ trong quá trình thực thi Phương án đơn giản hóa đã được Chính phủ thông qua tại Điều 1 Nghị quyết này.

Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách Xã hội;
– Ngân hàng Phát
triển Việt Nam;
– Ủy ban trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan
trung ương của các đoàn thể;
– Các th
ành viên Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của TTg;
– Ban Chỉ đạo Đề án 896;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, KSTT (2b). PC

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Xuân Phúc

PHƯƠNG ÁN

ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, GIẤY TỜ CÔNG DÂN LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ DÂN CƯ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ)

A. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA

I. LĨNH VỰC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1. Các thủ tục hành chính và nhóm thủ tục hành chính sau đây:

a) Nhóm 05 thủ tục:

– Đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân;

– Đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

– Đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

– Đăng ký thành lập công ty cổ phần;

– Đăng ký thành lập công ty hợp danh.

b) Nhóm 03 thủ tục:

– Đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ việc tách doanh nghiệp;

– Đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên từ việc tách doanh nghiệp;

– Đăng ký thành lập công ty cổ phần từ việc tách doanh nghiệp.

c) Nhóm 10 thủ tục:

– Đăng ký thay đổi thành viên hợp danh;

– Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

– Đăng ký thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

– Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đối với trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho một cá nhân hoặc một tổ chức;

– Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước;

– Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do thừa kế;

– Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do có nhiều hơn một cá nhân hoặc nhiều hơn một tổ chức được thừa kế phần vốn của chủ sở hữu, công ty đăng ký chuyển đổi sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

– Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tặng cho toàn bộ phần vốn góp;

– Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chuyển nhượng, tặng cho một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác hoặc công ty huy động thêm vốn góp từ cá nhân hoặc tổ chức khác;

– Đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp chết, mất tích.

d) Thông báo thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong công ty cổ phần chưa niêm yết;

đ) Nhóm 03 thủ tục:

– Đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ việc chia doanh nghiệp;

– Đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên từ việc chia doanh nghiệp;

– Đăng ký thành lập công ty cổ phần từ việc chia doanh nghiệp.

e) Nhóm 02 thủ tục:

– Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh);

– Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện (đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;

g) Hợp nhất doanh nghiệp (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh).

h) Sáp nhập doanh nghiệp (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh).

i) Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần.

k) Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

l) Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

m) Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn

– Về thành phần hồ sơ: Bãi bỏ yêu cầu về thành phần hồ sơ là “Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác” tại các Điều 20, 21, 22, 23 và 46 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 và thành phần hồ sơ là “Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này” tại các Điều 11, 21, 22, 23, 25, 33, 42, 43, 45, 46, 52 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 về đăng ký doanh nghiệp.

– Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Thay thế quy định “địa chỉ thường trú, quốc tịch, số thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác” bằng “số định danh cá nhân” tại khoản 8 và khoản 9 Điều 24; khoản 3 Điều 29 Luật Doanh nghiệp.

+ Thay thế các thông tin về công dân nêu tại khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân số 59/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 (Luật Căn cước công dân số 59/2014/QH13) và thông tin “Căn cước công dân” trong các mẫu văn bản đề nghị, mẫu đơn, tờ khai,… ban hành kèm theo Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 12 năm 2015 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp bằng các thông tin: “họ, chữ đệm và tên khai sinh; số định danh cá nhân”.

2. Các thủ tục hành chính sau:

a) Đăng ký thành lập hộ kinh doanh

b) Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh

– Về thành phần hồ sơ: Bãi bỏ quy định về nộp “bản sao hợp lệ thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình” tại khoản 1 Điều 71 và khoản 2 Điều 75 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.

– Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Thay thế quy định “địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực” bằng “số định danh cá nhân” tại điểm đ khoản 1 Điều 71 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.

+ Thay thế các thông tin về công dân nêu tại khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân số 59/2014/QH13, thông tin “Căn cước công dân” và “Giấy tờ chứng thực cá nhân khác” trong các mẫu văn bản đề nghị, mẫu đơn, tờ khai,… ban hành kèm theo Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 12 năm 2015 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp bằng các thông tin: “họ, chữ đệm và tên khai sinh; số định danh cá nhân”.

II. LĨNH VỰC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ

1. Các nhóm thủ tục hành chính:

a) 02 thủ tục đăng ký liên hiệp hợp tác xã và đăng ký hợp tác xã;

b) 02 thủ tục đăng ký khi liên hiệp hợp tác xã chia và đăng ký khi hợp tác xã chia;

c) 02 thủ tục đăng ký khi liên hiệp hợp tác xã tách và đăng ký khi hợp tác xã tách;

d) 02 thủ tục đăng ký khi liên hiệp hợp tác xã hợp nhất và đăng ký khi hợp tác xã hợp nhất;

đ) 02 thủ tục đăng ký khi liên hiệp hợp tác xã sáp nhập và đăng ký khi hợp tác xã sáp nhập;

e) 02 thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã (khi bị mất) và cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã (khi bị mất);

g) 02 thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện liên hiệp hợp tác xã (khi bị mất) và cấp lại giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện hợp tác xã (khi bị mất);

h) 02 thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã (khi bị hư hỏng) và cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã (khi bị hư hỏng);

i) 02 thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện liên hiệp hợp tác xã (khi bị hư hỏng) và cấp lại giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện hợp tác xã (khi bị hư hỏng);

k) 02 thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã (đối với trường hợp liên hiệp hợp tác xã giải thể tự nguyện) và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã (đối với trường hợp liên hiệp hợp tác xã giải thể tự nguyện);

l) 02 thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký liên hiệp hợp tác xã và thông báo thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã;

m) 02 thủ tục thông báo về việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của liên hiệp hợp tác xã và thông báo về việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã;

n) 02 thủ tục tạm ngừng hoạt động của liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã và tạm ngừng hoạt động của hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã;

o) 02 thủ tục chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã và chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã;

p) 02 thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã (khi đổi từ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sang giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã) và cấp lại giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã (khi đổi từ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sang giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã);

q) 02 thủ tục thay đổi cơ quan đăng ký liên hiệp hợp tác xã và thay đổi cơ quan đăng ký hợp tác xã;

– Bãi bỏ quy định “Yêu cầu người đến làm thủ tục nộp bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực” tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 5 năm 2014 hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã (Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT) và quy định “Bản sao hợp lệ” nêu tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT.

– Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Thay thế quy định “nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, số hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác” bằng “số định danh cá nhân” tại điểm e khoản 2 Điều 13, điểm đ khoản 2 Điều 15, điểm b khoản 3 Điều 18 và điểm c khoản 2 Điều 20 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã (Nghị định số 193/2013/NĐ-CP).

+ Thay thế các thông tin về công dân nêu tại khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân số 59/2014/QH13 và thông tin “Giấy tờ chứng thực cá nhân khác” trong các mẫu văn bản đề nghị, mẫu đơn, tờ khai,… ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT bằng các thông tin: “họ, chữ đệm và tên khai sinh; số định danh cá nhân”.

2. Các nhóm thủ tục:

a) 02 thủ tục: Đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã và đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã;

b) 02 thủ tục: Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã

– Về thành phần hồ sơ: Bãi bỏ yêu cầu thành phần hồ sơ là “bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh” tại điểm c khoản 3 Điều 16 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP và điểm đ khoản 1 Điều 8 Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT.

– Bãi bỏ yêu cầu “Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với chi nhánh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề” tại điểm e khoản 1 Điều 8 Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT.

– Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Thay thế “nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, số hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác” bằng “số định danh cá nhân” tại điểm c và điểm e khoản 2 Điều 16 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP.

+ Thay thế các thông tin về công dân nêu tại khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân số 59/2014/QH13 và thông tin “Giấy tờ chứng thực cá nhân khác” trong các mẫu văn bản đề nghị, mẫu đơn, tờ khai,… ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT bằng các thông tin: “họ, chữ đệm và tên khai sinh; số định danh cá nhân”.

3. Nhóm 02 thủ tục: Đăng ký thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật; tên, địa chỉ, người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện của liên hiệp hợp tác xã và đăng ký thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật; tên, địa chỉ, người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện của hợp tác xã.

– Bãi bỏ quy định “Yêu cầu người đến làm thủ tục nộp bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực” tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT.

– Về mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Thay thế “nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, số hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác” bằng “số định danh cá nhân” tại điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP.

+ Thay thế các thông tin về công dân nêu tại khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân số 59/2014/QH13 và thông tin “Giấy tờ chứng thực cá nhân khác” trong các mẫu văn bản đề nghị, mẫu đơn, tờ khai,… ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT bằng các thông tin: “họ, chữ đệm và tên khai sinh; số định danh cá nhân”.

III. LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TỪ VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI

1. Nhóm 02 thủ tục hành chính:

a) Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án thuộc diện Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài;

b) Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án thuộc diện Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài

– Về thành phần hồ sơ: Bãi bỏ yêu cầu về thành phần hồ sơ là “Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân” tại điểm b khoản 1 Điều 55 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 (Luật Đầu tư số 67/2014/QH13).

– Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Thay thế các thông tin về công dân nêu tại khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân số 59/2014/QH13 trong Phụ lục I Hướng dẫn cách ghi các mẫu văn bản quy định cho nhà đầu tư và Phụ lục II Hướng dẫn cách ghi các mẫu Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài quy định cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư số 09/2015/TT-BKHĐT ngày 23 tháng 10 năm 2015 ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài bằng thông tin về: “họ, chữ đệm, tên khai sinh và số định danh cá nhân”.

2. Nhóm 02 thủ tục:

a) Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án thuộc diện Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài;

b) Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án không thuộc diện phải có quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài

– Về thành phần hồ sơ: Bãi bỏ yêu cầu về thành phần hồ sơ là “Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân” tại điểm b khoản 2 Điều 61 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13.

– Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Thay thế các thông tin về công dân nêu tại khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân số 59/2014/QH13 trong Phụ lục I Hướng dẫn cách ghi các Mẫu văn bản quy định cho nhà đầu tư và Phụ lục II Hướng dẫn cách ghi các Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài quy định cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư số 09/2015/TT-BKHĐT ngày 23 tháng 10 năm 2015 ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài bằng thông tin về: “họ, chữ đệm, tên khai sinh và số định danh cá nhân”.

3. Thủ tục: cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án không thuộc diện phải có quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài

– Về thành phần hồ sơ: Bãi bỏ yêu cầu về thành phần hồ sơ là “Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân” tại điểm b khoản 2 Điều 59 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13.

– Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Thay thế các thông tin về công dân nêu tại khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân số 59/2014/QH13 trong Phụ lục I Hướng dẫn cách ghi các Mẫu văn bản quy định cho nhà đầu tư và Phụ lục II Hướng dẫn cách ghi các Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài quy định cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư số 09/2015/TT-BKHĐT ngày 23 tháng 10 năm 2015 ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài bằng thông tin về: “họ, chữ đệm, tên khai sinh và số định danh cá nhân”.

IV. LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

1. Các thủ tục hành chính và nhóm thủ tục hành chính sau:

a) Nhóm 02 thủ tục: Quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) (Cấp Sở Kế hoạch và Đầu tư) và quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Cấp Ban quản lý);

b) Nhóm 02 thủ tục: Quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) (Cấp Sở Kế hoạch và Đầu tư) và quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) (Cấp Ban Quản lý);

c) Nhóm 02 thủ tục: Quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) (Cấp Sở Kế hoạch và Đầu tư) và quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) (Cấp Ban Quản lý);

d) Thủ tục: Quyết định chủ trương đầu tư của Ban Quản lý;

đ) Nhóm 02 thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư (Cấp Sở Kế hoạch và Đầu tư) và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư (Cấp Ban Quản lý);

e) Nhóm 02 thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư (Cấp Sở Kế hoạch và Đầu tư) và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư (Cấp Ban Quản lý);

g) Nhóm 02 thủ tục: Điều chỉnh nội dung dự án đầu tư trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với trường hợp không điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư) (Cấp Sở Kế hoạch và Đầu tư và cấp Ban Quản lý);

h) Nhóm 04 thủ tục: Điều chỉnh tên dự án đầu tư, tên và địa chỉ nhà đầu tư trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế (Cấp Sở Kế hoạch và Đầu tư và cấp Ban Quản lý);

i) Nhóm 02 thủ tục: Điều chỉnh dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, trọng tài (Cấp Sở Kế hoạch và Đầu tư) và điều chỉnh dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, trọng tài (Cấp Ban quản lý);

k) Nhóm 02 thủ tục: Chuyển nhượng dự án đầu tư (Cấp Sở Kế hoạch và Đầu tư) và chuyển nhượng dự án đầu tư (Cấp Ban quản lý)

– Về thành phần hồ sơ: Bãi bỏ yêu cầu về thành phần hồ sơ là “Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân” tại điểm b khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13; điểm a khoản 2 Điều 37 và điểm b khoản 2 Điều 39 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

– Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Thay thế các thông tin về công dân nêu tại khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân số 59/2014/QH13, thông tin “Căn cước công dân” và “Giấy tờ chứng thực cá nhân khác” trong các mẫu văn bản đề nghị, mẫu đơn, tờ khai,… ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam (Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT) bằng các thông tin: “họ, chữ đệm và tên khai sinh; số định danh cá nhân”.

2. Thủ tục: Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài (Cấp Sở Kế hoạch và Đầu tư)

– Về thành phần hồ sơ: Bãi bỏ yêu cầu về thành phần hồ sơ là “Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân” tại điểm d khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13.

– Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Thay thế các thông tin về công dân nêu tại khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân số 59/2014/QH13, thông tin “Căn cước công dân” và “Giấy tờ chứng thực cá nhân khác” trong các mẫu văn bản đề nghị, mẫu đơn, tờ khai,… ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT bằng các thông tin: “họ, chữ đệm và tên khai sinh; số định danh cá nhân”.

3. Nhóm 02 thủ tục: Đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương (Cấp Sở Kế hoạch và Đầu tư và cấp Ban Quản lý)

Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Thay thế các thông tin về công dân nêu tại khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân số 59/2014/QH13 thông tin “Căn cước công dân” và “Giấy tờ chứng thực cá nhân khác” trong các mẫu văn bản đề nghị, mẫu đơn, tờ khai,… ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT bằng các thông tin: “họ, chữ đệm và tên khai sinh; số định danh cá nhân”.

V. LĨNH VỰC ĐẤU THẦU

Thủ tục đăng ký tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Về thành phần hồ sơ: Bãi bỏ yêu cầu về thành phần hồ sơ là “Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của bên mời thầu đăng ký.” tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 08 tháng 9 năm 2015 quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu qua mạng.

B. TRÁCH NHIỆM THỰC THI PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA

I. ĐỐI VỚI VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT, NGHỊ ĐỊNH

1. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật sau đây trình Chính phủ ban hành hoặc trình Quốc hội ban hành:

a) Sửa đổi các Điều 20, 21, 22, 23, 24, 29 và 46 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 theo đúng nội dung đơn giản hóa nêu tại khoản 1 Mục I Phần A của Phương án đơn giản hóa này;

b) Sửa đổi các Điều 26 và Điều 33 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 theo đúng nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại các Mục IV Phần A; các Điều 55, 59 và 61 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 theo đúng nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại các Mục III Phần A của Phương án đơn giản hóa này;

c) Sửa đổi các Điều 11, 21, 22, 23, 25, 33, 42, 43, 45, 46, 52, 71 và 75 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp theo đúng nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại Mục I Phần A của Phương án đơn giản hóa này;

d) Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 13, điểm d khoản 2 Điều 15, điểm c khoản 3 Điều 16, điểm b khoản 1 Điều 17, điểm b khoản 3 Điều 18 và điểm c khoản 2 Điều 20 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã theo đúng nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại Mục II Phần A Phương án đơn giản hóa này;

đ) Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 37 và điểm b khoản 2 Điều 39 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư theo đúng nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 1 Mục IV phần A Phương án đơn giản hóa này.

2. Thời hạn thực thi: Thực hiện theo Điều 2 của Nghị quyết.

II. ĐỐI VỚI VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ HOẶC BÃI BỎ CÁC THÔNG TƯ, THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

1. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan xây dựng, ban hành theo thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung các Thông tư, Thông tư liên tịch sau:

a) Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 12 năm 2015 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp theo đúng nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại Mục I Phần A của Phương án đơn giản hóa thủ tục này;

b) Thông tư số 03/2201/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 5 năm 2014 hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã theo đúng nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại Mục II Phần A của Phương án đơn giản hóa thủ tục này;

c) Thông tư số 09/2015/TT-BKHĐT ngày 23 tháng 10 năm 2015 ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài theo đúng nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại Mục III Phần A Phương án đơn giản hóa này;

d) Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT ngày 18 tháng 11 năm 2015 quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam theo đúng nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại Mục IV Phần A Phương án đơn giản hóa này;

đ) Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 08 tháng 9 năm 2015 quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu qua mạng theo đúng nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại Mục V Phần A Phương án đơn giản hóa này.

2. Thời hạn thực thi: Thực hiện theo Điều 2 của Nghị quyết./.”

6. Thủ tục thành lập doanh nghiệp qua mạng ?

Đăng ký kinh doanh là một bước đi quan trọng trong lộ trình gia nhập thị trường của doanh nghiệp. Cơ quan quản lý kinh doanh đã áp dụng cung cấp dịch vụ công về thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử quốc gia. Để thành lập doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

– Điều lệ doanh nghiệp

– Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp

– Danh sách thành viên/cổ đông (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần)

– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu bản công chứng của tất cả cá nhân tham gia thành lập công ty

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công chứng (nếu có tổ chức tham gia thành lập doanh nghiệp)

– Hợp đồng ủy quyền cho cá nhân hoặc tổ chức đại diện thực hiện thủ tục

Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu bản công chứng của cá nhân được ủy quyền đại diện thực hiện thủ tục

Bước 2: Nộp hồ sơ qua mạng

1/ Truy cập vào website: dangkykinhdoanh.gov.vn

2/ Tạo tài khoản nộp hồ sơ qua mạng và đăng nhập

3/ Chọn nộp hồ sơ bằng tài khoản đăng ký kinh doanh => thành lập mới doanh nghiệp => doanh loại hình doanh nghiệp thành lập

4/ Điền thông tin vào các trường dữ liệu đầy đủ

5/ Scan toàn bộ các văn bản đính kèm và nhập vào trường dữ liệu tương ứng trong phần “Văn bản đính kèm”

6/ Ký xác thực và nộp hồ sơ

Bước 3: Đối chiếu hồ sơ hợp lệ và nhận kết quả

1/ Nộp hồ sơ đối chiếu hợp lệ:

Sau khi có thông báo hồ sơ qua mạng hợp lên, doanh nghiệp mới in “Giấy biên nhận” và “Thông báo hồ sơ qua mạng hợp lệ”, cùng với hồ sơ bản gốc đã sử dụng để scan nộp hồ sơ đến Bộ phận một cửa Nộp hồ sơ – Phòng đăng ký kinh doanh nộp hồ sơ đối chiếu.

Nộp lệ phí công bố thông tin: 300.000 VNĐ (Ba trăm ngàn đồng)

Sau 04 tiếng, đến nhận kết quả, cầm theo “Giấy biên nhận” được cán bộ Phòng đăng ký kinh doanh trả khi nộp hồ sơ đối chiếu

2/ Nhận kết quả:

Sau 04 tiếng, doanh nghiệp kiểm tra email nộp hồ sơ, có thông báo “Hồ sơ bản giấy đã được chấp thuận”, cầm “Giấy biên nhận” đến Bộ phận một cửa Trả kết quả – Phòng đăng ký kinh doanh nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 4: Khắc con dấu doanh nghiệp và công bố mẫu con dấu

Doanh nghiệp tự khắc con dấu và làm thủ tục công bố mẫu con dấu qua mạng và sử dụng hợp pháp sau ngày con dấu có hiệu lực

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *