Trộm cắp tài sản chưa có tiền án tiền sự ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư! Em trai tôi năm nay 23 tuổi có trộm cắp cùng 1 người bạn của em chiếc xe trị giá 24 triệu này bắt tạm giam được hai tháng tôi gặp mặt em được 2 lần này tôi muốn hỏi em tôi chưa có tiền án tiền sự. Vậy tôi phải viết đơn xin bảo lĩnh như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Mục lục bài viết

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư công ty Xin giấy phép

>>

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Luật sư tư vấn:

2.1 Các yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản là như thế nào?

Trộm cắp tài sản được hiểu là hành vi lén lút, bí mật chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình.

Các yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau: Về hành vi. Có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. Được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Trên thực tế, hành vi này làm cho chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản không thể thực hiện được các quyền năng (gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt hay quản lý) đối với tài sản của họ hoặc được giao quản lý, đồng thời những quyền này lại thuộc về người phạm tội và người này có thể thực hiện được các quyền này một cách trái pháp luật.

Đặc trưng của hành vi chiếm đoạt được thực hiện (hành động) một cách lén lút, bí mật. Việc lén lút, bí mật là nhằm để che giấu hành vi phạm tội để chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết việc chiếm đoạt đó.

Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt giữa tội trộm cắp tài sản với các tội có tính chiếm đoạt khác (như tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, cướp tài sản…)

Việc che giấu hành vi phạm tội có thể được thực hiện bằng những hình thức khác nhau, cụ thể là:

Che giấu toàn bộ hành vi: Trường hợp này, chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết được bất cứ thông tin nào về người phạm tội cũng như hành vi phạm tội (ví dụ: Lợi dụng đêm tối, lẻn vào nhà người khác lấy trộm tài sản).

Che giấu một phần hành vi: Tức chỉ che giấu riêng hành vi phạm tội (ví dụ: Kẻ phạm tội giả vờ vào hỏi chủ nhà xin nước uống, giả vờ hỏi thăm đường đi… và nhanh tay trộm tài sản giấu vào người). Trong trường hợp này chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản biết rõ người phạm tội nhưng không biết hành vi phạm tội.

Che giấu tính chất của hành vi phạm tội: Được hiểu là hành vi phạm tội được diễn ra công khai nhưng không ai biết việc phạm tội (ví dụ: Lợi dụng đám cưới đông người, người giữ xe tưởng là bạn bè của cô dâu, chú rể nên để cho kẻ phạm tội tự do dắt xe khỏi nơi giữ do mình quản lý).

Dấu hiệu khác.Về giá trị tài sản chiếm đoạt:

Giá trị tài sản chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu giá trị tài sản dưới hai triệu đồng thì phải thuộc một trong các trường hợp:

Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.

Đã bị kết án về tội này hoặc một trong số các tội quy định tại Điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175, 290 nhưng chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì ngưòi thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Gây ảnh hưởng xấu tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội

Tài sản là phương tiện kiếm của chính của người bị hại và gia đình họ (Ví dụ: Gia đình chỉ có một chiếc xe gắn máy duy nhất dùng để hành nghề xe ôm tạo thu nhập cho cả gia đình).

Tài sản là di vật, cổ vật.

Di vật: Là vật được giữ lại của một thời xưa hoặc của người đã mất (Từ điển Tiếng Việt – Trung tâm từ điển học – Nhà xuất bản Đà Nẵng 2009 – trang 341).

Cổ vật: Là vật được chế tạo từ thời cỏ, có giá trị văn hóa, nghệ thuật, lịch sử nhất đinh (Từ điển Tiếng Việt – Trung tâm từ điển học – Nhà xuất bản Đà Nẵng 2009 – trang 276).

Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyển sở hữu tài sản của người khác.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể: Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

2.2 Các tình tiết giảm nhẹ là như thế nào?

Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;Phạm tội do lạc hậu;Người phạm tội là phụ nữ có thai;Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;Người phạm tội tự thú; Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;Người phạm tội đã lập công chuộc tội;Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.

2.3 Đơn xin bảo lĩnh viết như thế nào?

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……….., ngày ……tháng……..năm…….

Kính gửi:…………………………………………………………………………………..

Tôi (Tổ chức) bảo lĩnh:………………………………………………………………

Nghề nghiệp:……………………………………………………………………………..

Trú tại: ……………………………………………………………………………………..

Chúng tôi là (quan hệ) với ….. (tên người bị bắt, ngày tháng năm sinh)

Nêu lý do bị bắt:……………………………………………………………………………

Hiện đang tạm giam/tạm giữ ở:………………………………………………………

Nay gia đình tôi làm đơn này kính gửi tới Cơ quan điều tra xin được bảo lĩnh cho …. được thay đổi biện pháp ngăn chặn từ Tạm giam sang hình thức Tại ngoại vì một số lý do sau:

Trình bày một số lý do: Nhân thân, sức khỏe, vi phạm lần đầu hay không, là lao động chính….

Gia đình/Tổ chức chúng tôi xin cam kết sau khi ….được tại ngoại sẽ:

– Cam đoan không cho …đi khỏi nơi cư trú: Giám sát, quản lý mọi hành vi, sinh hoạt của …; Thường xuyên nhắc nhở, giáo dục …hiểu biết pháp luật và khai báo thành khẩn.; Đảm bảo ……sẽ có mặt theo đúng thời gian, địa điểm ghi tron giấy triệu tập mà các cơ quan chức năng ấn định, chấp hành đầy đủ những quy định về tố tụng pháp luật.

Gia đình/Tổ chức chúng tôi cũng xin cam kết với cơ quan công an là sẽ quản lý, giám sát cháu Phượng thường xuyên. Nếu sai chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam và trách nhiệm trước pháp luật.

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ.

Gia đình ký (Cơ quan, tổ chức bảo lĩnh)

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật Hình sự.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *