Xử lý khi bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư: Trong khoảng thời gian tháng 4/2015 tôi có quen biết ông A. Nhưng sau khi chuyển đơn vị công tác, tôi và ông A thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, ông A có đưa ra những lời nói thiếu văn hóa nên tôi quyết định từ bỏ mối quan hệ này và chấm dứt liên lạc. Trong thời gian gần đây, ông A luôn tìm đủ mọi cách để hạ thấp uy tín, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của tôi bằng cách:

Mục lục bài viết

Ông A bị ai đó gọi điện thoại làm phiền nhưng luôn khẳng định đó là do tôi nhờ người gọi điện thoại quấy rối rồi ông A lập địa chỉ email gửi hình ảnh nóng của tôi lên mạng xã hội rồi xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của tôi, đồng thời, ngoài ra còn tiếp tục đe dọa sẽ làm phiền nơi tôi đang tạm trú; Tôi đã im lặng không nhắn tin lại nhưng dường như ông ta càng thích làm tới.

Xin luật sư tư vấn giúp tôi, tôi nên làm thế nào ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật hình sự của Công ty Xin giấy phép.

Xử lý khi bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm ?>>

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

2.1 Các yếu tố cấu thành tội lạm nhục người khác là như thế nào?

Tội Làm nhục người khác được quy định tại Điều 155 , Làm nhục người khác được hiểu là hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Đối với con người, không chỉ tính mạng, sức khỏe là vô giá mà danh dự, nhân phẩm cũng không kém phẩn quan trọng. Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người đều rất cần thiết đối với con người và là một trong những quyền quan trọng nhất trong các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo hộ.

Tội này được cấu thành bởi các mặt như sau:

Mặt khách quan của tội làm nhục người khác: Mặt khách quan của tội này được thể hiện qua các hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác dưới các hình thức sau đây:

Thể hiện bằng lời nói: bao gồm sỉ nhục, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu, lăng mạ, lột quần áo giữa đám đông… nhằm vào nhân cách danh dự với tính chất hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại, đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy nhục nhã trước người khác.

Thể hiện bằng việc làm: gồm có những hành vi bỉ ổi (có hoặc không kèm lời nói thô tục) với chính bản thân mình hoặc người bị hại trước đám đông để bêu rếu. Để làm nhục người khác. Tất cả những hành vi, thủ đoạn trên chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Nếu hành vi làm nhục người khác lại cấu thành một tội độc lập thì tùy trường hợp cụ thể, người phạm tọi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện. Đặc trưng của hành vi nêu trên thường là diễn ra trực tiếp, công khai và trước nhiều người.

Khách thể của tội làm nhục người khác: Hành vi của tội phạm làm nhục người khác nêu trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.

Mặt chủ quan của tội làm nhục người khác: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại.

Chủ thể của tội làm nhục người khác: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.

2.2 Các yếu tố cấu thành tội vu khống là như thế nào?

Tội vu khống được quy định tịa Điều 156 , Trong cuộc sống hằng ngày con người gặp rất nhiều tình huống xuyên tạc, giả dối, nói không thành có, gây ảnh hưởng rất lớn đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Những lúc như vậy, ta hay nhầm tưởng đó là hành vi vu khống người khác, tuy nhiên, để hành vi đó cấu thành tội vu khống cần có những yếu tố sau:

Mặt khách quan của tội phạm: -Về hành vi, có một trong các hành vi sau đây:

+ Có hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này thể hiện qua việc người phạm tội đã tự đặt ra và loan truyền những điều không đúng với sự thật và có nội dung xuyên tạc để xúc phạm đến danh dự của người khác hoặc để gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

+ Có hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này được thể hiện qua việc ngưòi phạm tội tuy không đặt ra những điều không đúng sự thật về người khác và biết rõ điều đó là bịa đặt (việc biết rõ điều mình loan truyền là bịa đặt là dấu hiệu bắt buộc) nhưng vẫn loan truyền điều bịa đặt đó (như nói cho những người khác biết, đưa lên phương tiện thông tin đại chúng…) cho người khác.

+ Có hành vi bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Được thể hiện qua việc tự mình bịa ra rằng người khác có hành vi thực hiện một tội phạm nào đó và tố cáo họ trước cơ quan Nhà nước như: Công an, Viện kiểm sát… mặc dù thực tế người này không phải là người thực hiện những hành vi phạm tội đó.

Về hậu quả. Trong trường hợp các hành vi nêu trên không có mục đích nhằm xúc phạm danh dự của người khác thì hậu quả gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Khách thể của tội phạm : Hành vi nêu trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân.

Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích xúc phạm danh dự của người khác là dấu hiêu cấu thành cơ bản của tội này.

Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội này là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như luật định.

2.3 Mức bồi thường danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là như thế nào?

=> Vì vậy, theo như đã phân tích ở trên thì khi bạn thấy ông A đã đủ các yếu tố cấu thành tội hình sự như điều 155 và điều 156 như đã nếu ở trên đây thì ông A vừa phải chịu trách nhiệm hình sự và vừa phải chịu trách nhiệm bòi thường cho bên bị hại là bạn. Mức bồi thường danh dự, nhân phẩm , uy tín bị xâm phạm được quy định tại Bộ Luật dân sự 2015, cụ thể mức bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; thiệt hại khác. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Do đó, để bảo vệ quuyeefn và lợi ích hợp pháp của mình, bạn nên làm hồ sơ trình báo lên công an điều tra hình sự cấp quận/huyện nơi bạn đang cư trú để được giải quyết kịp thời.

Hồ sơ bao gồm:

Đơn trình báo công an (theo mẫu)

Chứng minh thư nhân dân (bản sao công chứng) của bị hại

Sổ hộ khẩu (bản sao công chứng) của bị hại

Những chứng cứ khác có liên quan kèm theo để làm cơ sở chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm….)

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hình sự.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *