Xin ở lại đơn vị công tác khi có lệnh luân chuyển có được không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào công ty luật minh khuê tôi có một thắc mắc xin được tư vấn ạ : Hiên tại tôi đang công tác tại một đơn vị sự nghiệp công lập, thời gian công tác được 9 năm, giữ chức vụ kế toán trưởng liên tục trong 9 năm.

Và đơn vị tôi thay đổi tên đơn vị và loại hoạt động 3 lần lần gần đây nhất là 01/08/2016 chuyển đổi tên đơn vị và nhiệm vụ của đơn vị và tôi cũng có theo tên đơn vị mới là từ 01/10/2016. đến nay có văn bản của cơ quan chủ quản đề nghị lập kế hoạch luân chuyển cán bộ, thủ trưởng đơn vị tôi có nói là chỉ duy nhất đủ điều kiện phải luân chuyển, nhưng do tình hình địa lý và hoàn cảnh gia đình tôi muốn xin ở lại đơn vị công tác, vậy xin hỏi cần phải làm thủ tục như thế nào ạ tôi rất mong được hỗ trợ kịp thời!

Xin cám ơn!

CƠ SỞ PHÁP LÝ

-Nghị định 158/2007/NĐ-CP quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức

;

NỘI DUNG TƯ VẤN

Việc định kỳ thay đổi vị trí việc làm của công chức, viên chức được thực hiện theo quy định của pháp luật. Vì chị chưa nêu rõ chị đang là viên chức hay công chức (cấp trưởng của tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ.) tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan nào nên chưa thể cung cấp cho chị quy định chi tiết của cơ quan chủ quản về việc luân chuyển/điều động/định kỳ chuyển đổi vị trí công tác. Căn cứ thông tin chị cung cấp xin được chia ra hai trường hợp sau:

  1. Trường hợp chị đang là viên chức

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 150/2013/NĐ-CP như sau:

“Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác” là việc người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quyết định điều động, bố trí, phân công lại vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức có đủ thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại các vị trí trong các lĩnh vực, ngành, nghề quy định tại Nghị định này.”

Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là từ 02 năm (đủ 24 tháng) đến 05 năm (đủ 60 tháng) theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.

Căn cứ điều 5 nghị định 158/2007/NĐ-CP quy định về nội dung định kỳ chuyển đổi vị trí công tác bao gồm:

a) Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác từ bộ phận này sang bộ phận khác cùng chuyên môn, nghiệp vụ trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý;

b) Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức và đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 2 nghị định này.“

Cũng căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 158/2007/NĐ-CP quy định về danh mục ngành, nghề, lĩnh vực phải định kỳ thay đổi vị trí công tác thì ngành nghề kế toán của chị thuộc trường hợp phải thực hiện định kỳ thay đổi vị trí công tác: “3. Hoạt động hải quan, thuế, kho bạc, dự trữ quốc gia; quản lý và thực hiện nghiệp vụ kế toán, kiểm toán;“

Căn cứ vào quy định trên, công việc chị đang làm thuộc hoạt động quản lý và thực hiện nghiệp vụ kế toán và chị đã công tác được 09 năm tại đơn vị nên thuộc ngành nghề phải định kỳ thay đổi vị trí công việc.

Tuy nhiên, cũng căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 158/2007/NĐ-CP quy định các trường hợp chưa thực hiện định kỳ thay đổi như sau:

1. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.

2. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị khởi tố, điều tra hoặc có liên quan đến công việc đang bị thanh tra, kiểm tra.

3. Cán bộ, công chức, viên chức đang điều trị bệnh hiểm nghèo theo quy định của Bộ Y tế, đi học dài hạn hoặc được cử đi biệt phái.

4. Cán bộ, công chức, viên chức nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trường hợp phải nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi (do vợ mất hoặc trường hợp khách quan khác) thì cán bộ, công chức, viên chức nam cũng được áp dụng như cán bộ, công chức nữ quy định tại khoản này.“

Và Điều 4 nghị định 158/2007/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 150/2013/NĐ-CP như sau:

a) Việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo quy định tại Nghị định này là quy định bắt buộc, thường xuyên, áp dụng đối với tất cả các cán bộ, công chức, viên chức được bố trí vào các vị trí công tác thuộc các lĩnh vực, ngành, nghề quy định tại Điều 8 Nghị định này;

b) Phải khách quan, công tâm, khoa học và hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ; chống biểu hiện bè phái, chủ nghĩa cá nhân; không gây mất đoàn kết và không làm xáo trộn sự ổn định trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

c) Phải đúng nguyên tắc hoán vị, không ảnh hưởng đến tăng, giảm biên chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị;

d) Phải được tiến hành theo kế hoạch, được công bố công khai trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị và gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.

e. Việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với viên chức ngoài việc thực hiện theo các quy định chung tại Nghị định này còn phải căn cứ vào hợp đồng làm việc đã ký với đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Những hành vi bị cấm trong việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác:

a) Không thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trái với chuyên môn, nghiệp vụ đang làm hoặc đang phụ trách;

b) Nghiêm cấm việc lợi dụng các quy định về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức vì mục đích vụ lợi hoặc để trù dập cán bộ, công chức, viên chức.

Không thực hiện chuyển đổi vị trí công tác theo định kỳ đối với cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng trước khi đủ “

Như vậy,

– Nếu chị thuộc các trường hợp chưa được thay đổi vị trí công tác theo Điều 6 (ví dụ: Đang mang thai, nuôi con dưới ba sáu tháng tuổi hoặc chữa bệnh hiểm nghèo hoặc được cử đi học,…) thì chị tạm thời chưa phải định kỳ thay đổi vị trí công tác.

– Nếu chị chỉ còn lại thời gian công tác dưới 18 tháng trước khi đến tuổi nghỉ hưu chị sẽ không thuộc trường hợp định kỳ thay đổi vị trí công tác

– Nếu trong hợp đồng làm việc chị đã ký với đơn vị sự nghiệp có quy định khác về việc thay đổi vị trí công tác không trái với quy định chung, phải căn cứ theo hợp đồng làm việc đã ký kết.

– Nếu việc chuyển đổi công tác không đúng với chuyên môn, nghiệp vụ chị đang làm hoặc đang phụ trách thì cũng không được tiến hành chuyển đổi.

– Nếu chị chứng minh được việc chuyển đổi này vì mục đích vụ lợi hoặc để trù dập chị, thì đây là hành vi cấm khi chuyển đổi công tác.

– Nếu chị không thuộc các trường hợp nêu trên thì phải thực hiện theo quy định của đơn vị về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác.

2. Trường hợp chị là công chức lãnh đạo

Khoản 2 Điều 2 Nghị định 158/2007/NĐ-CP quy định:

2. Việc luân chuyển cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy định về luân chuyển cán bộ.“

Điều 12 Quyết định 27/2003/QĐ-TTg quy định:

Việc luân chuyển cán bộ, công chức lãnh đạo giữ một chức vụ khác theo quy hoạch nhằm đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo phải căn cứ vào yêu cầu công tác và phù hợp với trình độ năng lực của cán bộ, công chức.“

Điều 13 Quyết định 27/2003/NĐ-CP quy định:

1. Đơn vị xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ, công chức;

2. Cấp uỷ, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thảo luận phê duyệt kế hoạch luân chuyển hàng năm trong phạm vi thuộc thẩm quyền của mình;

3. Cơ quan tổ chức cán bộ của đơn vị chuẩn bị các điều kiện sinh hoạt của cán bộ, công chức đến nhận công tác;

4. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị gặp cán bộ, công chức để trao đổi về chủ trương luân chuyển; nghe cán bộ, công chức trình bày nguyện vọng và đề xuất ý kiến cá nhân trước khi ra quyết định;

5. Thủ trưởng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị quyết định cụ thể từng trường hợp luân chuyển thuộc thẩm quyền quản lý.“

Nghị quyết 11-NQ/TW quy định:

– Luân chuyển cán bộ giữa các đơn vị ở Trung ương, giữa các tỉnh, thành phố và giữa các quận, huyện trong một tỉnh, thành phố. Thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo và quản lý cấp tỉnh, huyện không phải là người ở địa phương.“

Nghị quyết 11-NQ/TW cũng quy định về nguyên tắc luân chuyển:

– Việc luân chuyển cán bộ phải được tiến hành vừa mạnh mẽ, vừa thận trọng, giải quyết tốt quan hệ giữa luân chuyển với ổn định và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn sâu; vừa coi trọng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác, vừa coi trọng mục đích bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận. Nói chung chỉ luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, không luân chuyển cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ (trừ trường hợp nhằm mục đích tăng cường cán bộ cho cơ sở, cho lĩnh vực hoặc địa bàn cần thiết).

– Không điều động về Trung ương, về địa phương hoặc sang địa phương, đơn vị khác những cán bộ bị kỷ luật, năng lực yếu, uy tín giảm sút, không có triển vọng phát triển.“

Tiểu mục 1 phần III của Hướng dẫn 15- HD/BTCTW quy định về luân chuyển cán bộ như sau:

Căn cứ vào quy hoạch cán bộ và tiêu chuẩn chức danh quy hoạch, ban thường vụ, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sắp xếp cán bộ theo quy hoạch.

Cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt quy hoạch đồng thời với phê duyệt kế hoạch luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng và btrí, sắp xếp các chức danh cán bộ thuộc cấp mình quản lý; kiểm tra cho ý kiến về kế hoạch luân chuyn, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sắp xếp các chức danh cán bộ theo quy hoạch của cấp dưới.

Như vậy, đơn vị chị đang công tác sẽ có trách nhiệm thực hiện kế hoạch luân chuyển cán bộ, các trường hợp được và không được luân chuyển đảm bảo tuân thủ theo nghị quyết 11-NQ-TW, kết luận 24-KL-TW và hướng dẫn 15-HD/BTCTW. Và nếu chị thuộc trường hợp luân chuyển cán bộ quản lý thì phải thực hiện theo quy định của đơn vị chị về việc luân chuyển.

Kết luận, trong trường hợp cụ thể, chị cần xác định trường hợp của chị là định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của viên chức hay luân chuyển công chức lãnh đạo để áp dụng theo quy định của pháp luật.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *