Xin hỏi về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm như thế nào nếu để xảy ra tai nan lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình ? xin giấy phép tư vấn về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động và các vấn đề pháp lý liên quan:

Mục lục bài viết

1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động ?

Xin giấy phép tư vấn về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động và các vấn đề pháp lý liên quan:

Xin hỏi về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động ?

Trả lời:

Chế độ tai nạn lao động được quy định tại Điều 142 và như sau:

Điều 142. Tai nạn lao động

1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.

2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.

3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.”

Theo đó, trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động, cụ thể là, thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế, trả đủ tiền lương theo cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Quyền của người lao động khi bị tai nạn lao động được quy định cụ thể tại điều 145 cụ thể như sau:

Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.”

Thưa luật sư, Em hỏi như sau: em bị tai nạn lao động cụt 4 ngón tay phải, công ty đã làm chế độ thương tật cho em màikhông thấy bảo hiểm thanh toán tiền bảo hiểm cho em trong thời gian nằm viện tại bệnh viện Việt Đức, vì em đi trái tuyến nên không được hưởng bảo hiểm trực tiếp tại bệnh viện mà gia đình em phải trả nên em thắc mắc bảo hiểm trả lời là công ty trả, mà doanh nghiệp thì nói là bên bảo hiểm trả.vậy trách nhiệm bây giờ là ai trả ?

Trả lời:

Với chi phí y tế phát sinh trong quá trình điều trị tai nạn lao động được quy định tại như sau:

Điều 9. Chi phí y tế

1. Đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc, người sử dụng lao động phải thanh toán chi phí y tế đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả từ sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp.

2. Đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế thì người sử dụng lao động thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

3. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều này, khuyến khích người sử dụng lao động chi trả chi phí y tế cho những trường hợp người lao động bị tai nạn, bệnh tật khác có liên quan đến lao động.”

Như vậy, chi phí y tế do người sử dụng lao động chi trả.

Thưa luật sư, Tôi bị tai nạn lao động vào ngày 13/4/2016.mức suy giảm khả năng lao động 37%, nhưng đến nay công ty không có chế dộ bồi thường tai nạn lao động cho tôi theo luật qui định, và công ty cũng không có cho tôi học lớp huấn luyện an toàn lao động, và khi làm biên bản điều tra tai nạn lao động cũng không có cơ quan nào làm chứng cho tôi nên công ty ghi là do lổi của người lao động như vậy thì đúng hay sai, trong lúc tôi làm viêc và bị tai nạn lao động là có sự chứng kiến của giám đốc công ty.Tôi kí và đóng bảo hiểm đến thời điểm xảy ra tai nan là 6 năm 10 tháng, vậy tôi được hưởng bao nhiêu tiền từ bảo hiểm xã hội và bao nhiêu tiền từ công ty, xin cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Trong trường hợp biên bản điều tra tai nạn lao động chưa chính xác hoặc có những tình tiết không đúng với thực tế bạn có quyền trực tiếp tới người đã lập biên bản điều tra tai nạn lao động.

Trách nhiệm bồi thường, trợ cấp của người lao động được quy định như sau:

” Điều 4. Trợ cấp tai nạn lao động

1. Người lao động bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trong các trường hợp sau thì được trợ cấp:

a) Tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động;

b) Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý (căn cứ theo hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương hoặc giấy xác nhận của công an khu vực tại nơi xảy ra tai nạn).

2. Nguyên tắc trợ cấp: Việc trợ cấp được thực hiện từng lần; tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.

3. Mức trợ cấp:

a) Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động;

b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tra bảng theo mức bồi thường tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc tính theo công thức dưới đây:

Ttc = Tbt x 0,4

Trong đó:

– Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);

– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).”

Mức bồi thường tai nạn lao động được quy định tại khoản 3 Điều 3 như sau:

” 3. Mức bồi thường:

Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này được tính như sau:

a) Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

b) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này:

Tbt = 1,5 + {(a – 10) x 0,4}

Trong đó:

– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);

– 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;

– a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.”

Như vậy, mức bồi thường khi tỷ lệ thương tật là 37% được tính bằng 12,3 tháng tiền lương. Mức trợ cấp bằng 4,92 tháng tiền lương.

Tiền lương tính mức bồi thường và trợ cấp được quy định như sau: Tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi tai nạn lao động xảy ra hoặc trước khi bị bệnh nghề nghiệp. Nếu , học nghề, tập nghề, thử việc, tập sự không đủ 6 tháng thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp là tiền lương được tính bình quân của các tháng trước liền kề thời điểm xảy ra tai nạn lao động, thời điểm xác định bị bệnh nghề nghiệp.

Mức tiền lương tháng quy định tại Khoản 1 Điều này được xác định cụ thể theo từng đối tượng như sau:

  • Đối với công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
  • Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương ghi trên hợp đồng lao động, bao gồm cả tiền lương theo công việc, chức danh và phụ cấp lương (nếu có);
  • Đối với người lao động đang trong thời gian học nghề, tập nghề tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa có mức lương học nghề, tập nghề thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố tại địa điểm người lao động làm việc; trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có mức lương học nghề, tập nghề thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp cho người lao động đang trong thời gian học nghề, tập nghề là tiền lương học nghề, tập nghề do hai bên thỏa thuận;
  • Đối với người lao động đang trong , tập sự thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là do hai bên thỏa thuận theo quy định tại Điều 28 của Bộ luật lao động hoặc tiền lương tập sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Thưa luật sư, em có một vấn đề xin luật sư giải đáp giúp em: – Bố em làm trong công ty điện lực, vì lý do nào đó trong khi đang sửa điện thì bố em bị giật cháy người, bố em mất trong gìơ làm việc. Công ty bố em đang làm sai quy chế, trong 1 ngày làm việc có 3 ca trực để quản lý điện thì phiá công ty chỉ phân công cho một mình bố em trực điện. – Hiện tại phiá công ty ghi trong hồ sơ là bố em bị bệnh đột quỵ mà mất để không ảnh hưởng đến công ty. – Vậy thưa luật sư, bị bệnh như vậy có được xem là tai nạn lao động không?, và có được bồi thường không ạ?. Xin luật sư giải đáp giúp em. Em xin chân thành cảm ơn!.

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP thì:

Điều 9. Phân loại tai nạn lao động

1. Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chết tại nơi xảy ra tai nạn;

b) Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;

c) Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;

d) Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.

2. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

Theo đó cần hiểu: ” Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.”

Như vậy, trong trường hợp của bố bạn được xác định là tai nạn lao động. Nếu biên bản điều tra tai nạn có những nội dung không phù hợp bạn hoàn toàn có thể làm đơn khiếu nại tới người đã lập biên bản này hoặc khởi kiện.

>> Tham khảo nội dung:

2. Thời điểm hưởng khi bị suy giảm khả năng lao động 81% ?

Xin chào luật Minh Khuê. Tôi bị tai nạn lao động tháng 8 năm 2016 phải nằm viện điều trị đến 24/9/2016 thì được ra viện, theo giấy ra viện thì tình trạng lúc ra viện ổn định, sau đó tôi nghỉ việc luôn ở nhà. Đến tháng 12/2016 tôi mới đến công ty xin đi giám định sức khỏe. Ngày 24/12/2016 trung tâm giám định trả kết quả tôi bị suy giảm khả năng lao động 81%. Vậy cho tôi hỏi tôi sẽ được nhận trợ cấp tai nạn lao động từ tháng 9/2016 hay tháng 12/2016 ?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

– Theo quy định tại Điều 50 về thời điểm hưởng trợ cấp:

“Điều 50. Thời điểm hưởng trợ cấp

1. Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các điều 48, 49 và 52 của Luật này được tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú; trường hợp giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật này, thời điểm trợ cấp được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng hoặc từ tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.

Trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sau đó không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thời điểm hưởng trợ cấp tính từ tháng người lao động được cấp Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

2. Trường hợp người lao động được đi giám định mức suy giảm khả năng lao động quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 47 của Luật này thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.”

“Điều 47. Giám định mức suy giảm khả năng lao động

1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;

b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;

c) Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.

2. Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;

b) Bị tai nạn lao động nhiều lần;

c) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau 24 tháng, kể từ ngày người lao động được Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động liền kề trước đó; trường hợp do tính chất của bệnh nghề nghiệp khiến người lao động suy giảm sức khỏe nhanh thì thời gian giám định được thực hiện sớm hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.”

Trong trường hợp của bạn, bạn bị tai nạn lao động tháng 8 năm 2016 phải nằm viện điều trị đến 24/9/2016 thì được ra viện, theo giấy ra viện thì tình trạng lúc ra viện ổn định, sau đó bạn nghỉ việc luôn ở nhà. Như vậy, thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các điều 48, 49 và 52 của bạn theo luật này được tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện tức là thởi điểm 24/9/2016 . Đến tháng 12/2016 bạn mới đến công ty xin giấy giới thiệu đi giám định sức khỏe tuy nhiên không phải do tình trạng bệnh tái phát. Ngày 24/12/2016 trung tâm giám định trả kết quả bạn bị suy giảm khả năng lao động 81%. Vậy, căn cứ quy định trên, tại thời điểm bạn ra viện 24/9/2016, theo giấy ra viện thì tình trạng lúc ra viện đã ổn định và bạn nghỉ việc luôn ở nhà thì kể từ thời điểm ra viện bạn đã được hưởng trợ cấp tai nạn lao động.

>> Tham khảo nội dung:

3. Phải làm gì khi ông ty không thanh toán bảo hiểm khi bị tai nạn lao động ?

Thưa Luật sư, Em tên N, Hiện đang làm kĩ sư cơ khí đang công tại công ty cổ phần H&T Nha Trang được năm. Ngày 18-12-2015 em bị tai nạn lao động trong quá trình làm việc kết quả bị dập nát ngón tay. Phía công ty em không tham gia bảo hiểm y tế cũng như bảo hiểm xã hội cho em. Vậy trong trường hợp này em có được công ty thanh toán hay không ? (Em có quyết định tuyển dụng và em có hỏi về hợp đồng lao động thì không thấy công ty trả lời) ?

Rất mong nhận được phản hồi từ luật sư.

Kết quả hình ảnh cho tai nan lao dong

Luật sư lao động trực tuyến gọi:

Trả lời:

Theo quy định của Điều 144 , người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm với bạn cụ thể là: thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế, trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

  • Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
  • Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức ở trên. Do đó, người sử dụng lao động phải thanh toán đầy đủ các khoản trên cho bạn và bạn được hưởng chế độ BHXH do bảo hiểm y tế chi trả.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

4. Người lao động bị tai nạn lao động nhưng không tham gia bảo hiểm, hưởng thế nào ?

Thưa luật sư, em muốn hỏi: Công nhân trong giờ làm việc bị tai nạn lao động mà chưa tham gia bảo hiểm xã hội thì phía doanh nghiệp chi trả những khoản nào cho công nhân ?

Em xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 điều 12 quy định:

“Điều 12. Tai nạn lao động và sự cố nghiêm trọng

1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.

2. Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở…”

Đồng thời, Điều 144, 145 quy định:

“Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.”

“Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.”

Như vậy, do bạn không cung cấp rõ là người lao động ở đây có thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không nên có 2 trường hợp xảy ra

  • Trường hợp 1: nếu người lao động không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội thì công ty chỉ phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại điều 144 và khoản 3 điều 145 (nếu có) nêu trên thôi.
  • Trường hợp 2: nếu người lao động thuộc đối tượng đóng bảo hiểm mà công ty không đóng thì khi bị tai nạn lao động người lao động sẽ được hưởng những khoản tiền sau:

– Được công ty thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

– Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động trong thời gian điều trị.

– Công ty phải chi trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động theo luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định cụ thể tại mục 3.

– Bồi thường cho người lao động nếu tai nạn lao động không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

5. Tư vấn trợ cấp tai nạn lao động?

Thưa luật sư! Chồng em đang chuẩn bị đi làm thì bị đột qụy, em muốn hỏi chồng em được hưởng bảo hiểm xã hội gi? Mà công ty chồng em có đóng bảo hiểm nhân thọ Bảo Việt. Em muốn hỏi bao lâu thì bảo hiểm trả lời thanh toán cho gia đình em ạ?

Em xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn trợ cấp tai nạn lao động?

:

Trả lời:

Điều 3 T quy định về tai nạn lao động như sau:

“Điều 3. Tai nạn lao động

1.Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, bao gồm:

a) Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

b) Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ khác theo sự phân công của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động uỷ quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết mà Bộ luật Lao động và nội quy của cơ sở cho phép (nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, cho con bú, tắm rửa, đi vệ sinh).”

Theo đó trường hợp của chồng bạn được coi là bị tai nạn lao động tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, căn cứ vào quy định điều 43 quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động thì chồng bạn sẽ được hưởng trợ cấp tai nạn lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

“Điều 43. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.”

Nếu đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì chồng bạn sẽ được giám định mức suy giảm khả năng lao động, hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần hoặc hàng tháng, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi điều trị tai nạn lao động xong mà sức khỏe vẫn chưa bình phục hoàn toàn.

Đối với vấn đề về bảo hiểm nhân thọ là bảo hiểm dân sự do hai bên tự thỏa thuận, nên cái này chị có thể căn cứ vào giữa chồng chị và công ty bảo hiểm nhân thọ để xác định hoặc chị có thể liên hệ trực tiếp với công ty để được giải đáp thắc mắc.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc pháp lý vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận để được tư vấn, hỗ trợ.

Rất mong sớm nhận được yêu cầu tư vấn từ quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *