Xin hỏi về ràng buộc hợp đồng thử việc, hợp đồng học nghề, học việc tại công ty?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Tôi có ký hợp đồng học việc với một công ty, thời gian học việc từ ngày 01/02/2018 đến hết 28/02/2018. Trong hợp đồng có ràng buộc rằng trong thời gian học việc nếu không hợp thì có thể xin nghỉ, nhưng sau khi học việc xong thì

phải cam kết làm cho công ty ít nhất 1 năm kể từ sau ngày kết thúc , nếu đơn phương chấm dứt thì phải đền bù 3 tháng lương khởi điểm. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày 01/02/2018 đến 28/02/2018. Tôi vừa học việc xong nhưng không chịu được áp lực nên xin nghỉ thì công ty yêu cầu bồi thường, tôi có nói rằng hợp đồng đã hết hiệu lực nhưng họ không đồng ý. Vậy xin hỏi công ty làm vậy có trái pháp luật không. Hợp đồng này có còn giá trị pháp lý không. Hiện tại tôi vẫn đang đi làm, nhưng chưa ký hay nào cả. Xin cảm ơn.

Luật sư trả lời:

Chào ban, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Xin giấy phép của chúng tôi, trường hợp của bạn được tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Chuyên viên tư vấn:

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn cần xác định rõ một số nội dung sau để giải quyết vấn đề của mình:

Việc bạn có 1 tháng ở công ty là hợp đồng học việc hay học nghề thì hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.

Về bản chất người sử dụng lao động phải bỏ ra các khoản chi phí gồm: các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học để đào tạo, dạy nghề cho người lao động để làm việc cho mình gọi là chi phí đào tạo. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài. Tuy nhiên hoạt động của bạn chỉ được tiến hành trong nước và diễn ra ngắn ngày tại công ty. Lúc ban đầu khi bạn vào công ty thì hai bên cũng đã ký kết hợp đồng học việc.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hợp đồng học nghề, đào tạo nghề ( học việc) phải đảm bảo có đủ các nội dung sau:

a) Nghề đào tạo;

b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;

c) Chi phí đào tạo;

d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;

đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Như vậy pháp luật cũng vẫn thừa nhận và đặt ra trách nhiệm của hai bên phải xây dựng điều khoản về thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động khi được đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo. Việc công ty bạn đưa ra yêu cầu buộc bạn phải bồi thường khoản chi phí 3 tháng tiền lương nếu sau khi hoàn thành xong chương trình đào tạo mà không làm việc trong công ty của họ được coi là trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty thì việc đưa ra yêu cầu trong cam kết ban đầu hoàn toàn là hợp pháp và được thực hiện trên cơ sở pháp luật hiện hành và mức chi trả như đã thỏa thuận. Còn đây không phải là khoản tiền phạt mà là tiền bồi thường chi phí đào tạo. Việc phạt vi phạm hợp đồng là một hình thức cấm, cụ thể:

Những quy định cấm khí xử lý kỷ luật lao động:

1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.

2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.

Tuy nhiên đối với trường hợp bạn nêu ra không rơi vào trường hợp bi cấm này, mà là một trường hợp khác được pháp luật lao động cho phép về khoản chi phí bồi thường chi phí đào tạo nghề.

Nếu hiện tại do công việc quá áp lực bạn không thể tiếp tục thực hiện thì bạn sẽ phải hoàn trả cho phía bên công ty là 3 tháng tiền lương tương ứng với tiền bồi thường chi phí đào tạo nghề. Nếu bạn làm việc lâu dài ở công ty trên 3 tháng thì công ty phải ký kết hợp đồng lao động với bạn bằng văn bản. Việc giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói chỉ đặt ra nếu bạn giao kết hợp đồng lao động dưới 3 tháng với công ty.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *