Xin giấy phép tư vấn về các điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Trong bài viết này, xin giấy phép xin tư vấn Quý Khách các điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu

1. Thế nào là nhãn hiệu?

Căn cứ tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Sửa đổi, bổ sung năm 2009) có quy định: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

2. Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu?

Tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định:

“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái , từ ngữ , hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc; 2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác”.

Như vậy, nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ phải đồng thời đáp ứng được hai tiêu chí sau:

– Tiêu chí bảo hộ thứ nhất, nhãn hiệu phải hội tụ đủ 2 yếu tố:

Thứ nhất, là các dấu hiệu có thể nhìn thấy, có thể “tri giác” được; có nghĩa là con người chỉ có thể nhận thức được, nắm bắt được về chúng qua khả năng thị giác của con người. Người tiêu dùng qua quan sát, nhàn ngắm để phát hiện ra loại hàng hóa, dịch vụ có gắn liền với nhãn hiệu đó để lựa chọn. Khoản 1 Điều 15 Hiệp định TRIP cũng quy định: “… Các thành viên có thể quy định như là điều kiện để được đăng ký rằng các dấu hiệu phải là dấu hiệu có thể nhìn thấy được”.

Thứ hai, các dấu hiệu cụ thể được xem xét là nhãn hiệu được tồn tại dưới dạng chữ cái, từ, ngữ hình ảnh, hình vẽ, kể cả hinh ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc. Yếu tố màu sắc là không thể thiếu được đối với nhãn hiệu hàng hóa bởi ưu điểm gây ấn tượng đối với thị giác con người, qua đó nó giúp cho nhãn hiệu thực hiện được chức năng phân biệt của mình.

– Tiêu chí thứ hai, theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ thì:

“Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yêu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ…”.

Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ. Theo đó nhãn hiệu không được có dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của loại hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự; hay nhãn hiệu của các loại hàng hóa dịch vụ không trùng hoặc không tương tự nhưng có khả năng làm tổn hại đến khả năng phân biệt hay uy tín của loại nhãn hiệu đó.

Khi thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu vấn đề này sẽ là một trong các căn cứ để Cục sở hữu trí tuệ xem xét. Theo điểm 39.8 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì Đánh giá dấu hiệu sự tương tự đến mức gây nhầm lẫn của dấu hiệu yêu cầu đăng ký với nhãn hiệu khác:

“a. Để đánh giá dấu hiệu yêu cầu đăng ký nêu trong đơn có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu ( sau đây gọi là “nhãn hiệu đối chứng”) khác hay không , cần phải so sánh về cấu trúc, nội dung, cách phát âm( đối với dấu hiệu chữ), ý nghĩa và hình thức thể hiện của dấu hiệu ( đối với cả dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình) đồng thời phải tiến hành so sánh hàng hóa , dịch vụ mang dấu hiệu với hàng hóa , dịch vụ mang nhãn hiệu đối chứng theo quy định tại điểm này.

b. Dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đối chứng: dấu hiệu bị coi là trung với nhãn hiệu đối chứng nếu dấu hiệu đó giống hệt nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc, nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện.

c. Dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng nếu:

i.  Dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc hoặc/ và nội dung hoặc /và cách phát âm hoặc /và ý nghĩa hoặc /và hình thức thể hiện đến mức làm cho người tiêu dùng tưởng lầm rằng hai đối tượng đó là một hoặc đối tượng này là biến thể của đối tượng kia hoặc hai đối tượng đó cùng một nguồn gốc.

  ii.  Dấu hiệu chỉ là bản phiên âm hoặc dịch nghĩa từ nhãn hiệu đối chứng nều nhãn hiệu đối chứng là nhãn hiệu nổi tiếng”.

Hoặc ít nhất để đánh giá khả năng gây nhầm lẫn của dấu hiệu nêu trong đơn, ít nhất Cục sở hữu trí tuệ tiến hành tra cứu trong nguồn thông tin tối thiểu quy định tại điểm 39.7 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN sau đây:

“Các đơn đăng ký nhãn hiệu đã được nộp tại Cục sở hữu trí tuệ có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đang được thểm định và các đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định Việt Nam mà Cục Sở hữu trí tuệ đã được WIPO thông báo với ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đang được thẩm định cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự;

Các nhãn hiệu dã được đăng ký bảo hộ hoặc thừa nhận bảo hộ đang còn hiệu lực tại Việt Nam ( kể cả các nhãn hiệu nổi tiếng) dùng cho hàng hóa, dịch vụ trùng , tương tự hoặc có liên quan;

Các nhãn hiệu được đăng ký đã chấm dứt hiệu lực trong thời hạn chưa quá 5 năm , trừ trường hợp nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực vì lý do không sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ, dùng cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự; Các chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam”

Trên đây là ý kiến tư vấn của Xin giấy phép về “Xin giấy phép tư vấn về các điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu?”. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác anh/chị vui lòng liên hệ gọi số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Sở hữu trí tuệ – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *