Mất khả năng trả nợ ngân hàng thì xử lý thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư. Vợ chồng tôi có vay vốn ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn số tiền 400 triệu để làm ăn có thế chấp bìa đỏ với thời hạn 6 tháng. Nhưng do làm ăn thất bại chồng tôi quẫn nên tự tử chết, bây giờ tôi không có khả năng trả nợ thì phải làm gì và có phải trả lãi khi hợp đồng đã hết không?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi yêu cầu tư vấn tới bộ phận tư vấn luật của chúng tôi. Nội dung câu hỏi của bạn được chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại Điều 466 Bộ Luật Dân sự về nghĩa vụ trả nợ của bên vay tài sản như sau:

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

…..

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, bạn có nghĩa vụ trả đầy đủ các khoản gốc và lãi đã vay từ ngân hàng đúng thời hạn do các bên thỏa thuận trong . Tuy nhiên hiện bạn đang rơi vào tình trạng mất khả năng trả nợ nên sẽ xử lý như sau:

– Khi đến thời hạn phải trả mà bạn không có khả năng trả thì bạn phải thông báo cho ngân hàng và xin gia hạn, nếu được bên ngân hàng đồng ý thì khi đến thời hạn đã được gia hạn, bạn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.

– Nếu bạn không có khả năng trả nợ, trước hết ngân hàng sẽ tiến hành xử lý tài sản của bạn để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bạn, sau khi xử lý tài sản thế chấp không đủ để thanh toán khoản nợ thì Ngân hàng có quyền yêu cầu Tòa án can thiệp, cưỡng chế thi hành án, Khi đó mọi tài sản của bạn có thể sẽ bị đem ra cưỡng chế thi hành án, tuy nhiên việc cưỡng chế thi hành án sẽ xem xét đến các yếu tố như chi tiêu thực tế cần thiết phục vụ nhu cầu sinh hoạt hành ngày của bạn và gia đình và phải đảm bảo để bạn có thể duy trì cuộc sống của mình.

Theo quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự như sau:

Điều 71. Biện pháp cưỡng chế thi hành án

1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *