Xin giấy phép tư vấn về các điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý?

Trong bài viết này, xin giấy phép xin tư vấn Quý Khách các điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý

Mục lục bài viết

1. Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý là gì ?

Trong bài viết này, Xin giấy phép xin tư vấn Quý Khách các điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý:

1. Chỉ dẫn địa lý là gì?

Hiện nay, khái niệm chỉ dẫn địa lý được quy định tại Khoản 22 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 (viết tắt là Luật SHTT): “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”.

Theo số liệu thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, cả nước hiện có khoảng 41 chỉ dẫn địa lý được cấp chứng nhận bảo hộ, hầu hết là các nông sản, đặc sản địa phương như: nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Mê Thuật, chè San Tuyết Mộc Châu, chè Tân Cương, vải thiều Thanh Hà, … Ba sản phẩm được chính thức công nhận có chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài là nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Mê Thuật, chè San Tuyết Mộc Châu. Nhìn chung, chỉ dẫn địa lý có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về nguồn gốc của hàng hóa. Đối với nhãn hiệu, khi lựa chọn hàng hóa, người tiêu dùng sẽ biết tới nhà sản xuất ra mặt hàng đó, trong khi đó chỉ dẫn địa lý giúp cho người tiêu dùng biết được hàng góa đó đến từ khu vực nào với những nét đặc thù riêng của khu vực đó. Chỉ dẫn địa lý không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin về nguồn gốc của hàng hóa mà còn mang một chức năng quan trọng là cung cấp thông tin về danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm.

Thứ hai, đặc điểm về đối tượng được bảo hộ bởi chỉ dẫn địa lý. Kế thừa quy định trong hiệp định TRIPS, luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định rõ chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu được dùng cho sản phẩm, mà không được sử dụng cho dịch vụ. Các sản phẩm có thể được bảo hộ bởi chỉ dẫn địa lý rất đa dạng, có thể là sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp,..

Thứ ba, chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý có sự khác biệt so với chủ sở hữu của các đối tượng SHCN khác. Nếu như các đối tượng SHCN khác thường là tài sản thuộc sở hữu của cá nhân hoặc tổ chức thì chỉ dẫn địa lý lại là tài sản thuộc sở hữu của nhà nước.

Thứ tư, thời gian bảo hộ của chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp (Khoản 7 Điều 93 Luật SHTT). Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý chỉ bị chấm dứt hiệu lực nếu các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó (Điểm g khoản 1 Điề 95 Luật SHTT).

2. Căn cứ xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý?

Điểm a Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT thì quyền sở hữu công nghiệp đối chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

3. Điều kiện để được đăng ký đối với chỉ dẫn địa lý?

Theo quy định tại Điều 79 Luật SHTT, chủ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau: Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý; và sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 80 Luật SHTT thì các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý, gồm: Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam; Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng; Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm; Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

4. Chủ thể có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý

Nhà nước là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý và có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý theo quy định tại Điều 88 Luật SHTT. Nhưng nhà nước không tự mình thực hiện quyền này mà cho phép một số các chủ thể sau thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn, đó là: các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Và người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác anh/chị vui lòng liên hệ gọi số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Khái niệm, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý tại việt nam

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương,vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Việc đăng ký chỉ dẫn địa lý sẽ làm tăng giá trị thương mại của sản phẩm trên thị trường.

1. Khái niệm, giải thích về chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.

Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.

Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ.

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

b) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Luật sư tư vấn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ?

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:

a) Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;

b) Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;

c) Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;

d) Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

2. Các tài liệu cần có của đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý

2.1. Tài liệu tối thiểu

(a) Tờ khai đăng ký;

(b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp được đăng ký (Cụ thể đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý là bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý);

(c) Chứng từ nộp phí, lệ phí.

2.2. Yêu cầu đối với đơn

(a) Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;

(b) Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại điểm 7.3 và điểm 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;

(c) Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;

(d) Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;

(e) Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;

(g) Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoá, không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;

(h) Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;

(i) Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam:

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật SHTT, gọi:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ liên quan: ;

3. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Hậu Lộc” cho sản phẩm mắm tôm

Ngày 25/6/2010 Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ký Quyết định số 1150 về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00019 cho sản phẩm mắm tôm “Hậu Lộc”. Ủy ban nhân dân huyện Hậu Lộc là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý “Hậu Lộc” cho sản phẩm mắm tôm.

Mắm tôm Hậu Lộc được sản xuất từ moi biển,tên khoa học là Acetes japonicus được đánh bắt ở vùng biển Hậu Lộc,Thanh Hoá,và muối. Nghề chế biến mắm tôm Hậu Lộc có từ rất lâu đời,từ khi thành lập làng cá Diêm Phố vào thế kỷ thứ 12,cách đây gần 800 năm. Mắm tôm Hậu Lộc là loại mắm tôm có hương vị đặc biệt,mùi thơm đặc trưng,vị ngọt đạm dịu,nhờ đó mắm tôm Hậu Lộc không những có uy tín trên thị trường trong nước mà ngày nay đã mở rộng ra thị trường nước ngoài,mắm tôm Hậu Lộc đã xuất khẩu sang Nga,Pháp,Cộng hòa Séc…
Có được danh tiếng như vậy là do mắm tôm “Hậu Lộc” có các chất lượng đặc thù,khác biệt hẳn so với mắm tôm ở các khu vực khác. Nhiều người sành ăn cho rằng mắm tôm Hậu Lộc ngon và
rất quyến rũ nhờ hương vị đặc trưng riêng. Người Hậu Lộc cho rằng,bí quyết chính tạo nên sự quyến rũ là ở con moi – nguyên liệu chính chế biến mắm tôm.

>>

– Truyền hình Nhân Dân

Về cảm quan:
– Màu sắc: Màu sim chín;
– Mùi: Thơm tự nhiên,đặc trưng của mắm tôm chín,không tanh,không ủng,không có mùi lạ;
– Vị: Đậm,ngọt dịu có hậu,không xẵng,không chát;
– Trạng thái: Mịn,không còn muối hạt,dạng sền sệt,có thể vun thành đống,sau đó xẹp dần;
– Tạp chất: Không có các hải sản khác như cá,tôm,cua,ốc,mực … không có mảnh xác côn trùng: ruồi,bọ,gián… và các tạp chất khác như tóc,cỏ rác…
Các chỉ tiêu lý hóa: Mắm tôm Hậu Lộc có hàm lượng nitơ toàn phần không nhỏ hơn 20 gN/kg sản phẩm; hàm lượng nitơ amoniac không lớn hơn 4 gN/kg sản phẩm; hàm lượng muối natri clorua trong khoảng 230-250 g/kg sản phẩm; hàm lượng nước không lớn hơn 600 g/kg sản phẩm; cát sạn không lớn hơn 2 g/kg sản phẩm.
Danh tiếng,tính chất và chất lượng đặc thù của mắm tôm Hậu lộc có được là do moi nguyên liệu có chất lượng tốt và kỹ thuật chế biến truyền thống của ngư dân các xã vùng ven biển huyện Hậu Lộc. Mắm tôm được sản xuất và chế biến ở các xã ven biển của huyện Hậu Lộc dài 12 km nằm giữa hai cửa Lạch Trường và Lạch Sung,hai cửa Lạch này đã mang đến nguồn phù du sinh vật dồi dào làm thức ăn cho các loài tôm cá phát triển trong đó có moi. Nhờ vậy,mà moi ở vùng biển gần cửa lạch thường nhanh lớn và có chất lượng tốt hơn các vùng khác. Vùng này có độ mặn của nước biển thấp chỉ từ 22-28‰ do nước ngọt trong các lạch đổ ra,do đó,vào thời điểm đánh bắt từ tháng 9 – 12,moi có vỏ mỏng,mình chắc tròn,hàm lượng nước trong thịt thấp,kích thước moi từ 11 – 22 mm.

Ngoài đặc thù về nguyên liệu (moi), Hậu Lộc có truyền thống sản xuất mắm tôm từ lâu đời và nổi tiếng. Người dân Hậu Lộc có nhiều kinh nghiệm trong việc chế biến mắm tôm truyền thống. Đặc biệt,các hộ,các cơ sở chế biến mắm tôm Hậu Lộc được thừa hưởng các kinh nghiệm trong việc chọn nguyên liệu; lượng muối gia giảm theo chất lượng moi nguyên liệu,đồng thời việc chăm sóc kỹ của từng công đoạn chế biến đã tạo ra mùi thơm hấp dẫn,vị ngọt hậu đậm đà,và màu sắc đặc trưng chỉ có ở mắm tôm Hậu Lộc.

Khu vực địa lý: bao gồm các xã Đa Lộc,xã Ngư Lộc,xã Minh Lộc,xã Hưng Lộc,xã Hải Lộc,xã Hòa Lộc thuộc huyện Hậu Lộc,tỉnh Thanh Hóa.

Theo: Cục sở hữu trí tuệ (Nguồn:http://www.noip.gov.vn)

4. Sửa đổi phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Mộc Châu” cho chè Shan tuyết

Chè Shan tuyết Mộc Châu là tên gọi xuất xứ hàng hóa đã được đăng bạ theo Quyết định số 02/QĐ-ĐK ngày 01.06.2001 của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ. Theo Quyết định này, sản phẩm mang tên gọi xuất xứ “Mộc Châu” bao gồm chè đen và chè xanh chế biến theo quy trình Bao chung.

Do chè Shan tuyết Mộc Châu còn bao gồm cả sản phẩm chè xanh chế biến theo quy trình Sao suốt và khu vực địa lý “Mộc Châu” cho sản phẩm chè Shan tuyết trên thực tế là rộng hơn khu vực địa lý theo Quyết định nêu trên, nên Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La, được sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, đã nộp đơn yêu cầu sửa đổi phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Mộc Châu” (về sản phẩm chè và khu vực địa lý).

Ngày 09 tháng 08 năm 2010, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ đã ra Quyết định số 1519 /QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00002 cho chỉ dẫn địa lý Mộc Châu với các sửa đổi như sau:

* Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý “Mộc Châu” cho sản phẩm chè Shan tuyết.

* Khu vực địa lý bao gồm: Xã Vân Hồ, xã Suối Bàng, xã Quy Hướng, xã Lóng Sập, xã Chiềng Sơn, xã Chiềng Khoa, xã Mường Sang, xã Tân Lập, xã Tô Múa, xã Chiềng Yên, xã Đông Sang, xã Chiềng Khừa, xã Phiêng Luông, xã Chiềng Hắc, xã Lóng Luông, thị trấn Mộc Châu, thị trấn Nông trường Mộc Châu thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

* Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý Mộc Châu bao gồm chè đen, chè xanh chế biến theo quy trình Bao chung và chè xanh chế biến theo quy trình Sao suốt với chất lượng đặc thù:

– Về cảm quan:

+ Chè đen: Màu đen hơi nâu, có nhiều tuyết trắng hơi ngả vàng, hương thơm mạnh đặc trưng, vị đậm dịu hài hòa, rõ hậu ngọt.

+ Chè xanh chế biến theo quy trình Bao chung: Màu xanh đen, nhiều tuyết trắng, vị thơm đặc trưng, không chát xít và rõ hậu ngọt.

+ Chè xanh chế biến theo quy trình Sao suốt: Màu xanh hơi xám bạc, vị chát dịu, rõ hậu ngọt, nước pha có màu xanh sáng.

Sửa đổi phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý

– Về chất lượng:

– Chè đen: Theo tiêu chuẩn TCVN 1454-1993

– Chè xanh:

+ Tanin (%): Thấp nhất: 25,56; Cao nhất: 30,69

+ Chất hòa tan (%): Thấp nhất: 40,47; Cao nhất: 45,02

+ Axit amin (%): Thấp nhất: 2,22; Cao nhất: 2,64

+ Đạm tổng số (%): Thấp nhất: 3,92; Cao nhất: 4,68

+ Cafein (%): Thấp nhất: 2,13; Cao nhất: 2,78

+ Catechin tổng số (mg/g): Thấp nhất: 122,3; Cao nhất: 146,0

+ Đường khử (%): Thấp nhất: 2,40; Cao nhất: 3,15

+ Tro (%): Thấp nhất: 5,21; Cao nhất: 6,56

+ Tạp chất: Không có

Các tính chất, chất lượng đặc thù của chè Shan tuyết Mộc Châu có được trước hết là do chè được trồng ở độ cao địa hình lớn (trên 900m so với mặt nước biển). Ở độ cao địa hình như vậy, không khí mát mẻ quanh năm (nhiệt độ trung bình 18,50C), nhiệt độ thường bị hạ thấp vào ban đêm, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn (từ 120C-150C), độ ẩm không khí trung bình năm 85%, lượng mưa trung bình 1559,9mm/năm, số giờ nắng trung bình 1905 giờ/năm, sương mù thường từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, dày đặc từ 16 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau. Với đặc điểm này, búp chè Shan tuyết Mộc Châu sẽ tích lũy hương thơm mạnh hơn, hàm lượng tanin, chất hòa tan trong búp chè đều cao hơn so với các loại chè Shan tuyết trồng ở nơi khác. Đất trồng chè Shan tuyết là loại đất đỏ vàng trên đá sét biến chất, đất đỏ nâu phát triển trên đá vôi, đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính, đất vàng đỏ trên đá macma axit, đất mùn vàng đỏ trên đá sét biến chất, tầng dầy đất trên 70cm, độ dốc nhỏ hơn 250, đất đầy đủ đạm, lân, kali và canxi.

Bên cạnh đặc thù về điều kiện địa lý tự nhiên, tính chất, chất lượng đặc thù của chè Shan tuyết Mộc Châu có được còn do bàn tay chăm sóc và quy trình chế biến chè của những người dân sản xuất chè. Cụ thể: giống chè đem trồng phải là giống chè Shan tuyết Mộc Châu, cây chè giống phải đạt tiêu chuẩn 10TCN 446-2001. Đối với cây chè giâm cành, tiến hành hom chè gồm 1 đốt 2 lá đem giâm trong bầu đất trong túi PE khi cây đã sinh trưởng trong vườn ươm từ 8-12 tháng tuổi, mầm cây cao từ 20 cm trở lên, có 8-10 lá thật, đường kính mầm sát gốc từ 4-5mm trở lên, vỏ phía gốc màu đỏ nâu, phía ngọn xanh thẫm, lá chè to, dày, xanh đậm, bóng láng, không có nụ hoa. Thời vụ giâm cành từ tháng 1- 2 và từ tháng 7- 8, thời vụ trồng bầu cây từ tháng 1- 3 và từ tháng 8- 9. Trước khi trồng 1 tháng, đất trồng cần được cày vùi phân xanh. Khi trồng, bổ hố hay cày rạch sâu từ 20-25cm theo rãnh hàng đã được đào để trồng bầu cây với khoảng cách hàng cách hàng từ 1,5- 1,7m, cây cách cây từ 0,4-0,5m. Chăm sóc cây chè bao gồm trồng giặm cây con, trồng cây phân xanh, cây che bóng, bón phân, phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh, tưới nước cho chè khi độ ẩm tương đối của đất dưới 60% vào các tháng hạn (từ tháng 11- 4 năm sau). Đốn chè và thu hái chè theo tiêu chuẩn 10TCN 446-2001.

Tùy thuộc vào loại chè mong muốn, quy trình chế biến chè như sau:

– Quy trình chế biến chè đen bao gồm các công đoạn: Chuẩn bị nguyên liệu (búp chè tươi 1 tôm 2 – 3 lá non), bảo quản và để búp chè héo tự nhiên, làm héo búp chè bằng máy héo, vò ủ men, sấy bán thành phẩm khô, phân loại, kiểm tra chất lượng, đóng gói, nhập kho và xuất xưởng;

– Quy trình chế biến chè xanh Bao chung bao gồm các công đoạn: Chuẩn bị nguyên liệu (búp chè tươi 1 tôm 2 lá non), làm héo búp chè, diệt men, vò và đánh tơi 2 lần, sấy lần 1, ủ san ẩm, sấy lần 2, xanh sơ chế (chè xanh đã sơ chế), phân loại, kiểm tra chất lượng, đóng gói, nhập kho và xuất xưởng;

– Quy trình chế biến chè xanh Sao suốt bao gồm các công đoạn: Chuẩn bị nguyên liệu (búp chè tươi 1 tôm 2 lá non), bảo quản búp chè, diệt men, vò kỹ, sấy khô, sao lăn, chè sơ chế, phân loại, kiểm tra chất lượng, đóng gói, nhập kho và xuất xưởng.

Để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc của chè Shan tuyết, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La sẽ tiến hành quản lý chỉ dẫn địa lý “Mộc Châu” theo quy định của pháp luật.

Theo Cục Sở Hữu Trí Tuệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *