Xi nhan bị hỏng có bị xử phạt vi phạm hành chính không ? Mức phạt nồng độ cồn

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Công ty xin giấy phép trả lời quy định của pháp luật giao thông đường bộ vấn xoay quanh nội dung của hai tình huống về việc điều khiển xe máy, xe ô tô tham gia giao thông theo quy định hiện hành:

Mục lục bài viết

1. Xi nhan bị hỏng có bị xử phạt vi phạm không ?

Thưa Luật sư cho tôi hỏi xin nhan của tôi bị hỏng khiến tôi đi đến ngã tư tôi không thể có tín hiệu xin nhan để báo rẽ được và cảnh sát giao thông có xử phạt vi phạm hành chính đối với tôi. Tôi có trình bày là xin nhan của tôi bị hỏng nhưng tôi vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính. Cho tôi hỏi trường hợp này có đúng không? và nếu bị xử phạt vi phạm hành chính thì tôi bị phạt bao nhiêu tiền?

Mong Luật sư tư vấn cho tôi. Cám ơn Luật sư.

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 15 Luật giao thông vận tại 2008 có quy định như sau:

Điều 15. Chuyển hướng xe

1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.

4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất. thì người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khi chuyển hướng xe phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo rẽ. Bạn có trình bày, khi đi xe máy trên đường A đến ngã ba thì bạn đã bật xi nhan rồi rẽ sang đường B. Đi được khoảng 10m thì bị cảnh sát giao thông dừng lại và bị bắt lỗi không có đèn xi nhan khi rẽ phải. Khi bạn kiểm tra lại thì đèn không hoạt động và cảnh sát giao thông phạt tôi 2 lỗi là lỗi không có đèn xi nhan khi rẽ phải và lỗi đèn xi nhan bị lỗi không hoạt động. Trong trường hợp này, việc cảnh sát giao thông xử phạt bạn cả hai lỗi là đúng. Cụ thể:

– Do đó, vấn đề của bạn có thể được làm rõ như sau:

Thứ nhất là, đèn xi nhan của bạn bị hỏng Theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 17 thì:

Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
b) Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; biển số không rõ chữ, số; biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng;
c) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng.

Như vậy, theo quy định trên thì trong trường hợp bạn điều khiển xe có đèn xi nhan nhưng không có tác dụng thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

– Thứ hai, lỗi chuyển hướng những không có tín hiệu báo rẽ:
Do đèn của bạn bị hỏng nên việc bạn chuyển hướng xe có bật đèn vẫn xác định là không có tín hiệu báo rẽ (xi nhan).

Và bạn sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Cụ thể: đối với xe máy thì sẽ bị phạt theo điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số: để được giải đáp.

>&gt Xem thêm: 

2. Ô tô đi vào đường một chiều bị phạt thế nào ?

Luật sư có thể cho biết Luật giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn quy định như thế nào khi ô tô tham gia giao thông tại đường một chiều ? Cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định của luật giao thông đường bộ 2008, khi tham gia thì việc sử dụng làn đường một chiều được thực hiện như sau:

2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới , xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.” (Khoản 2 Điều 13 Luật giao thông đường bộ).

Xe cơ theo Khoản 18 Điều 3 Luật GTĐB 2008 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

Kết luận: Theo đó, xe ô tô (cũng là một trong những loại xe cơ giới) tham gia giao thông tại đường một chiều phải thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 13 là đi trên làn đường bên trái của đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường.

3. Quy định về việc dừng, đỗ xe trên đường ?

Trả lời:

Vấn đề dừng, đỗ xe trên đường bộ được quy định tại Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.

2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
a. Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

b. Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;

c. Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;

d. Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
đ. Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;

e. Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;

g. Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.

4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:

a. Bên trái đường một chiều;

b. Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;

c. Trên cầu, gầm cầu vượt;

d. Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

đ. Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

e. Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;

g. Nơi dừng của xe buýt;

h. Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;

i. Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;

k. Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

L.Che khuất biển báo hiệu đường bộ.”

4. Khi tham gia giao thông, xe cơ giới được lùi xe như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 16 Luật GTBĐ 2008:

“1. Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.

2. Không được lùi xe ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc.”

Ví dụ: Đặt ra một trường hợp cụ thể, nếu xe ô tô đi vào đường 1 chiều, đích đến là nhà số 20, nhưng xe đi quá lên nhà số 50. Sau đó xe vào số lùi và đi lùi lại từ nhà số 50 về nhà số 20. Như vậy là có phạm luật không? Và vi phạm luật này sẽ bị xử phạt thế nào?

Luật sư:

Thứ nhất, hành vi xe ô tô lùi xe tại đường một chiều là vi phạm quy định của pháp luật. Căn cứ Điểm l Khoản 2 Điều 5 nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định: “cấm lùi xe ở đường một chiều, ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước”. Theo đó, hành vi này sẽ bị xử phạt từ 300.000 đồng đền 400.000 đồng.

Thứ hai, việc dừng, đỗ xe của xe ô tô tại đường một chiều có đúng quy định hay không? Nếu đúng quy định thì không bị xử phạt. Nếu dừng, đỗ xe sai quy định, tức là dừng, đỗ xe tại vị trí bên trái đường một chiều. Hành vi này vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều 18 Luật GTĐB 2008 (như trên). Ngoài ra, căn cứ điểm đ khoản 3 Điều 5 NĐ 171/2013/NĐ-CP, hành vi dừng, đỗ xe bên trái đường một chiều sẽ bị xử phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.

Phỏng vấn Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông đường bộ

5. Lái xe ô tô mà trong máu có nồng độ cồn thì có thuộc trường hợp bị cấm không?

Luật sư: Hành vi “Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 8 Điều 8 Luật GTĐB 2008.

Vậy xét trường hợp cụ thể là người lái xe ô tô vào quán bia ăn nhậu uống bia, sau đó điều khiển xe ô tô tham gia giao thông. Xin Luật sư cho biết pháp luật hiện hành quy định uống bao nhiêu bia thì bị coi là vi phạm luật giao thông đường bộ? Nếu vi phạm thì bị xử phạt thế nào?

Luật sư: Căn cứ Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP tại Điểm b Khoản 7 quy định: đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị xử phạt từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng (Điểm a Khoản 8).

Nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa tới mức vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 7, Điểm a Khoản 8 Điều 5 nêu trên thì bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (Điểm b khoản 5).

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là “bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng” nếu vi phạm tại Điểm b Khoản 7 và Điểm a Khoản 8 Điều 5 đã nêu trên.

3. ĐTH: Vậy vấn đề xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được quy định như thế nào thưa Luật sư?

Luật sư: Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BYT-BCA ngày 23 tháng 07 năm 2014 Quy định về xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định tại Điều 3 Những trường hợp xét nghiệm nồng độ cồn trong máu, bao gồm:

1. ​Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây tai nạn hoặc bị tai nạn giao thông được sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân (sau đây viết tắt là cán bộ Công an) đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

2. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có liên quan đến vụ tai nạn giao thông được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

3. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có dấu hiệu sử dụng chất có cồn được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

4. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị tai nạn giao thông được đưa đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.

Cơ sở y tế được xét nghiệm nồng độ cồn trong máu khi đủ các điều kiện sau đây (Điều 4):

1. Có khoa xét nghiệm hoặc phòng xét nghiệm hoặc bộ phận xét nghiệm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt danh mục kỹ thuật định lượng nồng độ cồn trong máu.

2. Có máy sinh hóa xét nghiệm nồng độ cồn trong máu, thiết bị bảo quản và lưu mẫu máu xét nghiệm.

3. Có cán bộ xét nghiệm đã có văn bằng đào tạo hoặc giấy chứng nhận về chuyên ngành xét nghiệm, nắm vững được quy trình xét nghiệm định lượng nồng độ cồn trong máu.

Quy trình xét nghiệm nồng độ cồn trong máu được thực hiện như sau (Điều 5):

1. Cơ sở y tế được xét nghiệm nồng độ cồn trong máu (sau đây viết tắt là cơ sở xét nghiệm) tiếp nhận người được xét nghiệm quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch này, kiểm tra phiếu xét nghiệm theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này và chuyển đến cán bộ thực hiện xét nghiệm. Trường hợp người được xét nghiệm quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 3 Thông tư liên tịch này thì phải có thêm phiếu yêu cầu xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của cán bộ Công an theo mẫu số 02 ban hành kèm Thông tư liên tịch này.

2. Cán bộ xét nghiệm thực hiện xét nghiệm theo đúng quy trình xét nghiệm nồng độ cồn trong máu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

3. Cơ sở xét nghiệm cung cấp kết quả xét nghiệm theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này cho cán bộ, cơ quan Công an đã yêu cầu xét nghiệm, sau đó thông báo kết quả xét nghiệm cho người xét nghiệm theo quy định về hồ sơ bệnh án; cung cấp cho Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật (nếu có yêu cầu) và lưu kết quả xét nghiệm theo quy định.

4. ĐTH: Xin hỏi Luật sư là Chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu sẽ do ai thanh toán?

Luật sư: Theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BYT-BCA, việc thanh toán chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu được thực hiện cụ thể như sau:

1. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vi phạm Luật giao thông đường bộ phải chi trả chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.

2. Việc thanh toán chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu cho người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không vi phạm luật Giao thông đường bộ được quy định như sau:

– Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định tại các khoản 1, 2, 4 Điều 3 Thông tư liên tịch này có thẻ bảo hiểm y tế thì Bảo hiểm y tế thanh toán chi phí xét nghiệm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;

– Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định tại các khoản 1, 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này không có thẻ bảo hiểm y tế và người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch này có hoặc không có thẻ bảo hiểm y tế thì cơ quan Công an yêu cầu xét nghiệm thanh toán chi phí xét nghiệm theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước;

– Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch này không có thẻ bảo hiểm y tế phải thanh toán chi phí xét nghiệm theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành của cơ quan có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông –

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *