Xe trộm cắp đem đi cầm cố chủ hộ kinh doanh đi tiêu thụ phải ngồi tù?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính thưa luật sư, nhờ luật sư tư vấn giúp ! chồng em vài hôm trước vì không biết đã đi cầm cố chiếc xe máy cho người bạn và không có đăng ký xe và không phải là của anh ý và anh ta cho chồng em 15 triệu. Đến khi công an triệu tập mới biết là xe ăn cắp. Vậy chồng em có bị phạm tội không và bị phạt như thế nào ạ?

Mục lục bài viết

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hình sự của Công ty Xin giấy phép.

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

2.1 Trách nhiệm của chủ xe là như thế nào?

Theo thì chủ xe có trách nhiệm phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về đăng ký xe; có hồ sơ xe theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của xe và hồ sơ đăng ký xe; đưa xe đến cơ quan đăng ký xe để kiểm tra và nộp lệ phí đăng ký, cấp biển số xe theo quy định.

Trường hợp chủ xe được cơ quan đăng ký xe trước đây giao quản lý một phần hồ sơ xe thì khi làm thủ tục cấp, đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe; sang tên, di chuyển xe; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe phải nộp lại phần hồ sơ đó.

Ngay khi có quyết định điều chuyển, bán, cho, tặng xe, chủ xe phải thông báo bằng văn bản theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký xe đó để theo dõi. Trường hợp chủ xe không thông báo thì tiếp tục phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chiếc xe đó đến khi tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.

Nghiêm cấm mọi hành vi giả mạo hồ sơ, đục xóa số máy, số khung để đăng ký xe.

2.2 Xe hoạt động hợp pháp phải đăng ký là như thế nào?

Xe cơ giới có nguồn gốc hợp pháp, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký và biển số.

Xe hoạt động hợp pháp phải cấp biển số xe ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe hợp lệ.Cấp mới, đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe; cấp hồ sơ sang tên, di chuyển xe; cấp giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe thì thời gian hoàn thành thủ tục không quá 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe bị mất thì thời gian xác minh và hoàn thành thủ tục không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.Cấp lại, đổi lại biển số xe ngay sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp phải chờ sản xuất biển số thì thời gian cấp, đổi lại không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp đăng ký tạm thời thì cấp giấy đăng ký xe và biển số xe tạm thời ngay trong ngày.

2.3 Cầm xe người khác đứng tên bị xử phạt hành chính như thế nào?

Chồng bạn có cầm cố tài sản của ngừoi khác mà không có giấy tờ đăng ký quyền sở hữu và không có giấy ủy quyền thì sẽ bị phạt tiền theo quy định tại cụ thể phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi nhận cầm cố tài sản mà theo quy định tài sản đó phải có giấy tờ sở hữu nhưng không có các loại giấy tờ đó; Cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác mà không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố

2.4 Các yếu tố cấu thành tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là như thế nào?

Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được quy định tại Điều 323 . Điều luật quy định hai tội gồm:

– Tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có.

– Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có được hiểu là hành vi tuy không hứa hẹn trước nhưng đã chứa chấp tài sản mình biết rõ là do người khác phạm tội (như cướp, trộm cắp tài sản…) mà có.

Chứa chấp tài sản là một trong các hành vi sau đây: cất giữ, che giấu, bảo quản tài sản; cho để nhờ, cho thuê địa điểm để cất giữ, che dấu, bảo quản tài sản đó.

Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được hiểu là hành vi tuy không hứa hẹn trước nhưng đã tiêu thụ tài sản mà mình biết rõ là do người khác phạm tội mà có.Tiêu thụ tài sản là một trong các hành vi sau đây: mua, bán, thuê, cho thuê, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký gửi, cho, tặng, nhận tài sản hoặc giúp cho việc thực hiện các hành vi đó.

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:

Có hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có. Đây là hành vi nhận giữ tài sản của người khác và biết rõ tài sản này do người đó phạm tội (thông thường là các tội về chiếm đoạt) mà có được mặc dù không có hứa hẹn trước với người giữ tài sản.

Có hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Đây là hành vi chuyển dịch quyền sở hữu tài sản như bán, trao đổi… tài sản mà mình biết rõ tài sản đó là người khác phạm tội mà có (mặc dù không hứa hẹn trước)

Cần lưu ý: Các hành vi nêu trên phải có điều kiện là:

– Không có sự hứa hẹn trước với người giao tài sản là sẽ chứa chấp là sẽ tiêu thụ tài sản của người đó.

Khi nhận tài sản hoặc tiêu thụ tài sản thì mới biết rõ là do người giao tài sản phạm tội mà có được tài sản đó

– Căn cứ để xác định người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có phải “do phạm tội mà có” chứ không phải căn cứ vào giá trị tài sản mà họ chứa chấp, tiêu thụ. Nếu người có được tài sản đó nhưng không phải do phạm tội mà do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác mà có, hoặc hành vi của người có tài sản đó thiếu một trong các yếu tố cấu thành nêu trên thì chưa gọi là tài sản do người khác phạm tội mà có

Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội. Ngoài ra còn gián tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

=> Do đó, nếu như chồng bạn biết rõ tài sản đó là trộm cắp mà vẫn tiêu thụ vẫn nhận cầm cố thì đã đủ yếu tố cấu thành tội này.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư hình sự.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *