Chồng bán đất của vợ chồng phải ngồi tù bao nhiêu năm?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Tôi có đi mua đất của ông A, ông A có đưa cho tôi một cuốn sổ đỏ đất thổ cư đứng tên bà B (bà B là vợ của ông A). Ông A nói đất này là của ông A và bảo tôi ký một cái hợp đồng mua bán giấy tờ tay

Mục lục bài viết

không công chứng, và tôi đưa cho ông ấy 900 triệu đồng đồng , nay bà vợ của ông A tức bà B đứng ra đòi lại đất của tôi, bà ấy nói đó là tài sản riêng của mẹ bà ấy cho bà ấy, như vậy tôi có thể kiện ông A về tội lừa đảo không? và tôi có thể lấy lại được tiền không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời được biên tập từ chuyên mục của công ty Xin giấy phép.

>>gọi:

Trả lời:

1. Cơ sở pháp luật:

2. Nội dung phân tích:

2.1 Điều kiện để mua bán chuyển nhượng đất đai là gì?

Theo thì điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất là Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện có Giấy chứng nhận, đất không có tranh chấp; quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; trong thời hạn sử dụng đất.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Hay nói cách khác là ông A phải có quyền sử dụng đất của ông A, còn thửa đất đó là tài sản riêng của bà B thì ông A không có quyền bán.

2.2 Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp là như thế nào?

Theo Luật đất đai 2013 thì về hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Hay nói cách khác hợp đồng này của bạn với ông A bị vô hiệu vì trái quy định của pháp luật.

2.3 Các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, các yếu tố cấu thành của tội này như sau:

Mặt khách quan: – Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản

– Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản

– Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối

Như vậy, có thể phân biệt với những trường hợp dùng thủ đoạn gian dối khác, chẳng hạn dùng thủ đoạn cân, đong, đo đếm gian dối nhằm ăn gian, bớt của khách hàng hoặc để bán hàng giả để thu lợi bất chính thì không cấu thành tội này mà cấu thành tội lừa dối khách hàng hoặc tội buôn bán hàng giả.

Lưu ý: thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa gia tài sản cho kẻ phạm tội hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phải nhận.

– Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng), thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự

Dấu hiệu khác: Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên. Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý

=> Như vậy, cấu thành nên tội này là chiếm đoạt tài sản bằng hành vi gian dối, hay nói cách khác ông A biết rõ là tài sản này là của bà B nhưng ông A vì muốn chiếm đoạt tài sản của bạn nên đã dùng thủ đoạn gian dối, hành vi gian dối để bạn tin đó là tài sản của ông ấy và đưa tiền cho ông ấy. Như vậy, nếu nó đủ các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như đã nêu ở trên thì bạn hoàn toàn có thể làm đơn trình báo lên cơ quan điều tra hình sự cấp quận/huyện nơi bạn đang cư trú để được giải quyết.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư hình sự.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *