Vô ý lao xe vào đuôi xe tải có phải bồi thường không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, Luật sư cho tôi hỏi: Tôi lái xe gắn máy, vô ý va vào đuôi của một chiếc xe tải. Tôi bị thương ở chân (lột da bắp chân). Còn xe tải gần như không sao xả.

Tôi muốn hỏi là tôi vi phạm luật gì và có phải bồi thường không? Tài xế xe tải có phải chịu trách nhiệm thuốc thang cho tôi không?

Xin cảm ơn các Luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của công ty Xin giấy phép.

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 601 thì:

Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”

Như vậy, trong trường hợp này người gây ra vụ tai nạn giao thông phải bồi thường thiệt hại vì người đó đang điều khiển phương tiện giao thông vận tải thuộc trường hợp quy định tại Điều 601 nêu trên.

Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

– Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm.

Như vậy, người gây tai nạn có trách nhiệm bồi thường các khoản chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe của người bị thiệt hại. Người gây tại nạn phải chi trả phần chi phí tái khám và chi phí mổ mà không phụ thuộc vào việc có thỏa thuận hay không; chỉ cần người bị thiệt hại nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 585 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại thì các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trường hợp không thỏa thuận được việc bồi thường thì trong thời hạn 03 năm kể từ ngày tai nạn xảy ra người gây thiệt hại hoặc chủ thể khác có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết (Điều 588 ).

Những điều cần lưu ý: Trường hợp của bạn là bạn lái xe gắn máy, vô ý va vào đuôi của một chiếc xe tải, bạn bị thương ở chân ( lột da bắp chân). Còn xe tải gần như không sao. Bạn muốn hỏi là bạn có vi phạm luật gì không? việc này cần được xác định lỗi và hậu quả của vụ va chạm nêu trên và xem xét mức độ lỗi và xử phạt theo quy định của hoặc của

Bạn chú ý, bạn đặt ra câu hỏi tài xế xe tải có phải chịu trách nhiệm thuốc thang cho bạn không? tuy nhiên việc này bạn lưu ý là Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng xe tải phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, một trong các trường hợp là Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Vì vậy nếu lỗi cố ý của bạn thì người tài xe không phải chịu trách nhiệm thuốc thang cho bạn, tuy nhiên việc xác định lỗi cố ý hay vô ý cũng như lỗi của người lái xe tải hay của bạn được thể hiện xác định rõ trong Biên bản xác định hiện trường tai nạn giao thông do cơ quan chức năng lập và ra kết luận về nguyên nhân của tai nạn giao thông bạn nhé!

Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Dân sự

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *