Vỡ hụi và hậu quả pháp lý phải gánh chịu nếu vỡ hụi theo quy định pháp luật

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư. Mẹ tôi không may bị vỡ huội con số lên đến 2 tỷ đồng nên gia đình tôi không có khả năng chi trả cho khoảng tiền ấy gia đình tôi biết sẽ đưa ra thi hành án phạt tù. Vậy vậy cho hỏi mức án phạt là bao lâu. Sau khi thực hiện trách nhiệm pháp lý thì chúng tôi có còn phải trả khoản nợ đó không.

Làm sao để bảo vệ tài sản hiện tại của chũng tôi như nhà chũng như các vật dụng trong nhà.

Người gửi : Nguyễn Gia

Luật sư trả lời:Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Luật sư tư vấn pháp lý của công ty Xin giấy phép, sau thời gian nghiên cứu nội dung câu hỏi của bạn cùng với các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan luật sư xin trả lời bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

2. Nội dung tư vấn

Thứ nhất: Hụi, họ, biêu, phường là một hình thức giao dịch tài sản được pháp luật dân sự ghi nhận và tôn trọng sự thỏa thuận của các cá nhân tham gia nhưng nghiêm cấm hình thức họ hoạt động để cho vay nặng lãi.

Tại Điều 471 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về họ như sau:

Điều 471. Họ, hụi, biêu, phường

1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.

2. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này.

4. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.

Vậy nên việc mẹ bạn tham gia họ mà không vi phạm về lãi suất hay các quy định khác của pháp luật thì không vi phạm pháp luật và được pháp luật cho phép hoạt động trong lĩnh vực này.

Thứ hai: Khi mẹ bạn vỡ họ thì trước hết phải dùng các tài sản khác mà gia đình có khả năng để thực hiện nghĩa vụ cho các khoản thiếu hụt đấy chứ chưa hẳn là phải chịu trách nhiệm hình sự. Bởi vì giao dịch này là giao dịch dân sự nên sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự. Còn nếu mẹ bạn có đủ căn cứ là vi phạm pháp luật hình sự như các dấu hiệu về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì mẹ bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về các tội phạm này. Tất nhiên đây chỉ là một số tội phạm cụ thể dễ vi phạm trong hoạt động hụi, họ mà thôi.

Căn cứ theo Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: Cụ thể theo Điều 174 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với mức tiền 2 tỷ đồng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự đến 20 năm tù. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 với giá trị tải sản 2 tỷ đồng thì mức hình phạt cũng lên đến 20 năm tù.

Thứ ba: Nếu mẹ bạn vi phạm pháp luật hình sự thì đồng thời mẹ bạn vừa phải chịu trách nhiệm hình sự là hình phạt tù đồng thời phải hoàn trả lại tất cả số tiền họ cho các cá nhân tham gia họ với mẹ bạn. Như vậy trong tình huống xấu nhất thì mẹ bạn phải chịu trách nhiệm hình sự và bồi hoàn lại số tiền cho các cá nhân tham gia họ.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *