Việc kiện đòi tài sản khi một cá nhân ở nước ngoài khi người cho vay ở nước ngoài?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư, Tôi có quen một người đàn ông Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Bọn tôi đã có quan hệ tình cảm được một vài năm, tôi thì đã bỏ chồng còn anh nói rằng anh cũng chưa có vợ, bọn tôi thường xuyên nhắn tin,

gọi điện qua điện thoại, và anh cũng thỉnh thoảng có gửi tiền về cho tôi mua sắm đồ đặc và nuôi con, đó là hoàn toàn do anh tự nguyện , tôi không hề yêu cầu hay đòi hỏi gì từ anh, sau một thời gian đó, tôi phát hiện, anh đã có vợ nên muốn chấm dứt mối quan hệ này, tôi không muốn bị mang tiếng là cướp chồng người khác, sau đó, anh vẫn rủ tôi đi du lịch và tạo các điều kiện khác để chúng tôi ở bên nhau, nhưng tôi từ chối, mặc dù anh và tôi là tình cảm thật lòng. Sau khi, tôi từ chối nhiều lần, không biết có chuyện gì xảy ra nhưng tôi nhận được các cuộc gọi từ vợ của anh. Chị ta yêu cầu tôi phải trả lại khoản tiền đã nhận, nhưng khoản tiền này tôi đã chi tiêu hết. Xin hỏi tôi có phải trả lại khoản tiền này không, chị vợ anh muốn kiện tôi ra tòa, tố giác tôi ra cơ quan công an, như vậy tôi có phạm tội gì không??? Trân trọng cảm ơn!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Xin giấy phép của chúng tôi, trường hợp của bạn được tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

2. Chuyên viên tư vấn:

Theo thông tin bạn nêu ra thì bạn cần xác định rõ một số nội dung sau để giải quyết vấn đề của mình:

Khi người đàn ông quen biết với bạn, người mà bạn có tình cảm và họ cũng vậy, anh ta có sử dụng tiền để chuyển cho bạn. Việc bạn nhận tài sản này là việc bạn nhận tài sản tặng cho của một người khác.

Việc giao kết hợp đồng tặng cho có thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau theo quy định của pháp luật cụ thể là bằng lời nói, bằng văn bản, hoặc bằng hành vi cụ thể.

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Cá nhân ở đây không có việc lập văn bản về việc tặng cho bạn tiền nhưng lại trao đổi với bạn bằng lời nói thể hiện việc cho bạn tiền bằng việc đưa ra thông tin về việc cho, sau đó có thực hiện việc chuyển tiền cho bạn. Mà bản chất của hợp đồng tặng cho là Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận. Xét theo dâu hiệu và khái niệm của hợp đồng tặng cho thì hợp đồng của bạn vẫn đảm bảo các nội dung của hợp đồng. Ngoài ra, xét về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng như sau:

Điều 458. Tặng cho động sản ( Bộ luật dân sự năm 2015)

1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.

Mà theo quy định của pháp luật dân sự:

Bất động sản bao gồm: Đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng, tài sản khác theo quy định của luật,  Động sản là những tài sản không phải là bất động sản, tức là những tài sản còn lại. Như vậy tiền được coi là động sản, nên thời điểm người bạn trai đó gửi tiền cho bạn và bạn nhận được tiền tại tài khoản của bạn thì tài sản đó đã thuộc quyền sở hữu của bạn vì đây chỉ là giao kết bằng lời nói sau đó có sự chuyển giao tiền bằng hành vi chứ không phải hợp đồng tặng cho có điều kiện nên không có giới hạn và điều kiện để bạn là chủ sở hữu của số tiền đó. Vì người đó đã cho bạn tiền nên từ thời điểm chuyển giao tài sản đã là của bạn nên bây giờ bạn muốn tiêu sao là quyền của bạn, cho ai cũng là quyền của bạn, nói chung bạn có toàn quyền định đoạt với khối tài sản đó mà không ai có thể ngăn cản. Bây giờ nếu gia đình nhà người bạn của bạn, vợ hoặc chồng họ muốn kiện bạn thì sẽ không có căn cứ cơ sở để giải quyết, nếu họ có gửi nên tòa án nhân dân nơi bạn đang thường trú thì tòa án có quyền trả lại đơn khởi kiện của họ vì vụ việc không có hợp đồng bởi chỉ nói miệng, không có tin nhắn hay thể hiện dưới bất kỳ hình thức văn bản nào mà hoàn toàn chỉ nói chuyện trực tiếp qua mạng, mà chỉ có duy nhất biên lai giấy tờ chuyển khoản giữa hai bên thì bấy nhiêu đó cũng chỉ xác định được là có việc chuyển tiền và không xác định chuyển với nội dung gì. Mặc dù, vấn đề tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và quyền khác vẫn thuộc lĩnh vực và phạm vi thẩm quyền của tòa án giải quyết nhưng để giải quyết thì vẫn cần có đủ cơ sở và kể cả trường hợp tòa án có nhận đơn và có đầy đủ căn cứ về việc thực hiện giao dịch đi nữa thì kết quả cuối cùng là họ vẫn sẽ không thể thắng kiện được, vì trong trường hợp của bạn tôi phân tích ở trên thì họ cho đi rồi sẽ không đòi lại được. Còn việc họ muốn trình báo ra cơ quan công an cũng vậy, việc họ cho bạn tiền là tự nguyện bạn không hề dùng bất kỳ thủ đoạn gian dối nào để của người kia, cũng không vay rồi sau đó cố tình không trả, nên không có cở để giải quyết theo con đường hình sự hóa vụ việc được. Phải có các dấu hiệu về hành vi của các tội liên quan đến việc chiếm đoạt tài sản của người khác thì bên cơ quan công an mới có thể tiến hành khởi tố được vụ việc của bạn. Như vậy, họ có quyền để thực hiện việc gửi đơn lên cơ quan công an để trình báo hay gửi đơn ra tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để thực hiện quyền khởi kiện của mình, nhưng kết quả cuối cùng là bạn sẽ không phải trả lại khoản tiền có cũng không có bất cứ hình phạt nào hết với bạn cả nên bạn không phải lo lắng về vấn đề này của mình nữa.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Nguyễn Ngọc Linh – Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự​ –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *