Tình thôi xót xa có nhiều điểm giống nhạc nước ngoài!

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Ngày 7-6, Ban thư ký Hội Nhạc sĩ VN đã ra một thông báo trong đó đưa ra những cứ liệu ban đầu của Ban kiểm tra Hội Nhạc sĩ VN về hiện tượng giống nhau giữa ca khúc Tình thôi xót xa của nhạc sĩ Bảo Chấn với một số ca khúc nước ngoài khác.

Tuổi Trẻ đã có cuộc trò chuyện với nhạc sĩ An Thuyên, trưởng ban kiểm tra Hội Nhạc sĩ VN. Nhạc sĩ An Thuyên cho biết:

– Tôi được ủy quyền của tổng thư ký hội ký một bức thư gửi nhạc sĩ Bảo Chấn là sẽ vào gặp nhạc sĩ để nắm lại tình hình qua dư luận vừa rồi, đồng thời xác minh sự liên quan giữa ca khúc Tình thôi xót xa với một số bản nhạc khác, yêu cầu nhạc sĩ Bảo Chấn chuẩn bị hoàn thiện các văn bản của mình để bảo vệ trước ban kiểm tra. Thứ hai là yêu cầu nhạc sĩ cho ý kiến về tình hình copy nhạc hiện nay và có ý kiến với Hội Nhạc sĩ VN.

  

Kết luận của ban thư ký Hội Nhạc sĩ VN:

Ghi nhận lời xin lỗi của nhạc sĩ Bảo Chấn với bạn nghe nhạc của cả nước và chấp thuận lời đề nghị của ông về việc xin không được sử dụng ca khúc Tình thôi xót xa để làm rõ các vấn đề liên quan trước công chúng. Cảnh cáo nhạc sĩ Bảo Chấn và thông báo đến toàn thể hội viên vì thiếu tinh thần trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp, góp phần gây hậu quả xấu trong công chúng yêu nhạc…

Tôi được sự giúp đỡ của Hội Nhạc sĩ TP.HCM tổ chức cuộc họp. Cuộc họp diễn ra trong nội bộ gồm bốn, năm anh em và tránh sự ồn ào, chỉ mang tính nắm tình hình và đưa ra những kết luận ban đầu chứ không phải là hội đồng thẩm định. Thái độ của chúng tôi rất thẳng thắn đồng thời rất tình cảm bạn bè đồng nghiệp. Chính không khí đó tạo ra sự cởi mở.

Trước cuộc họp, chúng tôi đã chuẩn bị rất nhiều tài liệu từ nhiều phía, kể cả văn bản báo chí nói về sự việc này và các cứ liệu băng đĩa âm thanh. Có lúc chúng tôi cùng trao đổi về quan điểm trên báo chí và quan điểm cá nhân, có lúc chúng tôi cùng mở băng đĩa ra nghe ba bài cùng lúc.

Nhạc sĩ Bảo Chấn nói đây là lần đầu tiên được nghe ba bài hát cùng một lúc. Sau đó anh Bảo Chấn nói là bài hát Frontier của Nhật giống 50%, bài hát I’ve never been to me của Charlene người Mỹ giống 99% Tình thôi xót xa. Chúng tôi ghi nhận sự chân thành của anh Bảo Chấn.

Rồi tôi có nói theo quan điểm riêng của tôi là ca khúc nhạc Mỹ có từ năm 1982, ca khúc Nhật có từ năm 1992, còn anh Bảo Chấn suốt cả buổi không có một tư liệu gì cả. Sau tôi về hội kiểm tra đơn từ xin vào hội của nhạc sĩ Bảo Chấn năm 2001, kèm theo đó có danh sách các ca khúc đề cả năm sáng tác, bên cạnh bài hát Tình thôi xót xa có chữ viết bằng tay thời điểm ra đời là năm 1994.

Cuối cuộc họp, chúng tôi kết luận rằng so sánh ba ca khúc có rất nhiều điểm giống nhau, đặc biệt là về giai điệu. Chúng tôi đề nghị nhạc sĩ Bảo Chấn có ý kiến chính thức với ban chấp hành, và hẹn gặp nhau vào 9g sáng hôm sau.

Nhạc sĩ Bảo Chấn:

Tôi thật sự lấy làm tiếc và xin lỗi bạn nghe nhạc vì sự cố không mong muốn này. Xin cảm ơn những đóng góp chân tình của báo chí, đài và bạn nghe nhạc. Điều này giúp tôi trưởng thành hơn trên con đường hoạt động nghệ thuật của mình (thư gửi Hội Nhạc sĩ VN đề ngày 30-5-2004).

Trong khi chờ đợi mọi việc sáng tỏ, xin được không sử dụng bài hát Tình thôi xót xa cho đến khi có kết luận thích hợp (thư gửi Hội Nhạc sĩ VN ngày 31-5-2004)

9g hôm sau nhạc sĩ Bảo Chấn xin hoãn vì lý do riêng và hẹn đến buổi chiều. Tôi có cảm giác là trong anh đang có sự đấu tranh về tư tưởng, trước đó trong cuộc họp anh Bảo Chấn có nói: “Tôi cảm thấy rất xấu hổ và muốn nhận quách sai sót nhưng nhục nhã quá nên không dám nhận”. Mãi đến 7g tối anh Bảo Chấn mới đến. Sau khi thảo luận với nhau thì có được bản viết tay đề ngày 30-5 trong đó có câu quan trọng nhất là xin lỗi thính giả yêu nhạc cả nước và cảm ơn báo đài.

Anh cũng có nêu lý do là âm nhạc nước ngoài quá nhiều nên bị ảnh hưởng và bị ngấm và vô tình viết ra mà không để ý. Tôi cho rằng có thể thông cảm được điều đó. 10g sáng hôm sau Bảo Chấn quay lại và có được một bản viết thứ hai mà tôi cho là một bước tiến quan trọng nữa, đó là xin không sử dụng bài hát Tình thôi xót xa.

* Sau khi họp với ban kiểm tra, ban thư ký đã họp và đưa ra những kết luận về việc này. Đó có phải là kết luận cuối cùng không thưa ông?

– Tôi cho rằng kết quả cuộc họp như thế là tích cực. Thứ nhất, chúng tôi đã làm sáng tỏ được có sự giống nhau giữa các bài hát. Thứ hai, nhạc sĩ Bảo Chấn đã thừa nhận sai sót, xin lỗi người yêu nhạc và xin không sử dụng bài hát.

Việc xử lý nhạc sĩ Bảo Chấn đến mức này tôi cho là sẽ có tác động. Vì nhạc sĩ Bảo Chấn là thành viên Hội Nhạc sĩ VN, là người chuyên nghiệp thuộc hàng cây đa cây đề. Khi người chuyên nghiệp đã nhận ra sai sót của mình thì tôi tin rằng lớp trẻ cũng sẽ tự rút ra kinh nghiệm.

* Có thể rút ra bài học gì từ vụ việc này thưa ông?

– Copy nhạc là một đại nạn mà theo tôi, chịu trách nhiệm trong việc này không chỉ là các nhạc sĩ mà có thể coi các nhà sản xuất, kinh doanh âm nhạc cũng chính là đồng phạm. Chính họ đã lợi dụng kẽ hở quản lý để kinh doanh, thậm chí đặt hàng nhạc sĩ viết những bài nhạc Hoa, nhạc Thái.

Sau sự việc này, các hội viên Hội Nhạc sĩ VN sẽ coi trọng hơn nữa vấn đề bản quyền. Tôi tin rằng ý thức bản quyền sẽ ngày càng tốt hơn.

Chúng tôi cũng xin cảm ơn sự đóng góp mạnh mẽ của báo chí trong vụ việc này.

Uyên Ly

Theo  Tuổi trẻ

(: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

—————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ LIÊN QUAN:
1. ;

2. ;

3. ;

4. ;

5. ;

6. ;

7.  ;

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *