Việc hình thành tòa án nhân dân cấp cao.

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Theo quy định của Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014 có thêm một cấp tòa án mới. Vậy Tại sao lại có thêm cấp tòa án cao cấp? Tổ chức và hoạt động cuả Tòa án nhân dân cấp cao theo pháp luật hiện hành ra sao?…

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hành chính của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014

2. :

Việc hình thánh Tòa án nhân dân tối cao.

Luật Tổ chức TAND năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1-6-2015 quy định tổ chức TAND ở nước ta có những điểm đổi mới. TAND được tổ chức gồm 4 cấp theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Điều 3 của Luật quy định các ngạch của TAND bao gồm: TAND tối cao; TAND cấp cao; TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (và tương đương) và Tòa án quân sự. Như vậy, việc mới có thêm Tòa án nhân dân cấp cao trong tổ chức tòa án là một bước tiến mới của ngành tòa án Việt Nam.

Phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ về tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân tối cao.

Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, TAND cấp cao được thành lập tại Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM.

– TAND cấp cao tại Hà Nội là xét xử và giải quyết các vụ án của các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Cao Bằng đến Hà Tĩnh,có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Vĩnh phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.

-TAND cấp cao tại Đà Nẵng là các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình trở vào có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 12 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, gồm: Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Lắk.

-TAND cấp cao tại TPHCM là các tỉnh phía Nam. có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 23 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, gồm: TPHCM, Cần Thơ, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Đắk Nông, Lâm Đồng, Hậu Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang và Kiên Giang.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao.

Theo Điều 29- luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.

 Giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

So sánh về nhiệm vụ, quyền hạn thì TAND tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam, có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của tất cả các tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Tòa này xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 5 Thẩm phán hoặc Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Tòa này sẽ có nhiệm vụ tổng kết thực tiễn xét xử; bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; quản lý các Toà án về tổ chức; xây dựng pháp luật theo sự phân công của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội. Tòa còn có nhiệm vụ đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác của Tòa án.

Như vậy, việc quy định thêm Tòa án nhân dân cấp cao phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp được xác định trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị “về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, trong đó, Tòa án được xác định là trung tâm, xét xử là trọng tâm của hoạt động tư pháp; các Toà án được tổ chức và hoạt động theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính.và quy định lại thẩm quyền, nhiệm vụ của các tòa án khác: Tòa án nhân dân tối cao, và các tòa án cấp dưới khiến việc phân cấp thẩm quyền hiệu quả và không chồng chéo nhau.

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *