Vay tiền ngân hàng không có khả năng chi trả thì có phải ngồi tù không?

Vay vốn ngân hàng đa phần được sử dụng vào các mục đích kinh doanh, phát triển sản xuất nhưng không ít trong số đó bị vỡ nợ và mất khả năng thanh toán. Vậy, việc vay mà không trả được thì phải chịu trách nhiệm như thế nào ?

Mục lục bài viết

1. Vay tiền ngân hàng không có khả năng chi trả có phải ngồi tù không mới nhất?

Chào luật sư, xin hỏi: Tôi có vấn đề thắc mắc muốn được luật sư tư vấn. Tôi có vay của ngân hàng số tiền là 3 tỷ đồng, thời hạn trả trong 24 tháng, chia thành 6 lần trả. Tuy nhiên, hiện tại do công việc làm ăn của tôi gặp khó khăn, nên tôi chưa trả hết được tiền cho ngân hàng. Tội đã chi trả số tiền gốc là 1 tỷ, hôn nay tôi nhận được giấy triệu tập làm việc của cơ qua công an về việc ngân hàng khởi tố tôi. Tôi không biết trường hợp này tôi có phải ngồi tù không ? Cảm ơn luật sư!

Vay tiền ngân hàng không có khả năng chi trả có phải ngồi tù không mới nhất?

Luật sư tư vấn quy định pháp luật về vay tín dụng, gọi ngay:

Trả lời:

Căn cứ quy định tại Điều 463 quy định về hợp đồng vay tài sản:

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Điều 466 quy định về nghĩa vụ của bên vay:

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Căn cứ vào các quy định trên của pháp luật, thì bạn có nghĩa vụ phải trả nợ gốc và lãi( nếu có thỏa thuận) cho ngân hàng. Trường hợp quá thời hạn vay mà bạn không chịu trả, thì ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan công an hoặc tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết thủ tục tố tụng yêu cầu bạn trả lại số tiền vay. Trường hơp bạn không có đủ tài sản để đảm bảo khoản vay này, thì cơ quan tòa án sẽ tiến hành cưỡng chế tài sản, phong tỏa, đấu giá tài sản… của bạn để đảm bảo khoản vay của ngân hàng.

Tuy nhiên, trường hợp bạn chưa có khả năng để chi trả cho ngân hàng do công việc làm ăn của mình đang gặp khó khăn, bạn có thương lượng với ngân hàng và không thực hiện việc bỏ trốn thì bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự. Còn trường hợp có khả năng chi trả, nhưng dùng hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản, cố tình không trả thì bạn hoàn toàn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 175 của về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo như thông tin mà bạn cung cấp, thì bạn chưa có khả năng chi trả khoản vay cho ngân hàng là do công việc làm ăn khó khăn, thua lỗ, không phải do bạn gian dối, cố tình không trả, vậy trường hợp này bạn không phải ngồi tù, không phải chịu trách nhiệm hình sự.

2. Nhờ vay tiền ngân hàng nhưng không trả ?

Chào luật Minh Khuê, em xin phép hỏi : Ba Mẹ em có cho một người bạn ở ngân hàng S vay với số tiền là 650tr. ( Trước khi cho vay đó ba mẹ em đã vay ở ngân hàng này là 300 triệu xong anh G vay ké vào 2 lần tổng là 650tr ) Anh G đã nói sẽ trả cả gốc và lãi với số tiền mà anh G vay Ba Mẹ em hàng tháng. Nhưng anh đã không làm như đúng lời nói của mình để cho số tiền đó tăng vọt lên đáng kể, đến đầu 2014 thì ba mẹ em mới biết chuyện thì anh đã cao chạy xa bay . Ba Mẹ có đến gặp gia đình người thân họ hàng trong đó và họ dường như cũng chả quan tâm gì cả. Khi đó gia em đã quyết định khởi kiện anh G nhưng phía Ngân Hàng S thì lại tư vấn cho ba mẹ em là : Nếu gia đình em có kiện thì anh G cũng chỉ đi tù 1 vài năm rồi xong còn gia đinh em sẽ mất trắng số tiền đó mà không được gì . Vây em xin hỏi liệu gia đình em có khởi kiện được anh G mà k mất số tiền mà ba mẹ em đã mài lưng ra làm không ạ. Gia đình em cũng đã có giấy ghi nợ bằng tay và chữ kí của a G và Chị anh G. Em xin cảm ơn !

Trả lời:

Căn cứ nội dung bạn trình bày thì giao dịch cho vay tiền của gia đình bạn là có thật, có giấy tờ viết tay và bên vay đã ký, ban đầu, đây là một vụ việc dân sự, bố mẹ bạn và anh G có quan hệ hợp đồng vay tài sản, trong đó bố mẹ bạn là bên cho vay và anh G là bên vay.

Theo quy định tại Điều 357 , Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này. Bạn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc bên vay phải thanh toán khoản vay cho bạn. Khi bản án có hiệu lực pháp luật bạn có quyền yêu cầu thi hành bản án trên, trường hợp bên bị thi hành án cố tình không trả cho bạn thì sẽ bị tính theo lãi xuất chậm thi hành án đối với khoảng tiền phải thi hành án.

Bạn có thể kiện ra Tòa để buộc G phải trả thay vì kiện về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, vì G đã “cao chạy xa bay” nên việc đòi tiền là rất khó khăn.

Trong trường hợp này, theo khoản 1 Điều 175 thì có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn đchiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Gia đình bạn có thể tố cáo cơ quan công an về hành vi của G hoặc khởi kiện ra Tòa án để đòi lại tài sản. Gia đình bạn cũng nên xác minh lại về khả năng trả nợ của G để lựa chọn phương án hợp ly nhất.

3. Vay tiền ngân hàng không trả được bị xử lý như thế nào?

Thưa luật sư, Tôi có vay một khoản tiền của ngân hàng nhưng vì nhiều lý do khác nhau tôi không có khả năng trả nợ ? vậy trường hợp của tôi sẽ bị xử lý như thế nào ? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ Điều 466 quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, theo quy định khi bạn vay tiền bạn phải có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Nếu bạn trả nợ không đúng hạn thì bạn xem lại trong hợp đồng tín dụng của bạn với ngân hàng có điều khoản quy định về việc xử lý hành vi của bạn hay không thì sẽ thực hiện theo hợp đồng tín dụng. Nếu không có quy định thì ngân hàng có quyền khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn đang sinh sống/cư trú/làm việc để yêu cầu bạn trả nợ.

Nếu bạn không có khả năng trả nợ thì ngân hàng có quyền yêu cầu Tòa án xác minh tài sản thuộc sở hữu của bạn sau đó bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ.

Nếu bạn có hành vi bỏ trốn nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc sử dụng tiền vào mục đích khác như đánh bạc, chơi lô đề,… dẫn đến không có khả năng thanh toán thì bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại .

4. Trách nhiệm của người bảo lãnh vay tiền ngân hàng ?

Xin chào Luật sư, tôi có một thắc mắc mong được Luật sư giải đáp giúp. Cách đây 3 năm, bố tôi có vay ngân hàng chính sách số tiền 45 triệu đồng thế chấp đất và nhà cửa của bố, nhưng vì bố tôi đã già nên ngân hàng yêu cầu phải có người bảo lãnh, tôi đứng ra kí tên bảo lãnh cho bố vay.

Về nhà tôi thoả thuận với bố vì tôi cũng đang cần tiền, bố lấy 30 triệu còn tôi chịu 15 triệu. Hai tháng đầu, gia đình cũng trả lãi đầy đủ nhưng các tháng sau tôi đi học còn bố tôi ở nhà không có tiền không trả lãi nữa. Sau 2 năm, ngân hàng thông báo yêu cầu trả gốc lẫn lãi là 80 triệu. Ngân hàng cho người lại tận nhà yêu cầu xiết tài sản, nếu không sẽ chịu trách nhiệm với pháp luật. Bố tôi ép tôi phải trả hết khoản nợ nếukhông sẽ tự tử, nói với mọi người là tôi dùng hết tiền trong khi ngày đó tôi chỉ lấy 15 triệu. Tính ra thì gốc và lãi của tôi là 30 triệu nên tôi đi vay 30 triệu gửi về cho anh trai nhờ trả cho ngân hàng phần tiền tôi đã lấy của bố, kèm theo đó là kêu bố viết cam kết rõ ràng là ngày đó tôi chỉ lấy 15 triệu, giờ tôi trả hết, phần nợ còn lại thuộc về bố, tôi không liên quan vì tôi cũng hết khả năng rồi.

Luật sư cho tôi hỏi, bố tôi đã viết cam kết như vậy thì có bắt ép tôi phải trả nợ thay bố được không. Nếu bố tôi không trả nợ thì ngân hàng sẽ xử lý thế nào ? Xin cảm ơn Luật sư !

Trách nhiệm của người bảo lãnh vay tiền ngân hàng ?

Trả lời:

Điều 3quy định như sau:

“Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.”

Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì mọi cam kết, thỏa thuận đều được pháp luật công nhận miễn là cam kết đó không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Do đó, bản cam kết mà bạn và bố bạn cùng nhau xác lập không có giá trị, không được pháp luật thừa nhận.

Điều 335 quy định như sau:

“Điều 335. Bảo lãnh

1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.”

Như vậy, trong trường hợp bạn đã nhận bảo lãnh cho bố bạn thì nếu như bố bạn không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì buộc bạn phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bố bạn.

Nếu bố bạn không có khả năng thực hiện và đồng thời bạn cũng không thực hiện nghĩa vụ thay cho bố bạn thì ngân hàng có thể xử lý tài sản bảo đảm hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp, đảm bảo quyền lợi cho họ theo quy định tại Điều 299 , cụ thể:

“Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.”

5. Tư vấn đòi lại sổ đỏ cho mượn đi vay tiền ngân hàng ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: tôi có hai cái Bìa đỏ 1 mang tên quyền sử dụng của mẹ tôi,1 mang tên của tôi. Nhưng do tôi mượn tiền của 1 người tên B nào đó (nhưng không viết giấy hay để lại gì cả chỉ nói qua miệng) sau đó tôi nhờ gì tên B đó mang hai cái Bìa đỏ đi làm thủ tục đi vay ngân hàng để gửi tiền lại cho gì B và tôi lấy số tiền còn thừa đi làm ăn nhưng không làm được thủ tục vay ngân hàng, gì B nhờ 1 người nữa thứ 3 đi làm thủ tục mà không vay được. Và họ giữ lại Bìa không trả cho tôi. Vậy tôi muốn nhờ văn phòng luật tư vấn tôi muốn nhờ pháp luật để lấy Bìa về có được không? (trong lúc gì tên B đó mượn Bìa tôi đi làm thủ tục vay ngân hàng có viết giấy tay là mượn Bìa tôi và của mẹ hứa tới ngày đó 1 năm sau trả mà đã quá thời hạn lâu rồi). Trân trọng cảm ơn.

Tư vấn đòi lại sổ đỏ cho mượn đi vay tiền ngân hàng ?

Trả lời:

1. Theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn nhờ người tên B thực hiện thủ tục vay vốn ngân hàng. Như vậy là bạn thực hiện việc vay vốn ngân hàng thế chấp bằng sổ đỏ. Theo quy định tại Điều 292 và Điều 295 có quy định như sau:

Điều 292. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

1. Cầm cố tài sản.

2. Thế chấp tài sản.

3. Đặt cọc.

4. Ký cược.

5. Ký quỹ.

6. Bảo lưu quyền sở hữu.

7. Bảo lãnh.

8. Tín chấp.

9. Cầm giữ tài sản.

Điều 295. Tài sản bảo đảm

1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Như vậy khi bạn muốn vay tiền ngân hàng thì bạn phải có một biện pháp bảo đảm thực hiện giao dịch dân sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 292 (như trên), và yêu cầu đối với tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm. Trường hợp của bạn nếu bạn muốn vay tiền ngân hàng thế chấp bằng sổ đỏ thì bạn phải thực hiện thủ tục vay chứ không phải người tên B vì đứng tên trong sổ đỏ là bạn chứ không phải là người tên B.

2. Căn cứ vào Điều 176 có quy định như sau :

Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ shữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng101 hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là102 di vật, cổ vật103 bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy khi bạn yêu cầu người tên B trả lại tài sản mà B không trả lại thì hành vi của người tên B là chiếm giữ tài sản một cách bất hợp pháp. Tuy nhiên bạn cần xác định giá trị của mảnh đất mà bạn có sổ đỏ nếu có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên thì sẽ đủ yếu tố cấu thành tội chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 141 như trên. Nếu đủ căn cứ cấu thành tội chiếm giữ tài sản như trên thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Nếu sau khi xác định giá trị của mảnh đất mà bạn có sổ đỏ đó không đủ đáp ứng điều kiện cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự thì căn cứ vào Điều 15 có quy định như sau:

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

…….

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;
b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;
c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.
…………

Trong trường hợp này bạn có thể tố cáo hành vi của người tên B với cơ quan có thẩm quyền để đòi lại sổ đỏ mà người tên B đang chiếm giữ trái phép đó, người tên B sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều này.

6. Bố vay tiền ngân hàng, vợ và con có phải trả nợ thay ?

Kính chào luật sư, mong luật sư giải đáp giúp em vấn đề này. Cha em có vay của công ty tài chính một số tiền để ăn chơi cờ bạc nhưng không liên quan đến gia đình và gia đình em cũng không hề biết về khoản vay này. Đến nay, cha em vỡ nợ và trốn đi không liên lạc được. Công ty tài chính gọi điện và yêu cầu phát mãi căn nhà gia đình em đang ở do bà nội em đứng tên để thanh toán khoản nợ của cha. Vậy em muốn hỏi việc làm của công ty tài chính là có đúng luật hay không ? Mẹ em và em (đã đủ 18 tuổi) có phải trả nợ thay cho cha em hay không? Em xin cảm ơn.

Bố vay tiền ngân hàng, vợ và con có phải trả nợ thay ?

Trả lời:

Thứ nhất, theo thông tin bạn cung cấp thì bố bạn đã có hành vi vay tiền của công ty tài chính để đánh bạc sau đó vỡ nợ bỏ trốn. Như vậy, bố bạn đã có được số tiền đó thông qua một hợp đồng hợp pháp, sau đó lại sử dụng số tiền vào mục đích bất hợp pháp là đánh bạc dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản nên căn cứ quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017, bố của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như đã trích dẫn ở các bài viết bên trên.

Do bạn không cung cấp số tiền cụ thể mà bố của bạn vay công ty tài chính nên bạn có thể đối chiếu với các quy định ở trên để xác định khung hình phạt đối với bố mình.

Thứ hai, về trách nhiệm dân sự của bố bạn đối với khoản vay thì khoản vay này đứng tên một mình bố bạn và mục đích sử dụng số tiền cũng không phải là để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình mà là để phục vụ cho nhu cầu cá nhân của bố bạn. Do đó, căn cứ quy định tại Điều 37 , khoản vay này được xác định không phảiNghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng mà là nghĩa vụ riêng của bố bạn. Ngoài ra, bố bạn nếu không thuộc các trường hợp “Mất năng lực hành vi dân sự; hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi” thì được xác định là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định tại Điều 20 :

Điều 20. Người thành niên

1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.

2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.

Như vậy, bố bạn phải tự chịu trách nhiệm về khoản vay của mình, còn bạn và mẹ bạn hoàn toàn không có nghĩa vụ phải thanh toán thay khoản nợ này cho bố.

Ngoài ra, việc thực hiện trách nhiệm trả nợ của bố bạn được thực hiện bằng những tài sản thuộc sở hữu của bố bạn. Tức là đối với căn nhà mà gia đình bạn đang ở nhưng lại đang đứng tên bà nội bạn thì được xác định là tài sản thuộc sở hữu của bà. Do đó, việc công ty tài chính yêu cầu phát mãi căn nhà để thu hồi khoản nợ của bố bạn là không có cơ sở pháp luật.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *