Vay tiền bên ngoài không khả năng đóng lãi tiếp tục thì xử lý như thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa Luật sư ! Tôi có vay mượn bên ngoài 100 triệu. Người cho vay lấy lãi 6%/tháng (tức là tôi phải đóng lãi là 6 triệu/tháng) từ năm 2017 đến nay hơn 72 triệu đồng tiền lãi (luôn đóng lãi đầy đủ). Giờ do khó khăn tôi không thể đóng lãi tiếp tục.

Mục lục bài viết

Tôi có liên hệ với người cho vay xin tiền lãi hàng tháng và xin trả gốc từ từ, bên cho vay không đồng ý và đòi tôi trả ngay số tiền mượn. Hiện tại, tôi không có khả năng trả ngay số tiền đó mà chỉ xin trả tiền gốc lại hàng tháng. Vậy tôi phải làm như thế nào để bên cho vay đồng ý cho tôi, nếu bên vay kiện tôi ra tòa thì tôi có vi phạm pháp luật không ? Và tôi phải làm như thế nào để nhờ tòa án giúp đỡ tôi được trả gốc hàng tháng lại bên cho vay. Xin chân thành cảm ơn luật sư !

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý :

Bộ luật dân sự 2015

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Bộ luật Hình sự 2015

2. Chuyên viên tư vấn :

1. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay và lãi xuất theo quy định :

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 466, Bộ luật dân sự 2015 thì Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy theo quy định của pháp luật bạn phải có nghĩa vụ trả nợ khi đã đến hạn thanh toán cho bên cho vay. Nếu bạn không trả được nợ khi đã đến hạn tuy nhiên theo quy định tại Điều 468, Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ”.

Trường hợp của bạn khi vay lãi tính với lãi xuất 6%/tháng là vượt cao hơn so với quy định của luật. Vậy phần thỏa thuận vượt quá 20%/năm thì mức lãi suất đố không có hiệu lực pháp luật.

Bên cạnh đó tùy thuộc vào tính chất mức độ của và hậu quả của hành vi thì người người vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật , có thể là xử lý hành chính hoặc hình sự được quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

Điều 201. Tội trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Theo Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 bạn có thể gửi đòi lại tiền đến Tòa án nhân dân huyện quận nơi bị đơn (là người bạn cho vay tiền) cư trú, làm việc để yêu cầu giải quyết.

2. Hồ sơ khởi kiện tại tòa án :

+ Đơn khởi kiện (theo mẫu);

+ Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.

+ Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu gia đình (có chứng thực hoặc công chứng).

+ Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (bạn phải ghi rõ số lượng bản chính, bản sao)- các tài liệu này bạn phải đảm bảo có tính căn cứ và hợp pháp.

Tuy nhiên khi khởi kiện tại Tòa án, thời điểm hiện tại bạn không có khả năng để thanh toán thì bên kia phải chấp nhận cho bạn trả dần, nếu bạn có khả năng thanh toán sẽ yêu cầu trả luôn một lần cho khoản tiền vay.

3. Thời hạn giải quyết tại tòa án

Theo quy định tại khoản 1 Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thời hạn chuẩn bị xét xử như sau:

1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Như vậy quá trình thụ lý vụ án, hoà giải, xét xử …đều thuộc giai đoạn chuẩn bị xét xử. Như vậy, thời gian để một vụ án giải quyết sẽ kéo dài từ 04 tháng đến 06 tháng. Nếu trường hợp có kháng cáo xét xử 2 cấp thì thời hạn sẽ kéo dài khoảng 4 tháng, tổng thời gian xét xử đến bản án phức thẩm sẽ kéo dài từ 8 tháng đến 10 tháng.

4. Án phí.

Theo Nghị quyết 326/2016 của ủy ban thường vụ quốc hội khi có tranh chấp về tài sản sẽ tính theo giá trị tài sản tranh chấp. cụ thể :

Từ 6.000.000 đng trở xuống án phí là 300.000 đồng

Từ trên 6.000.000 đng đến 400.000.000 đồng án phí là 5% giá trị tài sản có tranh chấp

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng án phí là 20.000. 000 đồng + 4% của phầngiá trị tài sản có tranh chấp vượt quá400.000.000 đồng

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng án phí là 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng án phí là 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

Từ trên 4.000.000.000 đồng án phí112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Lương Thị Lan – Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *