Đại lý thuế

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế phải có bằng cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật và đã có thời gian làm việc từ hai năm trở lên trong các lĩnh vực này; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất, đạo đức tốt, trung thực, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

 

 I, KHÁI NIỆM ĐẠI LÝ THUẾ VÀ CÁC THUẬT NGỮ PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC ĐẠI LÝ THUẾ 

Điều 20 ngày 29/11/2006 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 quy định khái niệm về đại lý thuế. Theo đó Đại lý thuế là tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế có tổ chức và hoạt động theo những quy định sau:

1. Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có điều kiện được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, thực hiện các thủ tục về thuế theo thoả thuận với người nộp thuế.

2. Quyền của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế:

a) Được thực hiện các thủ tục về thuế theo hợp đồng với người nộp thuế;

b) Được thực hiện các quyền của người nộp thuế theo quy định của Luật này và theo hợp đồng với người nộp thuế.

3. Nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế:

a) Thông báo với cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế về hợp đồng dịch vụ làm thủ tục thuế;

b) Khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Cung cấp cho cơ quan quản lý thuế các tài liệu, chứng từ để chứng minh tính chính xác của việc khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, đề nghị số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn của người nộp thuế;

d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chịu trách nhiệm với người nộp thuế theo nội dung thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế;

đ) Không được thông đồng, móc nối với công chức quản lý thuế, người nộp thuế để , gian lận thuế.

4. Điều kiện hành nghề của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế:

a) Có ngành, nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

b) Có ít nhất hai nhân viên được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục thuế.

Người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế phải có bằng cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật và đã có từ hai năm trở lên trong các lĩnh vực này; có năng lực đầy đủ, có phẩm chất, đạo đức tốt, trung thực, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

Bộ Tài chính quy định về việc cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế và quản lý hoạt động của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.

.Tư vấn hoạt động đại lý thuế

gọi: 

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI LÝ THUẾ, QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA ĐẠI LÝ THUẾ

 Khoản 2 chương III Thông tư số28/2008/TT-BTC ngày 03/4/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động hành nghề và quản lý hoạt động hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, việc tổ chức thi, cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế đã nêu rõ quyền và trách nhiệm của đại lý thuế.

“……….

Khi thực hiện hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế, đại lý thuế có quyền như sau:

a- Được thực hiện các thủ tục về thuế theo hợp đồng với người nộp thuế.

b- Yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp thuế cung cấp đầy đủ, chính xác các chứng từ, hồ sơ, tài liệu và thông tin cần thiết liên quan tới việc làm thủ tục về thuế theo hợp đồng đã ký kết giữa hai bên.

c- Được cơ quan thuế các cấp hướng dẫn miễn phí thủ tục hành chính, phổ biến các quy định mới về thuế, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thuế định kỳ và hỗ trợ kỹ thuật khi thực hiện kê khai thuế điện tử.

d- Được thực hiện các quyền của người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và theo hợp đồng với người nộp thuế.

 2.2. Trách nhiệm của đại lý thuế:

a- Đại lý thuế phải lập hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, cá nhân nộp thuế về phạm vi công việc thủ tục về thuế được uỷ quyền, thời hạn được uỷ quyền, trách nhiệm của các bên và các nội dung khác do hai bên thoả thuận và được ghi trong hợp đồng không trái với quy định của pháp luật. Các đại lý thuế đã đăng ký hành nghề với Tổng cục Thuế và có tên trên danh sách công khai các đại lý thuế đã đăng ký hành nghề trên Website của Tổng cục Thuế mới được thực hiện ký hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế.

b- Thông báo bằng văn bản cho cơ quan Thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế về hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế: phạm vi công việc thủ tục về thuế được uỷ quyền, thời hạn uỷ quyền.

c- Khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn theo quy định của Luật Quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Khi làm thủ tục về thuế, đại lý thuế chịu trách nhiệm kê khai hồ sơ thuế, có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của đại lý thuế, đóng dấu trên tờ khai thuế, chứng từ nộp thuế, hồ sơ thuế, hồ sơ quyết toán thuế, hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế và trên hồ sơ thuế phải có cả chữ ký của nhân viên đại lý thuế trực tiếp thực hiện dịch vụ trên cơ sở hợp đồng đã ký giữa đại lý thuế với tổ chức, cá nhân nộp thuế. Khi ký tên trên các hồ sơ thuế, nhân viên đại lý thuế phải ghi rõ họ, tên và số chứng chỉ hành nghề do Tổng cục Thuế cấp.

d- Cung cấp cho cơ quan quản lý thuế các tài liệu, chứng từ để chứng minh tính chính xác của việc khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, đề nghị số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn của người nộp thuế.

e- Không được thông đồng với công chức quản lý thuế, người nộp thuế để trốn thuế, gian lận thuế. Trường hợp đại lý thuế có hành vi thông đồng với tổ chức cá nhân nộp thuế hoặc tự thực hiện các , khai thiếu thuế, vi phạm thủ tục về thuế thì tổ chức, cá nhân nộp thuế vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung sai phạm trên. Đại lý thuế phải liên đới chịu trách nhiệm và phải chịu bồi thường theo hợp đồng đã ký kết với tổ chức, cá nhân nộp thuế.

f- Đại lý thuế có trách nhiệm báo cáo với cơ quan Thuế trong các trường hợp sau:

– Chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 hàng năm,  đại lý thuế thực hiện gửi báo cáo tình hình hoạt động của năm trước bằng văn bản tới Tổng cục Thuế (theo mẫu số 03 ban hành kèm Thông tư này) và cơ quan Thuế nơi đại lý thuế có trụ sở chính về tình hình hoạt động của đại lý thuế, những tồn tại, cách khắc phục và các kiến nghị với cơ quan Thuế.

– Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế và các thông tin cần thiết khác phục vụ cho hoạt động quản lý khi Tổng cục Thuế yêu cầu đột xuất bằng văn bản.

– Khi có sự thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở chính, văn phòng giao dịch, nội dung đăng ký kinh doanh đại lý thuế và thay đổi nhân viên đại lý thuế phải thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Thuế chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày thay đổi.

g- Hàng năm, đại lý thuế cử nhân viên đại lý thuế  tham gia khoá học cập nhật kiến thức do Tổng cục Thuế tổ chức”.

III, ĐĂNG KÝ NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

 Căn cứ pháp luật:

–          Luật quản lý thuế số 78/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10

–          Căn cứ Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;

–          Thông tư số28/2008/TT-BTC ngày 03/4/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động hành nghề và quản lý hoạt động hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, việc tổ chức thi, cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.

Đăng ký nhân viên đại lý thuế:

1. Người có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế chỉ được đăng ký làm nhân viên đại lý thuế tại một đại lý thuế trong cùng một thời gian.

2. Nhân viên đại lý thuế đăng ký hành nghề lần đầu trong một đại lý thuế phải làm hồ sơ đăng ký nhân viên đại lý thuế và nộp cho đại lý thuế, hồ sơ gồm:

– Đơn đăng ký hành nghề (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này);

– Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế (bản sao có chứng thực);

– 01 ảnh mầu cỡ 3×4 chụp trong thời gian 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký hành nghề. 

3. Hàng năm, trước ngày 30 tháng 11, đại lý thuế có trách nhiệm tổng hợp danh sách nhân viên đăng ký làm việc tại đại lý thuế năm sau gửi Tổng cục Thuế kèm theo hồ sơ đăng ký nhân viên đại lý thuế.

Những nhân viên đại lý thuế đã đăng ký hành nghề tại đại lý thuế năm trước nếu  tiếp tục làm việc cho đại lý thuế đó năm sau thì không phải làm hồ sơ mới. Đại lý thuế báo cáo danh sách các nhân viên tiếp tục hành nghề này với Tổng cục Thuế (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).

4. Đại lý thuế có trách nhiệm đăng ký bổ sung danh sách nhân viên đại lý thuế mới được tuyển dụng hoặc mới được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế với Tổng cục Thuế (theo Mẫu số 07 kèm theo Thông tư này) kèm theo hồ sơ đăng ký nhân viên đại lý thuế. Nhân viên đại lý thuế chỉ được hành nghề khi có tên trong danh sách nhân viên đại lý thuế do Tổng cục Thuế thông báo trên Website của Tổng cục Thuế.

5. Đại lý thuế có trách nhiệm thông báo về Tổng cục Thuế danh sách nhân viên hành nghề thuyên chuyển, nghỉ việc, nghỉ hưu, chết hoặc không đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật (theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này) trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhân viên đại lý thuế đó chính thức nghỉ việc hoặc thôi làm việc tại đại lý thuế.

6. Đại lý thuế chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kiểm tra, xác nhận các điều kiện khi đăng ký hành nghề cho nhân viên đại lý thuế.

 

IV. QUẢN LÝ ĐẠI LÝ THUẾ TRÁCH NHIỆM CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN

Trách nhiệm của cơ quan Thuế các cấp đối với đại lý thuế

1.1. Tổng cục Thuế:

a- Tổ chức thi và cấp Chứng chỉ hành nghề làm thủ tục về thuế thống nhất tập trung trên cả nước.

b- Tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật thuế, kế toán cho người dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế; cho các nhân viên đại lý thuế định kỳ hàng năm hoặc khi có sửa đổi, bổ sung hay ban hành mới về pháp luật thuế.

c- Tiếp nhận và quản lý hồ sơ đăng ký đại lý thuế và nhân viên đại lý thuế.

d- Xác nhận danh sách đăng ký hành nghề đại lý thuế.

e- Tạm đình chỉ hoạt động dịch vụ làm thủ tục về thuế đối với đại lý thuế vi phạm pháp luật và thông báo cho cơ quan Thuế các cấp biết.

f- Tạm đình chỉ, thu hồi Chứng chỉ hành nghề đối với nhân viên đại lý thuế và xoá tên trong danh sách đăng ký nhân viên đại lý thuế.

g- Thông báo công khai:

– Danh sách đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế đã đăng ký hành nghề đến cơ quan Thuế các cấp và đăng trên Website của Tổng cục thuế vào tháng 12 hàng năm.

– Danh sách bổ sung đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế mới đăng ký hành nghề hoặc ngừng hoạt động hành nghề tới cơ quan Thuế các cấp và đăng trên Website của Tổng cục Thuế trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

– Danh sách đại lý thuế bị tạm đình chỉ hoạt động, nhân viên đại lý thuế bị tạm đình chỉ, bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề, thời gian bị tạm đình chỉ đến cơ quan Thuế các cấp và trên Website của Tổng cục Thuế;

– Nội dung công khai bao gồm: Tên đại lý thuế, năm thành lập, địa chỉ trụ sở chính, số lượng nhân viên đại lý thuế, họ và tên nhân viên, số Chứng chỉ hành nghề và các thông tin cần thiết khác có liên quan đến đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế.

h- Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong việc chấp hành pháp luật, và các quy định của Thông tư này đối với các đại lý thuế.

i- Tổng hợp báo cáo, đánh giá định kỳ hàng năm về tình hình hoạt động của các nhân viên đại lý thuế, các đại lý thuế.

            j- Khi nhận hồ sơ dự thi, hồ sơ đăng ký nhân viên đại lý thuế, hồ sơ đăng ký hành nghề đối với đại lý thuế nếu kiểm tra thấy hồ sơ không đủ, đúng quy định thì Tổng cục Thuế phải thông báo bằng văn bản cho người dự thi, đại lý thuế biết trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.

            1.2. Cục Thuế và Chi cục Thuế:

a- Công khai danh sách đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế tại trụ sở cơ quan Thuế.

b- Quản lý, kiểm tra, thanh tra theo chức năng tình hình hoạt động của các nhân viên đại lý thuế, các đại lý thuế hoạt động tại địa phương theo quy định của Tổng cục Thuế và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật. 

c- Đôn đốc các đại lý thuế báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình hoạt động của các đại lý thuế trên địa bàn và tổng hợp báo cáo, đánh giá tình hình hoạt động, đề xuất kiến nghị; Chi cục Thuế gửi Cục Thuế trước ngày 15/4 hàng năm, Cục Thuế gửi Tổng cục Thuế trước ngày 30/4 hàng năm. 

Nguồn: Tổng cụ thuế

(MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *