Vai trò của khiếu nại trong việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước.

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Một trong số đó ta không thể không nói tới vai trò của khiếu nại, tố cáo trong việc đảm bảo việc làm chủ của công dân làm trong sạch bộ máy nhà nước, phát huy tính dân chủ và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hành chính của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Hiến pháp 2013

2. Luật sư tư vấn:

1.Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. Nội dung của pháp chế rất phong phú, trong đó nội dung cơ bản nhất là sự riệt để tôn trọng pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân.

2. Khái niệm về đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước.

Đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước có nghĩa là bằng những cơ chế hoạt động pháp lý làm cho pháp luật được thực hiện có hiệu quả trong thực tế và hoạt động của bộ máy nhà nước mà trước hết là hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước phải thực sự dễ hiểu, dễ làm và việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân dân theo một hướng trật tự nhất định.

Bảo đảm pháp chế là tổng thể các biện pháp, phương tiện tổ chức pháp lý do các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân áp dụng nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước và các tổ chức ấy cũng như việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân.

Vì vậy, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa chính là củng cố việc xây dựng cơ chế, phương tiện, phương pháp, cách thức nhằm làm cho pháp luật được thực hiện hiệu quả trong thực tế, đem lại lợi ích, quyền và nghĩa vụ cho nhà nước, cho xã hội, cho người lao động.

Một trong những quyền và nghĩa vụ nhằm đảm bảo pháp chế hành chính là quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được quy định trong Điều 30 Hiến pháp 2013: “ Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức , cac nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân…”

3. Khái niệm khiếu nại

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận tại điều 30 Hiến pháp 2013 và khoản 1 Điều 2 luật khiếu nại tố cáo năm 2011 quy định: Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình .

4. Vai trò của khiếu nại trong việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước.

           Khiếu nại là hình thức đặc biệt để nhân dân lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Cùng với quyền tố cáo thì quyền khiếu nại là một trong những quyền chính trị pháp lý của công dân. Vì vậy, việc thực hiện quyền khiếu nại và giải quyết khiếu nại đóng vai trò to lớn trong việc mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần tích cực vào việc tăng cường và bảo đảm pháp chế. Cụ thể vai trò của khiếu nại được thể hiện như sau:

Thứ nhất, việc ghi nhận quyền, trách nhiệm của công dân trong Hiến Pháp và Luật khiếu nại, tố cáo đã khẳng định một lần nữa về quyền là người làm chủ quyền lực nhà nước của nhân dân. Thể hiện bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Với cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Việc công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình là một hình thức quản lý nhà nước. Thông qua hình thức này của nhân dân, các cơ quan nhà nước có thể kịp thời phát hiện những hiện tượng tiêu cực trong bộ máy hành chính nhà nước để có những biện pháp để chấn chỉnh kịp thời. Để đảm bảo cho pháp chế xã hội chủ nghĩa được thực hiện trong quá trình quản lý hành chính nhà nước.

Thứ hai, “ khiếu nại” giúp bảo vệ quyền và lợi ích bị xâm hại vì mỗi khiếu nại không chỉ chứa đựng thông tin về sự vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức mà còn bao hàm sự phê phán các chủ thể: những người có chức vụ, các chủ thể mà các hành động hoặc không hành động của họ theo quan điểm của người khiếu nại dẫn đến vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, từ đó sẽ đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước.

Thứ ba, khiếu nại cung cấp những thông tin về những quyết định và việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi tác động xấu đến hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng, mà cơ quan này là nhằm bảo đảm pháp chế của đời sống xã hôi. Cho nên, việc phát hiện và xử lý hành vi này là nhằm đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính.

Thứ tư, khiếu nại thể hiện tính tích cực công dân của người khiếu nại. Khiếu nại giúp tăng cường sự kiểm tra của cá nhân với hoạt động của bộ máy nhà nước, đấu tranh với những biểu hiện quan liêu,… Sự kiểm tra của nhân dân bằng quyền khiếu nại tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước.

Thứ năm, vai trò của khiếu nại còn là tiêu chuẩn để những người làm công tác chỉ đạo, quản lý hành chính nhà nước nhận biết được những yếu kém của mình trong các lĩnh vực quản lý nhà nước để họ kịp thời cải cách, xử lý những hành vi vi phạm sao cho phù hợp nhất.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *