Mức tiền bảo lĩnh để được tại ngoại đối với tội cố ý gây thương tích?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Một trong những vấn đề được người dân đặc biệt quan tâm là hành vi cố ý gây thương tích có được bảo lãnh tại ngoại không và hình phạt với tội danh này được pháp luật quy định như thế nào? Luật sư của Công ty luật DV Xingiaypheptư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Mức tiền bảo lãnh để được tại ngoại đối với ?

Thưa luật sư, em của tôi 21 tuổi có xảy ra xô xát với người khác, dùng côn gỗ đánh vào đầu người đó gây chảy máu phải khâu 3-4 mũi, sâu 1 cm. Bên bị hại báo lên cơ quan công an huyện, sau đó cơ quan công an huyện chuyển lên CA tỉnh và cơ quan này đã tạm giữ em trai tôi 24h. Tôi muốn bảo lãnh em trai tôi thì CA bảo phải nộp một khoản tiền bảo lãnh.

Tôi muốn hỏi Luật sự về số tiền đóng bảo lĩnh, mức bồi thường thiệt hại mà em trai tôi phải bồi thường được tính như thế nào? Tôi muốn biết tỷ lệ thương tật của người bị hại thì phải làm thế nào? Cảm ơn luật sư!

.Tư vấn Mức tiền bảo lãnh để được tại ngoại đối với tội <a href=cố ý gây thương tích” longdesc=”Tư vấn Mức tiền bảo lãnh để được tại ngoại đối với tội cố ý gây thương tích” src=”/lmk/article/TU-VAN-LUAT-TRUC-TUYEN.png” style=”height:397px; width:409px” title=”Tư vấn Mức tiền bảo lãnh để được tại ngoại đối với tội cố ý gây thương tích”>

Trả lời:

Thứ nhất, về số tiền bảo lĩnh:

Theo quy định tại Điều 122 thì khách hàng có thể dùng tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm đảm. Đây là biện pháp thay cho biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa á có thể quyết định cho họ đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập. Cơ quan ra quyết định về việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm phải lập biên bản ghi rõ số lượng tiền, tên và tình trạng tài sản đã được đặt và giao cho bị can hoặc bị cáo một bản.

Trong trường hợp bị can, bị cáo đã được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì số tiền hoặc tài sản đã đặt sẽ bị sung quỹ Nhà nước và trong trường hợp này bị can, bị cáo sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Trong trường hợp bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền hoặc tài sản đã đặt. Trình tự, thủ tục, mức tiền hoặc giá trị tài sản phải đặt để bảo đảm, việc tạm giữ, hoàn trả, không hoàn trả số tiền hoặc tài sản đã đặt được thực hiện theo quy định của pháp luật. Mặc dù quy định như vậy, tuy nhiên tính đến nay thì vấn đề này còn chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Nên vấn đề áp dụng vẫm đang do các cơ quan Nhà nước quyết định.

Thứ hai, về mức độ bồi thường thiệt hại:

Căn cứ theo Điều 590 thì việc xác định mức độ bồi thường thiệt hại thì dựa vào nhiều yếu tố như sau: theo chi phí hợp lý cho khám chữa bệnh, bồi dường, phục hồi sức khỏe và chức năng bị giảm sút của người bị hại, tiền thu nhập thực tế mà người bị hại bị mất.

Bồi thường thiệt hại còn bao gồm một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định; Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

Thứ ba, về tỷ lệ thương tật:

Còn vấn đề tỷ lệ thương tật thì có thể người bị hại sẽ tiến hành giám định tỷ lệ thương tật tại cơ sở y tế Nhà nước cấp tỉnh, trung ương. Khi có yêu cầu của người bị hại thì cơ Cơ quan Công an sẽ tiến hành các bước tố tụng và trưng cầu giám định tỷ lệ thương tật của người bị hại. Dựa trên biên bản kết quả xác định tỷ lệ thương tật, nếu đủ các điều kiện cấu thành tội phạm theo quy định của thì sẽ là căn cứ để khởi tố vụ án hình sự. Bạn có quyền được biết kết quả giám định. Nếu công an không thông báo kết quả giám định cho bạn biết thì bạn có thể gửi , yêu cầu tới thủ trưởng cơ quan công an đó hoặc kiến nghị tới cơ quan cấp trên. Sau khi bạn có đơn thì công an sẽ có thông báo bằng văn bản kết quả giám định. Nếu không đồng ý với kết quả giám định thì bạn có thể yêu cầu giám định lại.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý:

2. Hình thức xử phạt hành vi cố ý gây thương tích?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi như sau: tôi dùng dao chém một người bị đứt đầu ngón tay cái, nhưng chưa cụt thì bị xử phạt như thế nào? Xin cảm ơn Luật sư!

Trả lời:

Như bạn trình bày thì bạn dùng dao chém đứt đầu ngón tay cái của một người. Như vậy, hành vi của bạn là gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho người khác với lỗi cố ý. Đồng thời, bạn sử dụng dao trong việc thực hiện hành vi, nên trường hợp này xác định là bạn dùng hung khí nguy hiểm. Vì vậy, không phụ thuộc vào tỷ lệ thương tật của nạn nhân là bao nhiêu, thì bạn cũng vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo Điều 134 , với tình tiết tăng nặng là dùng hung khí nguy hiểm (Điểm a Khoản 1 Điều 134):

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;”

Khung hình phạt của tội phạm này là phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến chung thân. Mức hình phạt cụ thể phụ thuộc vào tỷ lệ thương tật cụ thể của nạn nhân, đồng thời phụ thuộc vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của bạn, được quy định tại Điều 51, Điều 52 .

>> Tham khảo nội dung liên quan:

3. Tư vấn xác định tội giết người hay tội cố ý gây thương tích?

Kính chào luật sư! Cho cháu hỏi: Bố cháu đi xuất khẩu lao động bên Lào bị ông Q đánh gây chấn thương sọ não. Đánh là vào tối ngày 5 âm nhưng đến sáng mồng 6 mới đưa bố cháu đi bệnh viện. Đến nơi bác sĩ nói không thể chuyền máu được nữa. Vì thế gia đình yêu cầu đưa sang bệnh viện Việt Đức chữa nhưng khi chụp cắt lớp bác sĩ bảo không thể phẫu thuật được nữa.

Sau đó, bác sĩ bên công an khám nghiệm tử thi thì phát hiện nhiều vết đánh đập ở đùi lưng cổ và phát hiện có dấu tích của việc dùng hung khí như búa, gậy đánh sau đầu. Ông Q cứ khai là vô tình xô nhau mà ngã nhưng qua xét nghiệm như trên thì không thể. Nếu gia đình kiện nhưng ông ta cứ nói là xô ngã thì có thể giảm tội không, như vậy rất oan ức? Còn nếu đúng ra ông ta phải chịu xử như thế nào? Đi tù mấy năm hay tử hình ạ? Và bồi thường ra sao? Gia đình ông ta xin xử theo tình cảm thỏa thuận nhưng gia đình cháu không đồng ý. Vậy tòa có quyết định việc bồi thường tổn thất tinh thần cũng như tính mạng bố cháu ra sao ạ? Mong các luật sư trả lời giúp cháu. Cháu xin chân thành cảm ơn !

Tư vấn xác định tội giết người hay tội cố ý gây thương tích?

Trả lời:

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì bác sĩ bên công an khám nghiệm tử thi thì phát hiện nhiều vết đánh đập ở đùi lưng cổ và phát hiện có dấu tích của việc dùng hung khí như búa, gậy đánh sau đầu. Như vậy, cần xác định hành vi của ông Q xem mục đích hành vi của ông Q như nào để có kết luận chính xác. Nếu ban đầu ông Q thực hiện hành vi với mục đích là cố ý gây thương tích thì ông Q sẽ bị truy cứu truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích theo khoản 4 Điều 134 khi cố ý gây thương tích dẫn đến chết người. Cụ thể như sau:

“4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.”

Nếu ban đầu ông Q thực hiện với ý định giết người thì ông Q sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người theo Điều 123 như sau:

“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”

Bên cạnh đó, về trách nhiềm bồi thường thiệt hại thì theo quy định tại Điều 590 thì ông Q phải bồi thường cho gia đình bạn như sau:

“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

>> Tham khảo bài viết liên quan:

4. Gây thương tật cho người khác 3% có phải chịu trách nhiệm về tội cố ý gây thương tích?

Xin chào Xin giấy phép, tôi có câu hỏi muốn tư vấn như sau: Nhà tôi có một miếng đất trên mặt đường, gia đình tôi cho P mượn miếng đất đó để chở vật liệu xây dựng qua làm nhà vì miếng đất đó nhà tôi chưa xây dựng chỉ xây tường bao xung quanh, khi cho P mượn đất P không cảm ơn gia đình tôi, ngược lại tung tin đồn là nhà tôi đã bán đất cho P, rồi hắn cho người làm múc đất trên phần đất nhà tôi, đóng cọc trên đất nhà tôi, đã nhiều lần công an mời về phường làm việc ngăn cấm không cho P làm trên đất nhà tôi nhưng P vẫn cố tình mặc dù phường đã lập biên bản nhưng hắn vẫn cố tình làm ngơ cho rằng nhà tôi đã bán miếng đất đó cho hắn nhưng P không có gì để chứng minh miếng đất đó nhà tôi đã bán cho P không có giấy tờ gì cả.

Một hôm mẹ con tôi đi qua thấy P cho người xúc đất đóng cọc trên phần đất nhà tôi, mẹ tôi xuống nhổ cọc lên thì bị đánh, vợ tôi là con gái lúc đó vợ tôi chạy xuống đỡ mẹ trên tay vợ tôi có cầm viên gạch, P quay sang đánh mẹ và vợ tôi lúc đó thợ xây đứng ở đó rất nhiều không ai can ngăn để cho P đánh mẹ và vợ tôi, đến khi mẹ tôi kêu lên mấy ông thợ xây mới vào kéo phúc ra, rồi mẹ tôi gọi anh Q công an phường lên trình bày sự việc, anh Q công an phường mời mẹ con tôi cùng P về, nhưng hắn không về lấy lý do bận việc, khi mẹ con tôi về phường trình bày sự việc thì lúc sau đó anh Q về bảo mẹ con tôi là có ném gạch vào đầu P không? Mẹ con tôi không có ném, bây giờ P lại dở trò ăn vạ, vừa được đánh người vừa được báo cáo láo, báo công an cho rằng vợ tôi cầm gạch ném vào đầu của hắn bị thương tích 3% và giờ công an đã khởi tố vợ tôi về tội cố ý gây thương tích, trong khi đó vợ tôi không được ném và giờ bị cơ quan công an kết tội theo điều tra nhân chứng là thợ xây làm việc cho nhà phúc làm chứng cho P rằng vợ tôi ném gạch vào đâu P. Ngay lúc xảy ra sự việc, P đánh mẹ con tôi công an phường lên mời tất cả về phường làm việc thì P không về lấy lý do bận việc và sau đó P lại vu khống cho mẹ con tôi là cầm gách ném vào đầu hắn gây ra thương tích là 3%. Vợ tôi bị cơ quan khởi tố về tội danh cố ý gây thương tích và đến ngày 30/01 là đưa ra xét xử! Từ đầu đến cuối trong quá trình điều tra vợ tôi không nhận tội với cơ quan công an điều tra và đã gửi đơn lên các cơ quan cấp tỉnh thành phố nhưng viện kiểm soát chỉ trả lời chung chung và rồi vẫn kết tội vợ tôi, vợ tôi trở thành bị cáo trong đó.

Vậy tôi xin được luật sư tư vấn về sự việc trên, tôi phải làm như thế nào? Nếu vẫn không được minh oan cơ quan và tòa án vẫn kết tội vợ tôi thì với mức 3% tôi sẽ bị xử lý ra sao? Xin chân thành cảm ơn luật sư !

Gây thương tật cho người khác 3% có phải chịu trách nhiệm về tội cố ý gây thương tích ?

Trả lời:

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 , theo đó, tội cố ý gây thương tích là hành vi dùng vũ lực tác động vào cơ thể của người bị hại gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe. Đây là tội có cấu thành vật chất, hành vi phạm tội phải gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tội phạm mới hoàn thành. Theo đó, nếu như vợ bạn không có hành vi dùng vũ lực tác động vào người P thì vợ bạn sẽ không phạm phải tội cố ý gây thương tích. Trong quá trình xét xử tại phiên Tòa bạn có thể đưa ra các bằng chứng để chứng minh sự vô tội của mình. Nếu sau khi có bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa Án mà vợ bạn không đồng ý thì vợ bạn có quyền kháng cáo lên Tòa Án nhân dân cấp tỉnh yêu cầu xét xử phúc thẩm theo quy định tại như sau:

Về thời hạn kháng cáo quy định tại Điều 333 :

“1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

3. Ngày kháng cáo được xác định như sau:

a) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo là ngày theo dấu bưu chính nơi gửi;

b) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo là ngày Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ nhận được đơn. Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn;

c) Trường hợp người kháng cáo nộp đơn kháng cáo tại Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhận đơn. Trường hợp người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo.”

Về thủ tục kháng cáo: Người kháng cáo phải gửi đơn đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Ban giám thị trại tạm giam phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo. Người kháng cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xử sơ thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó.

Trong trường hợp có kháng cáo thì Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm sẽ là Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo Điều 344 :

Điều 344. Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm

1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.

2. Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị.

3. Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự khu vực bị kháng cáo, kháng nghị.

4. Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự cấp quân khu bị kháng cáo, kháng nghị.”

5. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích?

Xin giấy phép xin giải đáp thắc mắc liên quan đến tội cố ý gây thương tích theo quy định của pháp luật hình sự:

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích ?

>> Luật sư trả lời:

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty Xin giấy phép

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *