Tư vấn xử lý trường hợp người nước ngoài gây tai nạn giao thông ?

Người nước ngoài tham gia gia thông gây tai nạn thì trách nhiệm bồi thường như thế nào ? Quy định về xử phạt và xử lý với các vụ tai nạn giao thông ? Sẽ được luật sư của Công ty luật DV Xingiaypheptư vấn và giải đáp cụ thể như sau:

Mục lục bài viết

1. Tư vấn xử lý trường hợp người nước ngoài gây tai nạn giao thông ?

Kính chào luật sư! Tôi có một vấn đề muốn nhờ luật sư tư vấn giúp như sau: Xin hỏi người nước ngoài đi xe mô tô không bằng lái gây tai nạn cho người đi bộ đang đi sang đường ở nơi đó không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ. Hiện tại người đi bộ kiểm tra thì bị tụ máu ở não khả năng là phải mổ. Vậy người nước ngoài sẽ chịu trách nhiệm như thế nào với người bị tai nạn ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: T.A

Tư vấn xử lý trường hợp người nước ngoài gây tai nạn giao thông ?

Trả lời:

Trong trường hợp này, để xác định được trách nhiệm mà người nước ngoài này (tạm gọi là A) phải chịu thì cần phải xác định xem A có phải là người có thân phận ngoại giao hay có phải là thân nhân của người có thân phận ngoại giao không?

A là người nước ngoài, tham gia giao thông khi không có bằng lái xe là vi phạm quy định về an toàn giao thông, thêm vào đó, khoản 6 Điều 5 có quy định về trường hợp phải giảm tốc độ trong trường hợp có người đi bộ qua đường. Việc A không giảm tốc độ là vi phạm quy định về điều khiển giao thông, tuy nhiên, để truy cứu trách nhiệm đối với A cần xem xét ở các góc độ:

– Trường hợp 1, A là người có thân phận ngoại giao hoặc thân nhân của người có thân phận ngoại giao:

Điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư liên ngành số 01/TTLN có quy định như sau:

“a. Những người có thân phận ngoại giao, (có hộ chiếu ngoại giao) làm việc tại các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, các cơ quan đại diện nước ngoài khác tại Việt Nam và các thành viên gia đình họ cùng sống chung với họ tại Việt Nam, những người có thân phận ngoại giao của các đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ, Quốc hôi, Nhà nước đến thăm nước ta, những người khác có thân phận ngoại giao, kể cả đại diện các tổ chức quốc tế và thành viên gia đình họ sống chung tại Việt Nam và không có Quốc tịch Việt Nam được Nhà nước ta cho hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.

Những người này được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử lý hành chính đối với các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do họ gây ra. Tuy nhiên họ phải tôn trọng luật lệ của Nhà nước ta, kể cả luật lệ về giao thông đường bộ, phải có trách nhiệm đền bù vật chất đối với các vụ tai nạn giao thông do họ gây ra.”

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 5 , cũng quy định:

“2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.”

Như vậy, trong trường hợp này, nếu người đó là người có thân phận ngoại giao hoặc thân nhân của người có thân phận ngoại giao thì họ chỉ phải đền bù vật chất đối với người bị thiệt hại.

Do hành vi gây thiệt hại và nơi phát sinh hậu quả đều trền lãnh thổ Việt Nam nên sẽ áp dụng Theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo đó, Điều 590 quy định về việc bồi thường như sau:

“Điều 590. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Như vậy, nếu A là người có thân phận ngoại giao hoặc thân nhân của người có thân phận ngoại giao thì chỉ phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại theo quy định trên.

– Trường hợp 2: A là nhân viên hành chính, nhân viên phục vụ của cơ quan đại diện nước ngoài hoặc thành viên gia đình của những người này:

Điểm b khoản 1 Điều 1 Thông tư liên ngành số 01/TTLN quy định:

“b. Nhân viên hành chính – kỹ thuật, nhân viên phục vụ của các cơ quan đại diện nước ngoài và các cơ quan nước ngoài khác đã nêu ở điểm a và thành viên gia đình họ không có quốc tịch Việt Nam, và cùng sống với họ tại Việt Nam, các thành viên không có thân phận ngoại giao của các đoàn đại biểu.

Những người này chỉ được miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử lý hành chính đối với các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do họ gây ra tại Việt Nam trong khi thi hành công vụ, nhưng không được miễn trừ xét xử về dân sự và xử lý về hành chính khi không thi hành công vụ, phải có trách nhiệm đền bù vật chất đối với các vụ tai nạn giao thông do họ gây ra.”

Trong trường hợp này, nếu họ trong thời gian thi hành công vụ thì họ sẽ đươc miễn trừ ngoại giao như trường hợp trên và phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại như trường hợp 1.

Nếu họ không thi hành công vụ thì họ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm an toàn giao thông theo quy định tại Điều 6 và Điều 21 về hành vi không có giấy phép lái xe và không chú ý quan sát và phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như trường hợp 1.

– Trường hợp 3: A là đối tượng khác không thường trú tại Việt Nam:

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 Thông tư liên ngành 01/TTLN có quy định:

“c. Những người nước ngoài khác không thường trú tại Việt Nam: Nhà kinh doanh, chuyên gia, học sinh, sinh viên công tác, du lịch tại Việt Nam… Đối với các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng do họ gây ra, áp dụng các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta và Nhà nước họ đã ký với nhau hoặc tham gia (hiệp định lãnh sự, hiệp định tương trợ tư pháp, hiệp định hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật v.v…) hoặc áp dụng luật pháp của ta.”

Trường hợp này cần xác định xem Việt Nam và nước mà người đó là công dân có tham gia hoặc ký kết điều ước quốc tế nào về vấn đề này không? Nếu có thì áp dụng theo điều ước quốc tế, nếu không có thì áp dụng pháp luật Việt Nam như trường hợp 4.

– Trường hợp 4: A cư trú, làm ăn sinh sống tại Việt Nam: Về trường hợp này A sẽ bị xử lý như công dân Việt Nam vi phạm.

+, Nếu người bị thiệt hại có tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Theo quy định tại Điều 260 , như sau:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”.

Như vậy trong trường hợp này, cần phải có tỷ lệ thương tật cụ thể để xác đinh much độ hình phạt đối với A.

Ngoài ra, A còn phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, mức bồi thường được xác định Theo Điều 590 như trường hợp 1

+ Trường hợp tỷ lệ thương tật dưới 61%, A sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như trường hợp 1 và phải bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không chú ý quan sát và không có giấy phép lái xe theo quy định tại khoản 7 Điều 6 và Điều 21 .

>> Xem thêm:

2. Uống rượu mà gây tai nạn giao thông sẽ phải bồi thường như thế nào ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Ngày chủ nhật vừa rồi em trai tôi có điều khiển xe máy đi về gần dốc thỏi vào hẻm nhà tôi thì thấy chú tôi đi xe khách 16 chỗ đi về nên xuống xe đi bộ về phía chú tôi. Bất chợt từ phía sau 1 chiếc xe chạy tốc độ nhanh lao thẳng vào em tôi rồi leo lên lề đâm vào cột điện.

Em trai tôi 2 tuần trước mới mổ chân trái lấy vít ra thì giờ bị gãy chân phải và bị thương phía trước và sau dầu. Thanh niên kia say rồi bị gãy sống mũi đang điều trị sài gòn. Hôm sau ba người thanh niên kia có qua nhà tôi đưa ba tôi 5 triệu và bảo ghi vào tờ giấy trắng là đã nhận 5 triệu. Xin hỏi trong trường hợ này em trai tôi sẽ được bồi thuơng như thế nào ?

Cảm ơn luật sư!

– Trần T-

Uống rượu mà gây tai nạn giao thông sẽ phải bồi thường  như thế nào ?

Luật sư tư vấn về trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông – Ảnh minh họa

Luật sư trả lời:

Lái xe gây tai nạn trong tình trạng say rượu là vi phạm pháp luật.

Cụ thể, Trong trường hợp này, thanh niên gây tại nạn cho em trai bạn sẽ phải chịu hình phạt theo , như theo quy định tại khoản 2 Điều 260 luật này:

“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.”

Như vậy, theo quy định pháp luật, người gây tai nạn cho em trai bạn có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Cũng tại khoản 1 điều 596 quy định:

“Điều 596. Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra

1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.”

Nghĩa là, người gây tai nạn cho em trai bạn sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự, tức phải bồi thường cho em trai bạn theo

Theo Điều 590

Điều 590. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều khoản trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Việc hôm sau, có 3 thanh niên đến đưa cho gia đình bạn 5 triệu đồng mang ý bồi thường cho em trai bạn như vậy và yêu cầu gia đình bạn viết giấy xác nhận đã nhận 5 triệu từ họ, là họ muốn trách nhiệm mà họ phải chịu chỉ dừng lại ở mức 5 triệu không hơn. So với thương tích mà họ gây ra cho em trai bạn có thể là không đủ.

Nếu gia đình bạn chấp nhận thỏa thuận này, gia đình và em trai bạn là người thiệt hại sẽ không được bồi thường thỏa đáng.

Bạn cần xem xét cẩn thận, vì có thể người gây tai nạn cho em bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu như đã thỏa thuận xong với 5 triệu đó. Đây chính là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và cần được xử lý.

Còn nếu gia đình bạn nghĩ rằng với số tiền đó đã là đủ rồi, thì có thể xem xét thỏa thuận. Và người gây tai nạn cho em bạn có thể sẽ không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì nữa.

>> Xem thêm:

3. Tai nạn giao thông giữa ô tô và xe máy ?

E chạy xe taxi và có va chạm với xe may khi đó người đi xe máy sặc sụa mùi rượu đi tối không bật đèn chiếu sắng vượt ô tô đi cùng chiều lấn sang làn ô tô đi ngươc chiều va chạm với em, lúc đó e, đi với tốc độ khoảng 40km/h, còn xe máy thì em không rõ chỉ cảm thấy rất nhanh điều này có khách ở trên xe em làm chứng với công an giao thông rồi.

Về phần xe của em thì bị móp méo phía trước vỡ 1 gương chiếu hậu và xịt 1 quả lốp trước bên ngồi lái. Về phần xe máy bị vỡ lốc máy cần số bị gãy về xe cộ e nhìn thấy là như vậy còn người lái xe máy bị xây xát và gãy hai ngón chân ở bàn chân bên trái. Các anh chi cho em hỏi em nên xử lý thế nào cho êm đẹp đỡ tốn kém nhất và liệu em có phải bồi thường gì không?

Em xin cảm ơn.

Luật sư Lê Minh Trường trả lời VOV2 về hành vi bỏ chạy khi gây tai nạn giao thông

4. Truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây tai nạn giao thông ?

Xin chào luật sư minh khuê. Em có một vấn đề muốn luật sư tư vấn giúp em với ạ. Tình hình là ngày 7/3/2017 em có va chạm xe máy với một người đàn ông đi ngược chiều đường bê tông nông thôn, người đàn ông trong tình trạng say xỉn không đội mũ bảo hiểm chạy với tốc độ khá nhanh. Em cũng đã có chút men trong người, chạy cũng hơi nhanh.

Lúc va chạm giữa hai xe là giữa đường. Hậu quả là em bị vỡ xương gò má bên phải, em phải phẫu thuật và nằm viện 22 ngày. Còn người đàn ông bị chấn thương ở đầu đến bây giờ vẫn hôn mê. Vậy nếu cảnh sát giao thông chuyển hồ sơ cho bên cơ quan điều tra thì mức xử phạt như thế nào ạ? Em có bị đi tù không ạ? Em chân thành cảm ơn.

– M.H.T

5. Quy định xử phạt tai nạn giao thông ?

Em chào luật sư. Ngày 24/06/2017, khi đang trên đường đi làm (đường cao tốc), em đi với vậntốc 45 đến 50km/h, có một bác gái đang đi xe đạp gần lề đường đột nhiên rẽ trái, do không có ngã rẽ trên đường nên em nghĩ là bác gái tránh một phương tiện giao thông khác nên em cũng tạt ra giữa đường, đồng thời bóp còi xe cảnh báo.

Nhưng không biết vì lý do gì mà xe đạp vẫn tạt trái ra giữa đường, do bất ngờ nên em đã xô vào bác gái ấy. Sau khi gọi cảnh sát giao thông đến, em đã trình báo đầy đủ thông tin và diễn biến tai nạn và cùng bác gái đến bệnh viện. Tại bệnh viện bác gái bị chẩn đoán chảy máu ngoài màng não, trong khi đó em chỉ bị xây xát nhẹ. Luật sư có thể tư vấn cho em trong trường hợp như thế, lỗi là do em hay do cả hai bên. Em sẽ phải chịu trách nhiệm gì theo pháp luật và đối với người bị thương ?

Cảm ơn các luật sư.

– T.T

6. Bồi thường bao nhiêu là hợp lý khi gây tai nạn giao thông ?

Xin giấy phép giải đáp các thắc mắc về mức bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông và các vấn đề liên quan.

Trả lời:

, quy định:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

quy định:

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật giao thông – Công ty luật Minh Khuê.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *