Giải đáp về thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ?

Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm các quyền như: Đăng ký sáng chế, đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu … xin giấy phép tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ các quyền trên và các yêu cầu pháp lý cụ thể với quyền này như sau:

Mục lục bài viết

1. Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Công ty Xin giấy phép xin giải đáp những thắc mắc của khách hàng về quy định, thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp như sau:

Trả lời:

Quy định điều kiện đối với nhãn hiệu, tên thương mại

1. Bảo hộ tên thương mại

Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với tên thương mại, chủ thể có tên thương mại phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ thể hiện thời gian, lãnh thổ, lĩnh vực trong đó tên thương mại đã được chủ thể đó sử dụng.

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

2. Đăng ký Nhãn hiệu

Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa được hiểu là một dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc. Do vậy, nhãn hiệu cần bảo đảm các yếu tố sau

– Nhãn hiệu (logo) phải có đường nét, họa tiết rõ ràng;

– Kích cỡ tối đa của nhãn hiệu là 8 x 8 cm;

– Nhãn hiệu có thể được in mầu hoặc in đen trắng;

– Một nhãn hiệu có thể được kết hợp ba yếu tố chính: Phần hình, phần chữ và câu slogan;

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid (sau đây gọi là “nhãn hiệu đăng ký quốc tế”) được xác lập trên cơ sở quyết định chấp nhận bảo hộ hoặc giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Cục Sở hữu trí tuệ cấp theo yêu cầu của chủ nhãn hiệu. Quyết định và giấy chứng nhận nói trên có giá trị như văn bằng bảo hộ cấp cho người đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

3. Quy định về đơn đăng ký nhãn hiệu

Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho một nhãn hiệu dùng cho một hoặc nhiều hàng hoá, dịch vụ khác nhau

Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký nhãn hiệu : bao gồm các tài liệu sau đây:

– Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

– Tài liệu, mẫu vật, thông tin nhãn hiệu : Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

+ Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
+ Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.

– Với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải kèm theo quy chế sử dụng

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).”

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

+ Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;

+ Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.

– Chứng từ nộp phí, lệ phí. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)

Đơn đăng ký và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước phải được làm bằng tiếng Việt trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu: Giấy uỷ quyền; Tài liệu chứng minh quyền đăng ký; Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên; Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.

4. Quy trình, thủ tục đăng ký

Chủ đơn hoặc đại diện của chủ đơn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu kèm theo các tài liệu yêu cầu trên đến Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại các địa điểm tiếp nhận đơn khác do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập. Đơn cũng có thể được gửi qua bưu điện tới các địa điểm tiếp nhận đơn nói trên.

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ căn cứ vào đơn đăng ký để thẩm định hình thức, công bố đơn hợp lệ ; thẩm định nội dung đơn; cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ; đăng bạ và công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ

a, Thẩm định hình thức đơn là việc kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

– Thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn.

+ Đơn hợp lệ sẽ được xem xét tiếp. Đơn không hợp lệ sẽ bị từ chối (không xem xét tiếp)

b, Công bố đơn

– Mọi đơn đã được chấp nhận hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố đơn.

– Đơn đăng ký nhãn hiệu trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.

– Nội dung công bố đơn

Công báo sở hữu công nghiệp, gồm các thông tin

+ Liên quan đơn hợp lệ về mặt hình thức ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ,

+ chuyển nhượng đơn, tách đơn, số đơn gốc của đơn tách…;

+ mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ kèm theo;

– Mọi người đều có thể tiếp cận với các thông tin chi tiết về bản chất đối tượng nêu trong đơn được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp hoặc yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp các thông tin đó và phải nộp phí cung cấp thông tin theo quy định.

c, Thẩm định nội dung

Thời hạn: Đối với nhãn hiệu không quá chín tháng, kể từ ngày công bố đơn;

Trước khi ra thông báo công việc kết thúc khi thẩm định nội dung, Cục sở hữu trí tuệ có trách nhiệm rà soát lại kết quả thẩm định nội dung đơn trên cơ sở kiểm tra các đơn liên quan có ngày ưu tiên sớm hơn được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận sau ngày bắt đầu thực hiện thẩm định nội dung đơn

– Ra thông báo kết quả thẩm định nội dung:

– Thời hạn thẩm định lại đơn đăng ký nhãn hiệu bằng hai phần ba thời hạn thẩm định lần đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không vượt quá thời hạn thẩm định lần đầu. Việc thẩm định lại đơn chỉ được thực hiện một lần

– Thời gian để người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn không được tính vào các thời hạn ; thời hạn xử lý yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn không vượt quá một phần ba thời gian thẩm định tương ứng.
– Các công việc kết thúc thẩm định nội dung

Thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn: cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Chậm nhất là vào ngày kết thúc thời hạn thẩm định nội dung đơn

d, Cấp văn bằng bảo hộ

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thủ tục cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, nếu chủ văn bằng bảo hộ thấy có sai sót thì có quyền yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ sửa chữa văn bằng bảo hộ theo quy định

5. :

Bước 1: Tư vấn và tra cứu nhãn hiệu

– Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt nam và nước ngoài. Ngay sau khi Quý khách hàng cung cấp mẫu nhãn hiệu quy chuẩn, Công ty luật Minh Khuê sẽ tiến hành tra cứu khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu đó tại thị trường Việt Nam và quốc tế. Kết quả tra cứu sơ bộ sẽ là cơ sở để tiến hành hoạt động đăng ký tại thị trường Việt Nam và nước ngoài.

– Tư vấn liên quan đến việc lựa chọn và sử dụng nhãn hiệu: Đối với những nhãn hiệu không có khả năng đăng ký hoặc khả năng đăng ký thấp đơn vị tư vấn sẽ tư vấn việc sửa đổi nhãn hiểu để tăng khả năng đăng ký và tư vấn, cảnh báo khách hàng về các nguy cơ pháp lý đối với việc tiếp tục sử dụng những nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn với những nhãn hiệu đã được cấp văn bằng độc quyền.

Bước 2: Thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu và quyền liên quan:

– Đại diện trong việc thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ trong việc: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, ghi nhận sửa đổi, gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam và ở nước ngoài;

– Thực thi các quyền nhãn hiệu đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng, hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở Việt Nam và nước ngoài;

– Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu nhãn hiệu ở Việt Nam và ở nước ngoài;

– Tư vấn chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu;

Trên đây là những nội dung tư vấn cho khách hàng, quý khách có thể dựa vào nội dung trên để trả lời cho câu hỏi của mình. Xin giấy phép xin trả lời những câu hỏi có tính chất riêng biệt như sau

Thưa luật sư, Tôi cần luật sư 1.Một bản thiết kế nội thất như thế nào thì sẽ được bảo hộ thưa luật sư. 2. khi thiết kế cần lưu ý những điểm gì để tránh vi phạm quyền tác giả của đối tượng khác. Cảm ơn luật sư!

Điều 17 có định nghĩa các tác phầm loại hình kiến trúc được bảo hộ sở hữu trí tuệ như sau

” Tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là các bản vẽ thiết kế dưới bất kỳ hình thức nào thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình xây dựng, quy hoạch không gian (quy hoạch xây dựng) đã hoặc chưa xây dựng. Tác phẩm kiến trúc bao gồm các bản vẽ thiết kế về mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan của một vùng, một đô thị, hệ thống đô thị, khu chức năng đô thị, khu dân cư nông thôn.

Mô hình, sa bàn về ngôi nhà, công trình xây dựng hoặc quy hoạch không gian được coi là tác phẩm kiến trúc độc lập”

Tác phẩm thiết kế nội thất là tác phẩm kiến trúc là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả do đó, quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc được bảo hộ ngay khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phụ thuộc vào việc đã đăng ký hay chưa đăng ký căn cứ theo Điều 6 .

“Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”

Như vậy, khi bạn có toàn quyền sáng tạo, và khi một tác phẩm thiết kế nội thất nội thất được thể hiện ra hình thức thì quyền tác giả của bạn đã hình thành. Đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Việc đăng ký bảo hộ không phải là cơ sở xác lập quyền tác giả; tác phẩm dù có đăng ký hay không đăng ký quyền tác giả đều được hưởng sự bảo hộ như nhau. Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền tác giả, đặc biệt trong việc chứng minh quyền tác giả khi có tranh chấp xảy ra. Bạn có thể làm thủ tục đăng ký quyền tác giả tại Cục bản quyển tác giả để được cấp giấy chứng nhận quyền tác giả,Theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ, đăng ký quyền tác giả thì bạn hoặc nộp đơn và hồ sơ kèm theo (gọi chung là đơn) cho Cục Bản quyền tác giả để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả.

Nếu như tác phẩm của bạn có một người thứ 3 tố cáo về việc sao chép và đưa ra bằng chứng về sao chép này thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý đơn, nếu có căn cứ về việc sao chép thì sẽ hủy giấy chứng nhận quyền tác giả đã cấp.

Em chào Anh/Chị! Em thấy thông tin của anh/chị trên mạng nên email xin tư vấn ạ. Em chuẩn bị thành lập hợp tác xã hoặc công ty và đăng ký thương hiệu để bán ra thị trường. Anh/ Chị cho em hỏi là tên thương hiệu là tên 1 ngọn núi gần nhà thì có được bảo hộ không ạ? Đó là tên núi, chứ không phải tên xã phường thì có tính là tên địa danh không ạ? Ngoài ra, em muốn hỏi anh/chị về các thủ tục để sản phẩm có thể bán ra thị trường, mức phí và thời gian ạ. Em cảm ơn anh/chị! Best Regards!

Luật sở hữu trí tuệ ghi nhận quyền sở hữu công nghiệp gồm nhãn hiệu,kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, thiết kế bố trí, sáng chế, bí mật kinh doanh. Và không ghi nhận khái niệm thương hiệu, việc đăng ký thương hiệu của bạn, chúng tôi xin tự hiểu là nhãn hiệu và tên thương mại.

Ngọn núi có phải là tên địa danh không, thì khái niệm địa danh chưa được định nghĩa thống nhất hay quy chuẩn trong văn bản luật,mỗi nhà nghiên cứu về mặt này lại có cách định nghĩa riêng. Tuy nhiên, địa danh vẫn được hiểu chung để chỉ tên gọi các đối tượng địa hình khác nhau, tên nơi cư trú, tên hành chính,… được con người đặt ra. Như vậy, tên ngọn núi cũng là tên địa danh.

Theo điều 87 quyền đăng ký nhãn hiệu.

“Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu

1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.”

Như vậy, bạn hoàn toàn có thể ghi nhãn hiệu hay đặt tên thương mại là tên ngọn núi cho sản phẩm và tên hợp tác xã của bạn nếu tên ngọn núi, hay nhãn hiệu thiết kế này chưa có và không gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ trước. Nếu tên ngọn núi chỉ nguồn gốc đặc sản địa phương thì anh phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép/

Trường hợp cần tư vấn chi tiết hơn hay muốn nhận các dịch vụ do công ty Xin giấy phép cung cấp, quý khách vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Thẩm định nội dung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp ?

1. Những đơn đăng ký sở hữu công nghiệp sau đây được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng:

a) Đơn đăng ký sáng chế đã được công nhận là hợp lệ và có yêu cầu thẩm định nội dung nộp theo quy định;

b) Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đơn đăng ký nhãn hiệu, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đã được công nhận là hợp lệ.

>>

2. Đơn đăng ký thiết kế bố trí không được thẩm định nội dung.

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuệ, gọi:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ liên quan:

3. Thủ tục công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp ?

1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đã được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều này.

Công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

2. Đơn đăng ký sáng chế được công bố trong tháng thứ mười chín kể từ ngày nộp đơn hoặc từ ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên hoặc vào thời điểm sớm hơn theo yêu cầu của người nộp đơn.

3. Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đơn đăng ký nhãn hiệu, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.

4. Đơn đăng ký thiết kế bố trí được công bố dưới hình thức cho phép tra cứu trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp nhưng không được sao chép; đối với thông tin bí mật trong đơn thì chỉ có cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan trong quá trình thực hiện thủ tục hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc quá trình thực hiện thủ tục xử lý hành vi xâm phạm quyền mới được phép tra cứu.

Các thông tin cơ bản về đơn đăng ký thiết kế bố trí và văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

4. Điều kiện để tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, ngày nộp đơn?

Điều 108 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định:

1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp chỉ được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận nếu có ít nhất các thông tin và tài liệu sau đây:

Luật sư tư vấn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ?

a) Tờ khai đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, trong đó có đủ thông tin để xác định người nộp đơn và mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu đối với đơn ;

b) Bản mô tả, trong đó có phạm vi bảo hộ đối với đơn đăng ký sáng chế; bộ ảnh chụp, bản vẽ, bản mô tả đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp; bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý;

c) Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn.

2. Ngày nộp đơn là ngày đơn được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận hoặc là ngày nộp đơn quốc tế đối với đơn nộp theo điều ước quốc tế.

Tham khảo:

>> ()

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

5. Có những yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp?

1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây: a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

Giải đáp về thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ?

b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật SHTT 2005;

c) Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;

d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.

2. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu:

a) Giấy uỷ quyền;

b) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;

c) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;

d) Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.

3. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm:

a) Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;

b) Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.

Trân trọng./.

Phòng Luật sư Sở hữu Trí tuệ – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *