Tư vấn về xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở tại doanh nghiệp

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Công đoàn cấp trên yêu cầu xây dựng các quy chế về làm việc của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, phối hợp với người sử dụng lao động, tổ chức hội nghị người lao động, đối thoại tại nơi làm việc và dân chủ tại nơi làm việc có hợp lý không?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của

Xin chào Xin giấy phép, công ty của tôi mới thành lập Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Sau đó, Ban chấp hành công đoàn quận có gửi thông báo yêu cầu công ty và công đoàn xây dựng 5 quy chế như sau:

1. Quy chế làm việc của Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

2. Quy chế phối hợp với người sử dụng lao động.

(Hai quy chế này do công đoàn xây dựng)

3. Quy chế tổ chức hội nghị người lao động.

4. Quy chế đối thoại tại nơi làm việc.

5. Quy chế dân chủ tại nơi làm việc.

(Ba quy chế này do công ty xây dựng)

Nhờ bên luật sư tư vấn xem giúp tôi về những yêu cầu của công đoàn quận như thế có đúng quy định pháp luật không.

Xin cảm ơn!

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật lao động năm 2012.

– Luật công đoàn năm 2012.

– Nghị định số 149/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018.

2. Luật sư tư vấn:

Để xác định đầy đủ, toàn diện về các yêu cầu của công đoàn quận, chúng tôi sẽ đánh già từng quy chế như sau:

– Về quy chế làm việc của Ban chấp hành công đoàn cơ sở:

Yêu cầu có căn cứ.

– Về quy chế phối hợp với người sử dụng lao động:

Yêu cầu có căn cứ.

– Về quy chế tổ chức hội nghị người lao động:

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 149/2018/NĐ-CP

Điều 9. Hội nghị người lao động

1. Hội nghị người lao động do người sử dụng lao động và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở tổ chức thực hiện. Hội nghị người lao động được tổ chức ít nhất một năm một lần.

2. Hội nghị người lao động được tổ chức theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu.

3. Nội dung hội nghị người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 64 Bộ luật lao động.

4. Hình thức tổ chức hội nghị, nội dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức phổ biến kết quả hội nghị người lao động thực hiện theo Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp.”

Như vậy, theo khoản 4 nói trên, các nội dung về hình thức tổ chức hội nghị, nội dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức phổ biến kết quả hội nghị người lao động vốn là một nội dung trong Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Hay nói cách khác, việc phải ban hành riêng quy chế cho vấn đề này là không cần thiết.

– Về quy chế đối thoại tại nơi làm việc:

Theo Điều 8 Nghị định số 149/2018/NĐ-CP

Điều 8. Đối thoại tại nơi làm việc

1. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện định kỳ hoặc khi một bên có yêu cầu.

2. Nội dung đối thoại, số lượng, thành phần tham gia đối thoại, thời gian, thời điểm đối thoại, quy trình tổ chức đối thoại thực hiện theo Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp. Thời điểm tổ chức đối thoại định kỳ trùng với thời điểm tổ chức hội nghị người lao động quy định tại Điều 9 Nghị định này thì doanh nghiệp không phải tổ chức đối thoại định kỳ.”

Như vậy, cũng như quy chế tổ chức hội nghị người lao động đã nói ở trên, theo khoản 2, nội dung đối thoại, số lượng, thành phần tham gia đối thoại, thời gian, thời điểm đối thoại, quy trình tổ chức đối thoại vốn là một nội dung trong Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Hay nói cách khác, việc phải ban hành riêng quy chế cho vấn đề này là không cần thiết.

– Về quy chế dân chủ tại nơi làm việc:

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 149/2018/NĐ-CP

Điều 11. Trách nhiệm ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để đảm bảo thực hiện các quy định tại Nghị định này.

2. Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc phải có sự tham gia ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và được phổ biến công khai đến người lao động trước khi thực hiện.”

Như vậy, việc xây dựng, ban hành quy chế dân chủ tại nơi làm việc là trách nhiệm của công ty bạn. Trong đó, cần phải lưu ý đến sự tham gia của Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong quá trình xây dựng quy chế này.

Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 149/2018/NĐ-CP thì trường hợp công ty bạn có ít hơn 10 người lao động thì không cần tổ chức hội nghị người lao động và ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *