Tư vấn về xác định lỗi và bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Lỗi là yếu tố quan trọng nhất để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông. Về nguyên tắc xử lý tai nạn giao thông thì bên nào có lỗi thì bên đó phải bồi thường theo quy định của pháp luật:

Mục lục bài viết

1. Tư vấn về xác định lỗi và bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông ?

Kính chào Xin giấy phép, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Tại khu vực ngã ba nếu tôi qua đường đúng và đầy đủ điều kiện để qua đường, tôi có tín hiệu xin đường từ xa, đèn chiếu sáng đầy đủ và tôi đã di chuyển chậm và tới sát lề trong cùng của phía bên kia đường thì tôi có vi phạm luật giao thông không ?

Trong khi xe trên đường thẳng thiếu quan sát, không bật đèn chiếu sáng và di chuyển tốc độ cao. Vì xe mô tô ngược chiều chạy sát đến tôi họ mới phát hiện ra và lách vào trong và xe tôi di chuyển theo hướng xéo nên phần bên hông thân xe của xe ngược lại va chạm vào phần bên hông của bánh trước xe tôi. Tôi chỉ bị chấn thương phần mềm nhưng thiệt hại phí sửa chửa cho xe tôi tới 10 triệu. Phía xe mô tô gây tai nạn cho tôi bị gãy tay và xe hư nhẹ. Tôi có thương lượng tôi lo tiền thuốc và tiền sửa chửa 2 bên chia đôi. Nhưng phía bên kia không đồng ý, bắt tôi chịu hoàn toàn tất cả chi phí vì cho rằng lỗi hoàn toàn do tôi .

Nếu đưa ra pháp luật thì họ sẽ xử như thế nào, ai là người vi phạm và bồi thường ra sao ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: L.B.N

Tư vấn về xác định lỗi và bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông ?

Trả lời:

Theo như bạn trình bày, thì người đi ngược chiều đã có hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Các hành vi vi phạm của người đi ngược chiều sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm c Khoản 2; điểm b Khoản 7 Điều 6 Nnhư sau:

Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi “không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi trời tối hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn”; phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi “không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quy định gây tai nạn giao thông; vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông” và ngoài phạt tiền người đi ngược chiều còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng đến 04 tháng.

Điều 601 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”

Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”

Như vậy, trong trường hợp này người gây tai nạn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại không phụ thuộc vào việc có lỗi hay không vì người này đang điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định tại Điều 601

Nếu người gây tai nạn không chịu bồi thường thiệt hại bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của . Tòa án sẽ căn cứ vào thiệt hại thực tế xảy ra để yêu cầu người gây tai nạn phải bồi thường thiệt hại.

>> Xem thêm:

2. Đâm vào đuôi xe tải dừng đỗ thì có được bồi thường ?

8/1/2018 tôi lái xe ô tô tham gia giao thông lúc 5h sáng, húc vào đuôi xe tải, xe tải đó dừng đỗ xe ở giữa đường hai chiều, k có tín hiệu cảnh báo, không đèn phanh, không đèn xi nhan, xe không có đăng kiểm. Xe tôi giấy tờ đầy đủ. Vậy tôi nhờ giải đáp giúp tôi bên nào đúng, bên nào sai. Tôi có được đền bù không ?

Nếu hai bên không thỏa thuận được thì thủ tục ra tòa khởi kiện như thế nào. Tôi xin cảm ơn.

– Nguyễn Mạnh B –

Luật sư Lê Minh Trường trả lời VOV2 về hành vi bỏ chạy khi gây tai nạn giao thông

3. Trách nhiệm bồi thường do tai nạn giao thông ?

Kính gửi quý công ty, tôi gặp phải vấn đề khó xử nên kính nhờ quý công ty tư vấn giúp cho tôi trong trường hợp cụ thể sau: vào hồi 13h chiều ngày 15/11/2018, vợ tôi lái xe chở hai con đi chơi, khi mới xuất phát từ khu vui chơi trẻ em ra về thì xảy ra va chạm với xe máy, vận tốc khi vợ tôi chạy xe là khoảng 30km/h. Chiếc xe này do anh A điều khiển chở chị B ngồi sau đi chơi, chị B là người địa phương còn anh A không phải là người địa phương khi cầm lái, trong khi lưu thông do hai con tôi cãi nhau trên xe nên vợ tôi có quay lại quát hai con, khi quay lại thì thấy xe máy va chạm với xe của vợ tôi, do thời gian xảy ra quá nhanh nên vợ tôi cũng không biết chính xác là lỗi của bên nào, xe máy va chạm và đổ về bên trái đầu xe vợ tôi. Đoạn đường xảy ra tai va chạm là ngã tư, đoạn giao nhau không có đèn tín hiệu giao thông, đường thông thoáng, khi va chạm xe máy đổ về bên trái đầu xe vợ tôi, người cầm lái anh A không bị chầy xước gì còn chị B ngồi sau bị ngã xuống đường. Khi xảy ra tai nạn có một anh công an phường chạy tới và gọi anh trai của chị B cũng là công an phường tới hiện trường vụ tai nạn, hai bên thống nhất là giải quyết nội bộ nên không lập biên bản hiện trường tai nạn mà chỉ viết giải quyết nội bộ, mọi chi phí viện phí sẽ chi trả bởi vợ tôi. (biên bản là do anh trai chị b là công an phường viết) ngay sau khi xảy ra tai nạn, vợ tôi đã bắt taxi đưa chị B đi bệnh viện lê lợi-tp vũng tàu chụp phim, khám và bệnh viện kết luận chỉ bị đau phần mềm do va chạm, tuy nhiên do chưa yên tâm với kết quả khám tại bệnh viện lê lợi nên muốn chuyển viện lên tuyến trên là bệnh viên chấn thương chỉnh hình tp-hcm. Khi chị B chuyển viện, vợ tôi có hỗ trợ ban đầu cho chị B là 3.000.000đ và thuê xe đưa lên bệnh viện tp- hcm để khámtại đây, chị B bác sỹ kết luận là dãn dây chằng và cần phải mổ. Sau đó, tôi và vợ tôi có lên thăm hỏi và hỗ trợ thêm 27 triệu nữa, bao gồm 20 triệu tiền đóng viện phí trước khi mổ và 7.000.000đ cho tiền xài trong quá trình nằm viện, tổng số tiền vợ chồng tôi đã đưa cho gia đình chị B là 30 triệu và căn dặn gia đình là phải lấy hóa đơn của bệnh viện để thanh toán sau này. Khi chị B xuất viện về chi phí cho phẫu thuật khoảng 7.000.000đ cộng các chi phí khác như chi phí ăn uống, chụp phim, xe cứu thường đưa chị b xuất viện…dựa trên hóa đơn là khoảng 18.000.000đ. Chi phí ăn uống chị B chi cho cả người thân, bạn bè tới thăm, giá ăn sáng khoảng 70.000đ/ xuất, chi phí xe đi lại cho người thân chị B cũng tính cho vợ chồng tôi…v. v. Khi xuất viện chị B về nhà của bố mẹ vợ chồng tôi cũng mua quà tới thăm khoảng 2, 3 lần tuy nhiên gia đình chị B nói là cứ yên tâm đi làm không cần phải tới nhiều như vậy, khi nào có vấn đề gì hoặc chị B bình phục hai gia đình sẽ ngồi lại tính toán lại chi phí. Hiện nay gia đình chị b gọi cho vợ tôi xuống nói chuyện và yêu cầu đưa thêm tạm thời là 20.000.000đ để chi trả: trả tiền nhà trọ chi chị b hai tháng là 10.000.000đ và hai tháng tiền lương chị b do không đi làm là 16.000.000đ, tất cả những chi phí này không có trong biên bản thỏa thuận ban đầu và chị B đi thuê nhà trọ cũng không thông báo hay thỏa thuận với vợ chồng tôi mà chỉ nói là sẽ có hóa đơn thuê nhà trọ.

Gia đình chị b cũng yêu cầu là sẽ cần tiền đề làm thẩm mỹ vết mổ. Vợ chồng tôi chưa đồng ý với điều kiện nhà chị B đưa ra vì số tiền 30.000.000đ vợ chồng tôi đưa để chi phí thuốc men, viện phí, ăn uống khi nằm viện vẫn chưa hết, còn tiền nhà trọ, lương của chị b vợ chồng tôi đang xem xét vì nếu chị b làm 100.000.000đ/ tháng có nghĩa là tôi phải trả 200.000.000đ nên gia đình chị b luôn hù dọa đòi kiện ra toà, cho người theo dõi gia đình tôi, dùng nhiều số điện thoại để gọi cho gia đình tôi ( gia đình chị B có anh trai làm công an phường tôi ở). Vậy kính mong quý công ty tư vấn giúp tôi trong trường hợp này ai sai ai đúng. Nếu ra tòa gia đình tôi sẽ chịu trách nhiệm gì và mức đền bù (nếu có) là bao nhiêu. Các chi phí vợ chồng tôi phải trả là chi phí gì. Phí khởi kiện và các loại phí liên quan do bên nào chịu. Vợ tôi có bị truy tố không ?

Rất mong nhận được sự phản hồi. Kính thư.

– Hoang Bao C –

>> Xem ngay:

4. Hỏi về mức bồi thường bị tai nạn giao thông ?

Khi tôi trên đường đi học bằng xe có dung tích 50 xi lanh (gọi tắt 50cc) thì bị tai nạn và nhập viện. Khi về thanh toán lại thì phía bảo hiểm nói tôi cần giấy chứng nhận lái của người dưới 18 tuổi. Và lúc tôi bị tai nạn tôi 15 tuổi nhưng hiện nay tôi hơn 16 tuổi rồi ?

Xin cảm ơn công ty.

– Huỳnh Tuấn K

>> Tham khảo ngay:

5. Người có lỗi hay bên bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Tôi ở Hà Nội, vừa rồi ngày 11/6/18, tôi bị 1 tai nạn giao thông tại Yên Bình – Yên Bái và xe kia ở tại địa phương.

Khi xảy ra tai nạn tôi đã thông báo cho cơ quan công an và Bảo Việt (xe tôi có tham gia cả bảo hiểm trách nhiệm dân sự và vật chất. Phía bên xe kia cũng thông báo cho Bảo hiểm Pjico, nhưng xe bên đó chỉ tham gia Bảo hiểm trách nhiệm dân sự). Các bên đã xem xét hiện trường, Cơ quan Công an đã thông báo bên tôi là bị hại và cho 2 bên thương lượng. Tôi là bên bị hại được viết giấy xin xe để đưa về Gara kiểm tu chi tiết sửa chữa và lấy báo giá để cùng với bên có lỗi gây tai nạn thương lượng. Do thiệt hại trên 300 triệu nên bên xe kia không có thiện trí hợp tác giải quyết dân sự. Tôi cũng làm việc với phía Bảo hiểm (BH) bên tôi xem có cách nào hỗ trợ để giảm thiểu trách nhiệm bồi thường của bên kia, nhưng phía BH bên tôi chỉ nói nếu xe tôi sai thì sẽ được BH chi trả thiệt hại, Bên thứ 3 sai thì họ phải chịu trách nhiệm và phía BH sẽ chỉ nhận ủy quyền của tôi để can thiệp đòi bồi thường của bên thứ 3 (sẽ phải đưa ra tòa án). Tôi được biết thì bên thứ 3 chỉ có BH trách nhiệm dân sự, BH bên đó chỉ chi trả tối đa là 70 triệu/vụ. Nhưng sau đó xe kia cũng đã được Cơ quan công an giải quyết cho đưa đi sửa chữa trong khi vụ việc chưa được giải quyết. Qua thương lượng qua lại 2 bên thì bên kia chỉ nói là cả tiền BH phía bên họ chi trả và họ chỉ có khả năng lo được 100 triệu. Vì sau khi đưa vào Gara kiểm tra chi tiết thì thiệt hại là trên 300 triệu mà tôi cũng là Lái xe ăn lương nên không có khả năng khắc phục nên số tiền bồi thường như thế là chưa thỏa đáng. Đến nay đã là 26/6/18, 15 ngày mà không thỏa thuận được. Tôi đã thông báo cho cơ quan công an tình hình là như thế để cơ quan công an giải quyết.

Xin luật sư tư vấn cho tôi:

– Cách giải quyết của cơ quan công an như thế có hợp lý không khi đã cho cả xe kia đi sửa chữa?

– Nếu vụ việc phải đưa ra tòa án giải quyết thì tôi có được hưởng quyền lợi gì từ Bảo hiểm bên tôi tham gia không, thời gian gian quyết tối đa khoảng bao lâu, trong thời gian điều tra và giải quyết vụ việc thì tôi có được giải quyết giấy tờ và bằng lái xe để tôi có thể vẫn tiếp tục công việc được không?

– Việc đề nghị giải quyết bằng pháp luật là do cơ quan công an chủ động hay tôi phải có đơn từ gì không?

– Việc xe tôi được đưa về để đánh giá, báo giá thiệt hại và việc cơ quan công an cho xe kia đi sửa chữa khi vụ việc chưa được giải quyết, có ảnh hưởng gì đến việc giải quyết của tòa sau này không?

Trân trọng cảm ơn.

Người gửi: T.L

Luật sư tư vấn luật dân sự, giao thông trực tuyến, gọi:

Trả lời:

5.1. Cách giải quyết của Công an

Khoản 8 quy định:

“Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”

Theo quy định trên thì thời hạn tạm giữ xe và giấy tờ là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Như vậy, khi hết thời hạn tạm giữ thì cơ quan Công an có trách nhiệm trả lại phương tiện cho chủ phương tiện mà không phụ thuộc vào việc bạn có đơn xin xe hay không.

5.2. Yêu cầu Tòa án giải quyết

* Quyền lợi được hưởng từ doanh nghiệp bảo hiểm

Điều 7 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, quy định về phạm vi bồi thường thiệt hại như sau:

“1. Thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.

2. Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.”

Theo quy định này, khi bạn tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản cho bên bị tai nạn. Như vậy, bạn sẽ không được hưởng bảo hiểm trách nhiệm dân sự từ doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp này.

Còn đối với bảo hiểm vật chất xe ô tô thì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm những thiệt hại vật chất xe ô tô xảy ra do:

– Những tai nạn bất ngờ, bất khả kháng trong những trường hợp: Đâm va, lật, đổ, rơi; Hoả hoạn, cháy, nổ; Bị các vật thể khác rơi hoặc va chạm vào;

– Những tai hoạ bất khả kháng do thiên nhiên: Bão, lũ lụt, sụt lở, sét đánh (trực tiếp), động đất, mưa đá, sóng thần;

– Mất cắp, mất cướp toàn bộ xe ô tô.

Như vậy, tuy không được hưởng quyền lợi từ bảo hiểm trách nhiệm dân sự nhưng bạn vẫn sẽ được hưởng quyền lợi từ công ty bảo hiểm do bạn có tham gia bảo hiểm vật chất xe ô tô.

* Thời hạn giải quyết vụ án dân sự

Điều 203 quy định:

“Điều 203. Thời hạn chuẩn bị xét xử

1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài,được quy định như sau:

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Lập hồ sơ vụ ántheo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này;

b) Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;

c) Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;

d) Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;

đ) Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này;

e) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

g) Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;

h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này.

3. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ từng trường hợp, Thẩm phánra một trong các quyết định sau đây:

a) Công nhận sự thoả thuận của các đương sự;

b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

c) Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

d) Đưa vụ án ra xét xử.

4. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.”

Như vậy, việc giải quyết vụ án dân sự có thể mất hơn 8 tháng tùy theo từng loại vụ án.

* Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

– Đơn khởi kiện

– Các giấy tờ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện (thiệt hại thực tế xảy ra: chi phí sửa chữa xe; chi phí khám chữa bệnh…)

– CNND, hộ khẩu (bản sao có chứng thực)

Như vậy, trong hồ sơ khởi kiện không yêu cầu bạn phải nộp bằng lái xe nên bạn vẫn có thể giữ lại bằng lái xe để tiếp tục công việc.

5.3. Giải quyết vụ tai nạn giao thông

Cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết vụ tai nạn giao thông theo một trong hai hướng sau:

– Quyết định khởi tố vụ án nếu có dấu hiệu tội phạm. Trường hợp này, vụ tai nạn giao thông sẽ được giải quyết tiếp theo thủ tục tố tụng hình sự

– Quyết định không khởi tố vụ án nếu vụ án không có dấu hiệu tội phạm. Trường hợp này vụ tai nạn giao thông sẽ được giải quyết tiếp theo thủ tục hành chính.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết vụ việc theo thủ tục tố tụng hình sự hoặc theo thủ tục hành chính; còn nếu bạn muốn giải quyết vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự thì bạn phải nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết.

Việc xe bạn được đưa về để đánh giá, báo giá thiệt hại thì đây cũng chính là căn cứ để bạn chứng minh thiệt hại thực tế xảy ra trước Tòa hay nói cách khác việc này còn giúp cho việc giải quyết được dễ dàng hơn. Còn đối với việc xe kia sửa chữa khi vụ việc chưa được giải quyết thì việc này cũng không ảnh hưởng gì đến việc giải quyết của Tòa án vì người này gây ra tai nạn nên họ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bạn chứ bạn không có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho người này nếu người này cũng có thiệt hại về tài sản.

>> Xem ngay:

6. Giảm án đối với trường hợp gây tai nạn giao thông ?

Thưa Luật sư, em có câu hỏi muốn được giải đáp: Em có người anh trai chạy xe tải mà gây tai nạn giao thông , hiện trường là do anh em từ trên lề phải chạy về gặp ông kia say rượu sang lề phải do quá đột ngột nên anh em đã lấy sang bên trái để tránh nhưng do hốt hoảng ông đó đã va chạm vào thành xe và bị kéo lên sang trái hết cả 2 xe làm cho ông đó tử vong,

Công an đã đến hiện trường làm việc , trong đó có người của viện kiểm soát luôn . Nhưng theo em được biết thì lỗi thuộc về anh em hết . Vậy cho em hỏi nếu như vậy có ở tù không vậy , gia đình anh em đang nuôi bà nội già và con nhỏ mới sinh năm 2018. Vậy có cách nào để được giảm án mức thấp nhất không , hoặc có cách nào không kết án không do sợ ảnh hưởng đến đứa bé sao này tội nó lắm thi cử hay làm gì cũng phải xét lý lịch hết .

Em xin chân thành cảm ơn!

Giảm án đối với trường hợp gây tai nạn giao thông

:

Trả lời:

Theo quy định của , :

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, anh bạn gây tai nạn làm chết một người thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Theo Điều 51 , quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

“1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

k) Phạm tội vì bị người khác đe doạ hoặc cưỡng bức;

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

m) Phạm tội do lạc hậu;

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

r) Người phạm tội tự thú;

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án.

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

x) Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.

2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.”

Trong trường hợp của anh bạn, người bị tử vong có dùng rượu bia, anh trai bạn cũng đã cố gắng ngăn chặn để giảm bớt thiệt hại, cho nên đây là căn cứ để Tòa xem xét giảm nhẹ tội của anh trai bạn.

>> Tham khảo ngay:

7. Tư vấn về bên có lỗi khi xảy ra tai nạn giao thông ?

Kính chào Xin giấy phép, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Bên A điều khiển xe gắn máy (giấy tờ đầy đủ), trong người có nồng độ cồn vượt mức cho phép, gây tai nạn cho bên B đang điều khiển xe gắn máy nhưng không có giấy phép lái xe. Cả 2 điều nhập viện và gãy chân. Trong trường hợp trên bên A hay bên B có lỗi ? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: N.V.D

Tư vấn về bên có lỗi khi xảy ra tai nạn giao thông ?

Trả lời:

Điều 8 quy định:

“Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

9. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.

Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.

…”

Như vậy, khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy, A đã điều khiển xe mà trogn máu có nồng độ cồn vượt quá mức quy định (vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở), do đó, A vi phạm Khoản 8 Điều 8 nêu trên. Đồng thời, B điều khiển xe gắn máy không có giấy phép lái xe theo quy định nên B vi phạm Khoản 9 Điều 8 nêu trên.

Như vậy, A và B đều có lỗi trong vụ tai nạn này. A, B phải chịu xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể như sau:

Tùy vào nồng độ cồn trong máu mà A phải chịu mức xử phạt theo Khoản 6, Điểm c Khoản 8, Điểm b, c Khoản 10 Điều 6 :

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

6. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

8. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c, điểm i, điểm m khoản 4; điểm b khoản 5; khoản 6; điểm a khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đên 03 tháng;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.”

Tùy vào loại xe máy mà B điều khiển thì B sẽ phải chịu xử phạt hành chính theo Điểm a Khoản 5, Điểm b Khoản 7 Điều 21 xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì: Không có giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000; không có giấy phép lái xe đối với xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn.

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua .

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *