Tư vấn về việc xử lý cây xanh đường phố?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư, em ở một xã nhỏ ven biển của tỉnh thái bình. Theo chủ trương của chính phủ về việc tháo dỡ nhũng vật cản xâm lấn lòng lề đường vừa qua là em thấy rất hợp lý ạ. Tuy nhiên em thấy việc chặt phá và nhổ cây có một số điều không hợp lý. Nhà em có 4 cây sấu, vừa mới trồng.

Bị cán bộ xã nhổ sạch vì lý do lán chiếm lòng lề đường, tuy nhiên những cây này được trồng sát từ lề đường vào là 1. 5 mét. Không gây cản trở giao thông vì lý do những cây này đã lùi vào 0. 5 met so với hàng cột điện nằm sát lề đường bên phải (sát mương thoát nước) và khu vực đó hiện tại rất hoang sơ. Không có bóng cây và rất nắng về buổi chiều. Nếu đi cách nhà em khoảng 20m nhìn từ trên xuống dưới và nhìn ngược lại thì không nhìn thấy hàng cây đâu. Luật sư cho em hỏi liệu cán bộ xã làm như vậy là đúng hay sai ạ.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp luật:

Thông tư 20/2005/TT-BXD được sửa đổi bố sung bởi Thông tư 20/2009/TT-BXD

2. Chuyên gia tư vấn:

Theo quy định tại Thông tư 20/2005/TT-BXD, cây xanh trồng tại các tuyến đường được chia ra làm 3 loại:

– Đối với các tuyến đường có chiều rộng hề phố trên 5m: nên trồng các cây loại 2 hoặc 3 theo quy định phân loại cây đô thi tại địa phương

– Đối với các tuyến đường trung bình có chiều rộng hè phố từ 3m đến 5m: nên trồng các cây loại 1 hoặc 2 theo quy định phân loại cây đô thị tại địa phương

– Đối với các tuyến đường nhỏ có chiều rộng hè phố hẹp dưới 3m đường cải tạo, không bị khống chế về mặt bằng và không gian: thì cần tận dụng những cây hiện có hoặc trồng tại những vị trí thưa công trình, ít vướng đường dây trên không và không gây hư hại các công trình sẵn có, có thể trồng dây leo theo trụ hoặc đặt chậu cây

Phụ lục 1 Thông tư 20/2005/TT-BXD quy định:

Bảng phân loại cây bóng mát và các yêu cầu kỹ thuật

Số TT

Phân loại cây

Chiều cao

Khoảng cách trồng

Khoảng cách tối thiểu đối với lề đường

Chiều rộng vỉa hè

1

Cây loại 1 (cây tiểu mộc)

≤ 10m

Từ 4m đến 8 m

0,6m

Từ 3m đến 5 m

2

Cây loại 2 (cây trung mộc)

>10m đến 15m

Từ 8m đến 12m

0,8m

Trên 5m

3

Cây loại 3 (cây đại mộc)

>15m

Từ 12m đến 15m

1m

Trên 5m

Đối với trường hợp của bạn, đối tượng là cây sấu, đối chiếu tại phụ lục 2 Thông tư 20/2005/TT-BXD, cây có chiều cao từ 15-20m, thuộc cây loại 3 (Phụ lục 1 Thông tư 20/2005/TT-BXD). Như vậy, nếu tuyến đường nhà bạn có chiều rộng hè phố trến 5m thì mới nên trồng cây sấu để không gây cản trở đường phố; nếu chiều rộng hè phố dưới 5m thì không nên trồng loại cây này.

Theo Khoản 3, Mục II Phần II Thông tư 20/2015/TT-BXD:

e) Khoảng cách các cây được trồng tính từ mép lề đường từ 0,6m đến 1,0m căn cứ theo tiêu chuẩn phân loại cây (tham khảo Phụ lục 1);

f) Cây xanh đường phố và các dải cây phải hình thành một hệ thống cây xanh liên tục và hoàn chỉnh, không trồng quá nhiều loại cây trên một tuyến phố. Trồng từ một đến hai loại cây xanh đối với các tuyến đường, phố có chiều dài dưới 2km. Trồng từ một đến ba loại cây đối với các tuyến đường, phố có chiều dài từ 2km trở lên hoặc theo từng cung, đoạn đường.

g) Đối với các dải phân cách có bề rộng dưới 2m chỉ trồng cỏ, các loại cây bụi thấp, cây cảnh. Các dải phân cách có bề rộng từ 2m trở lên có thể trồng các loại cây thân thẳng có chiều cao và bề rộng tán lá không gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, trồng cách điểm đầu giải phân cách, đoạn qua lại giữa hai giải phân cách khoảng 3m – 5m để đảm bảo an toàn giao thông.

h) Tại các trụ cầu, cầu vượt, bờ tường nghiên cứu thiết kế bố trí trồng dây leo để tạo thêm nhiều mảng xanh cho đô thị, có khung với chất liệu phù hợp cho dây leo để bảo vệ công trình. Tại các nút giao thông quan trọng ngoài việc phải tuân thủ các quy định về bảo vệ an toàn giao thông tổ chức trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành mảng xanh tăng vẻ mỹ quan đô thị.

k) Cây xanh được trồng cách các họng cứu hoả trên đường 2m – 3m; cách cột đèn chiếu sáng và miệng hố ga 1m – 2m.

l) Cây xanh được trồng cách mạng lưới đường dây, đường ống kỹ thuật (cấp nước, thoát nước, cáp ngầm) từ 1m – 2m.

Cây sấu thuộc cây loại 3 nên theo Phụ lục 2 Thông tư 20/2005/TT-BXD nêu trên, khoảng cách tối thiểu đối với lề đường phải trên 1m, cách hàng cột điện từ 1-2m.

Ở trường hợp của bạn, cần xác định chiều rộng hè phố của tuyến đường. Ngoài ra, cây trồng đã đúng với tiêu chuẩn về khoảng cách tối thiểu so với lề đường, nhưng lại chưa đúng với tiêu chuẩn khoảng cách với cột điện.

Vì lượng thông tin chưa đầy đủ nên chúng tôi xin phép được tư vấn cho bạn như trên.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *