Tư vấn về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào xin giấy phép. Em có một số thắc mắc xin được tư vấn như sau: Khoảng giữa tháng 7, em có đặt mua một số món hàng trên mạng, tổng cộng hết 595.000, và em cũng đã chuyển tiền qua bên chủ shop. Nhưng đợi mãi vẫn chưa thấy hàng về, liên lạc thì chủ shop nói là hàng vẫn chưa về. Nhưng đến tháng 9, bên chủ shop có ý hoàn lại tiền vì hàng gặp một số trục trặc nên không về được và em cũng đồng ý là hoàn lại tiền.

Mục lục bài viết

Nhưng chủ shop cứ liên tục dời ngày trả vì lí do này lí do nọ, ban đầu thì nhắn tin thì khoảng 2 3 tuần mới trả lời tin nhắn. Nhưng bây giờ thì im lìm luôn, gọi điện cũng không bắt máy, nhắn tin cũng không thấy hồi âm lại. chủ shop nói đến đầu tháng 11 sẽ hoàn tiền lại cho em nhưng bây giờ thì lại im luôn. em còn là học sinh nên đối với em số tiền đó vô cùng lơn và em không thể chịu được khi để người ta lấy mất tiền của em trắng trợn đến như vậy được.

Xin hỏi:

– Trường hợp này có được coi là chủ shop đã cố tình chiếm đoạt tài sản của người khác không ạ? có thể làm ra tòa không ạ? và án phí làm đơn là bao nhiêu? ngoài ra em có cần phải thuê luật sư để đàm phàn giúp mình không ạ? em cần phải làm gì để lấy lại tiền của mình ạ? ( em có số sdt và có địa chỉ nhà của chủ shop).

Xin tư vấn cho em.

Em xin chân thành cảm ơn ạ!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật hình sự của Công ty Xin giấy phép.

>> về hành vi lừa đảo theo luật hình sự, gọi:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng Minh Khuê, đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp và tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

15

15

2. Nội dung tư vấn:

Thứ nhất: Đây là trường hợp về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Căn cứ theo khoản 1 điều 175 quy định như sau:

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp, bên bán đã cố tình không trả lại tiền cho bạn và có hành vi là lấy lí do này nọ dời 2,3 tuần sau đó thì gọi điện không bắt máy để chiếm đoạt tài sản của bạn, số tiền cụ thể là 595.000. Những hành vi và giá trị tài sản nêu trên đã đầy đủ và phù hợp với của . Tuy nhiên về số lượng tiền thì chưa đủ để cấu thành tội phạm. Do đó bạn có thể ra cơ quan công an nơi người phạm tội cư trú để đe dọa bên bán trả tiền.

Thứ hai: Về chứng cứ, theo Điều 87 quy định về Nguồn chứng cứ tại:

1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:

a) Vật chứng;

b) Lời khai, lời trình bày;

c) Dữ liệu điện tử;

d) Kết luận giám định, định giá tài sản;

đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;

e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;

g) Các tài liệu, đồ vật khác.

2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.

Như vậy, để cuộc nói chuyện về số hàng và số tiền mà người đó mua và phải trả của bạn trở thành chứng cứ, khi khởi kiện, bạn cần nộp kèm tin nhắn, số điện thoại, địa chỉ nhà của bên bán để cơ quan điều tra tiến hành xác minh, chứng thực và giám định để khẳng định tính chân thực của vấn đề. Ngoài ra, bạn có thể nộp kèm một số chứng cứ khác trước tòa, ví dụ như giấy tờ vận chuyển hàng hóa (nếu có) để thông tin về vụ việc thêm rõ ràng và minh bạch.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận hình sự – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *