Thắc mắc về việc thế chấp quyền sử dụng đất

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính nhờ luật sư trả lời giúp em các vấn đề sau: Ông A có đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng trên các thửa đất: đất thổ cư, đất trồng lúa, đất màu. Ông A muốn thế chấp các thửa đất trên để vay vốn ngân hàng.

Như vậy:

– Ngân hàng có thể nhận thế chấp các thửa đất lúa, đất màu được mô tả như trên được không?

– Có phải làm thủ tục công chứng, chứng thực không?

– Có phải làm thủ tục đăng ký tại văn phòng đăng ký đất đai hay không?
Rất mong nhận được tư vấn của Luật sư. Xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật đất đai của Công ty Xin giấy phép

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Xin giấy phép. Chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung trả lời:

2.1. Có được quyền sử dụng đất hay không?

Điều 167 quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất như sau:

“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.”

Điều 188 quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, .

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, ; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

Đối chiếu với quy định trên, các thửa đất mà ông A muốn thế chấp không thuộc các trường hợp bị hạn chế. Do đó ông A được phép thế chấp các thửa đất trên.

2.2. Có phải công chứng, chứng thực hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất không?

Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”

Do đó, bạn phải thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất.

2.3. Có phải đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai hay không?

Khoản 3 Điều 188 quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

“Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”

Theo quy định này, bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký đất đai tại văn phòng đăng ký đất đai.

2.4 Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất

Điều 188 Luật Đất Đai 2013, khi thế chấp quyền sử dụng đất cần thực hiện các thủ tục sau:

– Kiểm tra Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ hợp pháp khác để xác định tính xác thực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính liên quan đến quyền sử dụng đất;

– Xác định đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

– Kiểm tra thực địa, khảo sát, đo đạc và tiến hành định giá tài sản;

– Nhận bản gốc Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ hợp pháp khác theo quy định;

– Lập và ký Hợp đồng thế chấp giữa ngân hàng và bên thế chấp (người có quyền sử dụng đất), thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp tại tổ chức hành nghề công chứng.

– Đăng ký thế chấp tại Văn phòng đăng ký đất đai

Lưu ý: Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (khoản 3 Điều 318 Bộ luật dân sự 2015)

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email hoặc qua

Trân trọng!

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Đất đai – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *