Tư vấn về việc bị phạt do chạy quá tốc độ 42/30 km/h ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào xin giấy phép, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp về tốc độ tối đa cho phép với xe máy: Em xin hỏi là quy định về tốc độ giao thông trước giờ có mức điều khiển xe dưới 30 km/h hay không ?

Vì em thấy bắn tốc độ phải trên 40 km/h mới vi phạm mà cũng tùy đoạn đường. Hôm nay em có bị CSGT thành phố Long Xuyên gọi lại nói em vi phạm tốc độ 42/30 km/h trong khi đoạn đường đang thi công không hề có một biển báo hiệu hạn chế hay gì cả mà CSGT gọi lại phạt.

Em xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục  của Minh Khuê,

Tư vấn thủ tục thành lập

 

 

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Xin giấy phép. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

 Quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ

2. Nội dung trả lời:

– Tại điều 12 luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

“Điều 12. Tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe

1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.

2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ xe và việc đặt biển báo tốc độ; tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đặt biển báo tốc độ trên các tuyến đường do địa phương quản lý.”

– Tốc độ của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ được quy định tại các điều 6, 7, 8, 9, 10 Thông tư 13/2009/TT-BGTVT như sau:

“Điều 6. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư

Loại xe cơ giới đường bộ

Tốc độ tối đa (km/h)

* Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi, ô tô tải có trọng tải dưới 3500 kg

               50

* Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi, ô tô  tải có trọng tải từ 3500kg trở lên, ô tô sơ mi rơ moóc, ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, ô tô chuyên dùng, xe ô tô, xe gắn máy                

              40

Điều 7. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư

Loại xe cơ giới đường bộ

Tốc độ tối đa (km/h)

* Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ ô tô buýt)

ô tô tải có trọng tải dưới 3500kg                      

                80

* Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ ô tô buýt)

ô tô tải có trọng tải từ 3500kg trở lên                  

               70

* Ô tô buýt, ô tô sơ mi rơ moóc, ô tô chuyên dùng, xe mô tô 

               60

*Ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, xe gắn  máy         

              50

Điều 8. Tốc độ tối đa cho phép đối với các loại xe cơ giới khác và xe máy chuyên dùng

Đối với các loại xe cơ giới khác như máy kéo, các loại xe tương tự, xe máy chuyên dùng hiện đang được phép hoạt động thì tốc độ tối đa không quá 30 km/h khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Điều 9. Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc, đường cấp cao, đường khai thác theo quy chế riêng.

Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, đường bộ được thiết kế xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp cao, đường khai thác theo quy chế riêng thì người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ.

Điều 10. Đặt biển báo hiệu tốc độ, biển báo hiệu khu đông dân cư

1. Việc đặt biển báo hiệu tốc độ thực hiện theo quy định của pháp luật về báo hiệu đường bộ hiện hành và phải căn cứ vào tình hình thực tế của đoạn, tuyến đường bộ cho phù hợp.

2. Việc đặt biển báo hiệu “Bắt đầu khu đông dân cư” và “Hết khu đông dân cư” phải căn cứ vào tình hình dân cư thực tế hai bên đường bộ. Không đặt biển báo hiệu khu đông dân cư đối với các đoạn tuyến chưa đô thị hóa, dân cư thưa thớt và tầm nhìn không bị hạn chế.

Các đơn vị quản lý đường bộ phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để thống nhất vị trí cắm biển báo hiệu “Bắt đầu khu đông dân cư” và “Hết khu đông dân cư” cho phù hợp với thực tế và phù hợp với quy định của pháp luật về báo hiệu đường bộ hiện hành.”

Định nghĩa đường bộ trong khu vực đông dân cư được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 13/2009/TT-BGTVT như sau: 

“1. Đường bộ trong khu vực đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và những đoạn đường bộ từ vị trí đặt biển báo hiệu “Bắt đầu khu đông dân cư” đến vị trí đặt biển báo hiệu “Hết khu đông dân cư”.

Từ các quy định trên có thể thấy rằng:

1. Tốc độ tối đa cho phép được căn cứ vào tình hình thực tế của đoạn đường, tuyến đường. Do đó, việc quy định tốc độ tối đa 30 km/h đối với một số đoạn đường, tuyến đường là hoàn toàn có thể có.

2. Trường hợp của bạn là điều khiển xe máy trong thành phố, tức là điều khiển xe trên đường bộ trong khu vực đông dân cư theo quy định trên thì thông thường tốc độ tối đa cho phép là 40 km/h. Tuy nhiên, như bạn nêu thì đoạn đường này đang thi công nên đoạn đường này có thể được quy định tốc độ tối đa thấp hơn 40 km/h để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Vì vậy, việc CSGT xử phạt bạn lỗi vi phạm tốc độ 42/30 km/h là hoàn toàn có thể xảy ra.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn.

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email  hoặc qua  .

Trân trọng./.

Bộ phận lao động –  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *