Tư vấn về thẩm quyền của cảnh sát giao thông ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào xin giấy phép. Em có một số thắc mắc xin được tư vấn như sau: Ngày 20/12/2015 trên đường tại nút giao ngã tư Trần Hưng Đạo với đường Hưng Yên trên thành phố Nam Định em điều khiển xe mô tô có đi qua vạch trước đèn tín hiệu giao thông đúng lúc đèn tín hiệu nhảy sang màu vàng. Và rồi có 2 đồng chí mặc thường phục có yêu cầu em dừng xe và xuất trình giấy tờ xe và 2 đồng chí đó có đưa ra thẻ màu đỏ mang cấp bậc thiếu úy với gì nữa thì em không để ý, em đưa ra giấy tờ xe thì 2 đồng chí cầm đăng kí xe và giấp phép lái xe của em và yêu cầu em về trụ sở lực lượng bảo vệ và cảnh sát cơ động trên đường Quang Trung để giải quyết.

Khi đến nơi 2 đồng chí đó đưa giấy tờ của em vào phòng tiếp dân và kêu em vào đó giải quyết xong rồi lại đi luôn. Khi em vào gặp 2 đồng chí tiến hành lập biên bản em ghi lỗi là vượt đèn đỏ và tạm thu đăng kí xe cùng giấp phép lái xe của em và yêu cầu em kí vào biên bản, em có đọc rõ trong biên bản có mục ý kiến của người vi phạm, em không đồng ý với lỗi vi phạm mà đồng chí ghi biên bản cho em là lỗi vượt đèn đỏ và em có yêu cầu đồng chí xuất trình phương tiện như hình ảnh hay video ghi lại được chứng tỏ em vi phạm vượt đèn đỏ thì các đồng lại không đưa ra được. Vì có công chuyện em muốn đi giải quyết em muốn ghi vào mục ý kiến của người vi phạm xong rồi em mới kí vào biên bản thì đồng chí xử lý lại không cho em viết mà phải kí trước, em đã nhờ 1 bạn cũng vi phạm làm chứng cho em là em không đồng ý với lỗi của em và yêu cầu em kí rồi mới được ghi vào mục ý kiến.

Đến ngày 24/12/2015 đúng ngày hẹn trong biên bản em đến cơ quan lực lượng bảo vệ và ở phòng tiếp dân để giải quyết vi phạm. Đồng chí trong phòng tiếp dân hôm trước lập biên bản em tiến hành ghi quyết định xử lý phạt vi phạm hành chính em. Trong văn bản quyết định em có ghi rõ là lỗi vượt đèn đỏ với mức phạt là 300.000 ( ba trăm ngàn đồng) cùng với tước giấp phép lái xe 30 ngày không có ghi là thu cả đăng kí xe em có yêu cầu xin lấy lại đăng kí xe thì đồng chí ra quyết định yêu cầu em là phải ra kho bạc nộp phạt xong mới được lấy lại đăng kí xe. Theo em được biết là khi có giấy phép lái xe thì không có quyền giữ đăng kí xe, em có giải thích và trình bày thì đồng chí đuổi em ra ngoài và yêu cầu bảo vệ đuổi em ra ngoài.

Em đã gọi luật sư và được tư vấn về quy trình xử lý lập biên bản cũng như quyết định xử phạt hành chính thì em được biết là quyết định xử phạt như vậy là không đúng mức phạt với không được giữ đăng kí của em như vậy là hoàn toàn sai và vi phạm quyền hạn của đồng chí. Em có và muốn nộp cho lãnh đạo cấp trên thì đồng chí bảo vệ với đồng chí phòng tiếp dân không cho em lên nộp cho lãnh đạo cấp trên, đồng chí bảo vệ bảo em là nộp tại phòng bảo vệ rồi mới chuyển lên lãnh đạo, nói một hồi với đồng chí bảo vệ em muốn nhờ người có thẩm quyền và luật pháp giúp đỡ thì đồng chí bảo vệ lại bảo em ra cơ quan công an chỗ 117 Hoàng Hoa Thám, em có ra đó thì các đồng chí gác cổng lại kêu em ra trụ sở có các lãnh đạo cấp cao ở đường 10 gần Big C Nam Định để làm đơn khiếu nại tố cáo. Em xin ý kiến của các bác và giúp em minh bạch đúng luật giúp em với ạ.

Em xin chân thành cảm ơn ạ.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của Công ty Xin giấy phép.

>> Luật sư tư vấn về thẩm quyền của cảnh sát giao thông, gọi:

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư giao thông của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Nội dung tư vấn:

Thứ 1: Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn điều khiển xe mô tô có đi qua vạch trước đèn tín hiệu giao thông đúng lúc đèn tín hiệu nhảy sang màu vàng. Trong tình huống này thì bạn không được coi là vượt đèn đỏ theo quy định tại nghị định 46/2016/NĐ-CP QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG SẮT.

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm h Khoản 2; Điểm c, Điểm đ, Điểm h, Điểm m Khoản 3; Điểm c, Điểm d, Điểm g, Điểm i Khoản 4; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm e Khoản 5; Điểm b Khoản 7; Điểm a Khoản 8; Điểm d Khoản 9 Điều này;

b) Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt;

c) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”;

d) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;

đ) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;

e) Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;

g) Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;

h) Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù);

i) Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm d Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này.

2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;

b) Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 3 (ba) xe trở lên;

c) Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;

d) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

đ) Tránh xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;

e) Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

g) Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định;

h) Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe.

Căn cứ xử lý vi phạm hành chính;

Vi phạm hành chính được phát hiện qua các nguồn:

a) Phát hiện của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra; đoàn kiểm tra liên ngành; thanh tra viên, công chức thanh tra tiến hành thanh tra độc lập;
b) Kết luận thanh tra, báo cáo thanh tra của thanh tra viên, công chức thanh tra;
c) Phát hiện trong quá trình thi hành công vụ, nhiệm vụ của những người có thẩm quyền theo quy định;
d) Tin báo của đơn vị quản lý chuyên ngành giao thông vận tải, chính quyền, địa phương, cơ quan khác, phương tiện truyền thông và nhân dân;
đ) Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (bằng các hình thức văn bản, điện thoại, fax, thư điện tử);
e) Thông qua việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
2. Tiếp nhận thông tin về vi phạm hành chính:
a) Khi nhận được thông tin về vi phạm hành chính, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận thông tin và hồ sơ, tài liệu;
b) Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Giao thông vận tải có trách nhiệm phân công tiếp nhận; thu thập chứng cứ, tài liệu; đánh giá tình tiết của vụ việc; đề xuất hướng xử lý; trường hợp có hành vi vi phạm hành chính phải chỉ đạo lập biên bản vi phạm hành chính, theo quy định;
Phiếu phân công tiếp nhận thông tin theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.
c) Việc tiếp nhận thông tin vi phạm phải được ghi vào sổ để quản lý và theo dõi kết quả xử lý;

Như vậy, Bạn có thể yêu cầu CSGT xuất trình chứng cứ chứng minh việc vi phạm hành chính của bạn

Về khiếu nại:

Nếu bạn cho rằng hành vi xử phạt hoặc không đúng bạn có thể thực hiện thủ tục khiếu nại hành vi hoặc quyết định hành chính đó theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011. Cụ thể:

Về trình tự khiếu nại được quy định tại khoản 1 Điều 7:

” 1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”

Về hình thức khiếu nại quy định tại Điều 8:

“1. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

2. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại; tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

Về thời hiệu khiếu nại được quy định tại Điều 9:

Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Bạn có thể khiếu nại tới đơn vị ra quyết định, nếu đơn vị ra quyết định khác với đơn vị lập biên bản thì cần gửi khiếu nại tới hai đơn vị nêu trên. Nếu kết quả xử lý khiếu nại tại đơn vị lập biên bản và ra quyết định xử phạt không được bạn đồng ý thì bạn có thể khởi kiện ra tòa.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *