Tư vấn về tai nạn lao động khi không có hợp đồng lao động?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Công ty không ký hợp đồng lao động vậy khi xảy ra tai nạn lao động thì xử lý như thế nào? Có được hưởng chế độ tai nạn lao động hay bồi thường gì không? Luật sư tư vấn và giải đáp một số quy định pháp lý về vấn đề trên:

Mục lục bài viết

1. Tư vấn về tai nạn lao động khi không có ?

Xin luật sư cho tôi hỏi: Tôi bị tai nạn khi đang làm việc bị gãy tay ngày 15-08 và đến nay ngày 11-10 vẫn chưa tháo bột được. Phía người sử dụng lao động chỉ chi trả cho tôi tiền viện phí và lương của tôi tới cuối tháng 8 tức là 15 ngày công ngoài ra tôi không được bồi thường nào khác và tháng 09 này tôi vẫn không có lương.

Vậy xin luật sư cho tôi biết tôi có được hưởng thêm quyền lợi nào khác không? Tôi có yêu cầu bên người sử dụng lao động hỗ trợ thêm cho tôi nhưng người sử dụng lao động nói là công ty tư nhân nên không áp dụng luật tai nạn lao động. Tôi lại không có hợp đồng lao động vì vậy tôi không biết phải làm sao mong luật sư giúp tôi với? Cảm ơn!

Điều kiện hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế đối với người bị tai nạn lao động ?

:

Trả lời:

* Thứ nhất về quyền lợi khi bị tai nạn lao động:

Căn cứ Điều 142 quy định về tai nạn lao động như sau:

“1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.

2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.

3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.”

Như vậy, tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi bạn đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở được coi là tai nạn lao động. Bạn sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

– Được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả các chi phí khám, chữa bệnh…

“Điều 21. Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế ()

1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:

a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;

b) Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh;

c) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các khoản 9, 13, 14, 17 và 20 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.”

– Được người sử dụng lao động thanh toán các chi phí không nằm trong danh mục do Bảo hiểm y tế trả, được trả lương, bồi thường,…

Điều 144, 145 quy định:

“Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.”

“Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng , bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với , bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.”

– Được BHXH trợ cấp:

Căn cứ vào kết quả giám định suy giảm khả năng lao động bạn sẽ được trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Điều 48, 49 :

+ Trợ cấp một lần: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau: Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở; Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

+ Trợ cấp hằng tháng: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau: Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở; Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

* Thứ hai về điều trị tại bệnh viện tư:

Theo quy định tại Điều 23 thì bạn vẫn được thanh toán viện phí nếu khám chữa bệnh tại bệnh viện tư, khi và chỉ khi bạn không thuộc các trường hợp không được bảo hiểm y tế chi trả:

– Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.

– Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.

– Khám sức khỏe.

– Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.

– Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.

– Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.

– Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.

– Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.

– Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.

– Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.

– Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

– Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

*Thứ ba: Về phẫu thuật lại tháo nẹp, kinh phí điều trị:

Đây là thời gian điều trị vì vậy quỹ BHYT, NSDLĐ, BHXH sẽ thực hiện thanh toán, trợ cấp cho bạn.

* Thứ tư về nghỉ phục hồi sức khỏe:

Trong thời gian phục hồi sức khỏe, bạn chưa đi làm được bạn sẽ được hưởng % một ngày theo mức lương tối thiểu chung, cụ thể quy định tại Điều 54 :

“Điều 54. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật

1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.”

Bạn và người sử dụng lao động chưa ký kết hợp đồng lao động là vi phạm nghĩa vụ giao kết hợp đồng quy định tại Điều 18 :

“Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động

1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.”

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động. Bạn phải yêu cầu người sử dụng lao động ký kết hợp đồng với mình để đảm bảo quyền lợi về sau. Còn hiện tại bạn chưa có hợp đồng thì người sử dụng lao động vẫn phải có trách nhiệm đối với lao động bị tai nạn.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

2. Tư vấn về hưởng chế độ tai nạn lao động?

Thưa luật sư, xin gửi lời cảm ơn và chúc sức khỏe đến luật sư vì đã dành chút thời gian. Trước tiên, tôi có vấn đề được luật sư tư vấn giúp về luật tai nạn lao động. Cụ thể, chồng tôi là tài xế lái xe. Vào ngày 22/8/2014 cách đây 4 năm đang trong giờ làm việc anh bị tai nạn lao động được điều trị tại Bệnh Viện Chợ Rẫy. Nhưng mọi chi phí do gia đình lo bởi BHYT báo là tai nạn lao động nên không thanh toán được. Đến nay thời gian được 4 năm trong thời gian đó chồng tôi vẫn được hưởng lương cơ bản.

Nay ngày 13/12/2018, công ty thông báo tháng sau sẽ chấm dứt hợp đồng, trong khi đó chúng tôi không hiểu gì về luật tai nạn nên không biết gì hết. Nay công ty chưa đưa ra được điều gì hết trong khi đó giờ chân chồng tôi bị ngắn khoảng 7 phân có làm đơn vào ngày 12/12/2018 xin được vào làm lại thì không được, vì anh là tài xế không ai dám cho chạy lại hết. BHXH cũng chưa làm được. Vậy xin luật sư tư vấn giùm hai vấn đề:

1. Khi công ty chấm dứt hợp đồng lao động thì chồng tôi được hưởng chế độ như thế nào, bởi chồng tôi có hợp đồng không thời hạn?

2. Để được hưởng tai nạn lao động thì những thủ tục giấy tờ như thế nào, bởi phòng nhân sự ở chi nhánh bảo chồng tôi phải xin được hồ sơ phiên tòa để về làm chế độ hưởng tai nạn lao động?

Rất mong sự tư vấn từ luật sư và xin chân thành cảm ơn.

>> , gọi:

Trả lời:

2.1. Khi công ty chấm dứt HĐLĐ thì chồng tôi được hưởng chế độ như thế nào?

Theo thông tin bạn cung cấp thì chồng bạn ký kết với công ty. Cách đây 4 năm đang trong giờ làm việc chồng bạn bị tai nạn lao động được điều trị tại Bệnh Viện Chợ Rẫy. Đến nay thời gian đã được 4 năm trong thời gian đó chồng bạn vẫn được hưởng lương cơ bản. Ngày 13/12/2018, công ty thông báo tháng sau sẽ chấm dứt hợp đồng với chồng bạn. Trong trường hợp này, đã 4 năm mà khả năng lao động của chồng bạn chưa thể phục hồi, không thể chạy xe lại được nên công ty sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chồng bạn theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 :

“Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;”

Khi chấm dứt hợp đồng lao động với chồng bạn, công ty phải có trách nhiệm như sau:

“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”

Về các chế độ mà chồng bạn được hưởng khi chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại như sau:

“Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”

2.2. Để được hưởng tai nạn lao động thì những thủ tục giấy tờ như thế nào?

Điều 45 quy định về điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

“Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Thủ tục hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động như​ sau:

– Sổ bảo hiểm xã hội.

– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động (mẫu số 05A-HSB).

– Biên bản điều tra tai nạn lao động theo quy định.

– Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) sau khi đã điều trị thương tật tai nạn lao động ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc giấy tờ khám, điều trị thương tật ban đầu đối với trường hợp điều trị ngoại trú.

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.

– Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau:

+ Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông (bản sao có chứng thực).

+ Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội (bản sao có chứng thực).

Lưu ý: trường hợp nộp bản chụp, đề nghị mang theo bản chính để đối chiếu.

Như vậy, trong hồ sơ để được hưởng chế độ tai nạn lao động thì không có các giấy tờ liên quan đến Tòa án hay bất kỳ hồ sơ phiên tòa nào, chính vì vậy, bên phòng hành chính nhân sự trả lời cho bạn là không có cơ sở.

Chồng bạn sẽ được công ty thanh toán các chi phí không nằm trong danh mục do BHYT trả, được trả lương, bồi thường theo quy định tại Điều 144 và Điều 145 đã được phân tích ở bài viết trên.

Căn cứ vào kết quả giám định tỷ lệ thương tật thì chồng bạn sẽ được hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hằng tháng theo Điều 48 và Điều 49 .

>> Tham khảo nội dung:

3. Tai nạn lao động được hưởng những khoản trợ cấp gì?

Thưa luật sư. Chồng em bị tai nạn lao động trong khi làm việc và được xác định tai nạn là do lỗi của người lao động. Chồng em bị mất ngón trỏ bàn tay phải hiện đã đi làm lại rồi. Công ty có trả chi phí y tế, trả lương trong thời gian điều trị và bồi thường, tổng số là 9.169.454 đồng. Em có hỏi về bảo hiểm tai nạn thì được công ty trả lời là bảo hiểm tai nạn là số tiền công ty chi trả cho chồng em ở trên. Và không còn khoản nào khác.

Công ty yêu cầu chồng em làm giám định thương tật để hưởng chế độ hàng tháng. Chồng em đi làm và có kết quả là 15%. Luật sư cho em hỏi 15% thì được bao nhiêu tiền mỗi tháng. Và tại sao chồng em đóng BHXH, BHTN mà khi bị tai nạn bên bảo hiểm không bồi thường gì?

Mong luật sư hướng dẫn giúp em. Chồng em bị tai nạn cách đây 6 tháng rồi ạ. Em xin cảm ơn!

Tai nạn lao động được hưởng những khoản trợ cấp gì ?

Trả lời:

Điều 144 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, theo như thông tin bạn cung cấp thì tai nạn lao động xảy ra là do lỗi của chồng bạn và chồng bạn cũng đã đi giám định mức suy giảm khả năng lao động là 15%, do đó, ngoài việc được trả lương và các khoản chi phí điều trị thì chồng bạn còn được người sử dụng lao động trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% khoản tiền quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 145 như sau::

“a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;”

Do đó, bạn có thể xem xét với quy định pháp luật trên bạn có thể khẳng định với khoản tiền 9.169.454 đồng mà công ty chi trả chi phí y tế, trả lương và bồi thường là đúng hay không.

Ngoài ra, chồng bạn còn được hưởng chế độ tai nạn lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả nếu đáp ứng được điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động quy định tại Điều 45 quy định về điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động, dựa trên thông tin bạn cung cấp thì chồng bạn đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động. Tuy nhiên, do chồng bạn không đủ điều kiện quy định tại Điều 49 về trợ cấp hàng tháng (khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng) nên chồng bạn sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần theo quy định tại Điều 48 với mức hưởng:

“a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.”

Nếu như công ty và cơ quan bảo hiểm xã hội không chi trả đúng mức bồi thường cho chồng bạn. Chồng bạn có thể làm đơn yêu cầu Phòng Lao động và Thương binh xã hội để được giải quyết.

>> Tham khảo nội dung:

4. Có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?

Xin chào Minh Khuê! Tôi có câu hỏi như sau: Trên đường đi làm đến gần cổng công ty chồng tôi bị tai nạn, chồng tôi đi xe máy và va chạm vào phía sau xe tải chở hàng cho công ty đỗ bên phải đường, do trời tối, gần 5h sáng, xe tải không bật đèn hậu. Y tế của công ty đã sơ cứu cho chồng tôi và đưa đi bệnh viện cấp cứu. Kết quả của bệnh viện là: gãy xương bánh chè trái, đặt bó nẹp 06 tuần và khám lại sau 1 tháng.

Sau một tuần nằm điều trị tại viện về, cứ 10 ngày tôi lại đưa chồng đi khám lại một lần để xin giấy nghỉ ốm. Đến nay chồng tôi đã nghỉ ốm được 40 ngày. Xin hỏi luật sư trong trường hợp này chồng tôi có được hưởng chế độ Tai nạn lao động không? Nếu được thì thủ tục gồm những gì? Xin cảm ơn.

Có được hưởng chế độ tai nạn lao động không ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 142 về tai nạn lao động thì: Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Về vấn đề này, tại Điều 45 quy định về điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động, áp dụng đối với trường hợp người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý thì cũng được coi là tai nạn lao động. Theo như chị trình bày, chồng chị trên đường đến công ty để đi làm thì bị tai nạn ngay ở gần công ty. Như vậy, trường hợp này nếu thuộc vào khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý theo như quy định của pháp luật. Vì vậy, để đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động thì cần phải có kết quả của bác sĩ, nếu chồng chị bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do vụ tai nạn này, và chồng chị thuộc vào một trong các đối tượng lao động đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội với chế độ tai nạn lao động. Theo đó, các đối tượng được quy định bao gồm:

Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

– Cán bộ, công chức, viên chức

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

– Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

Như vậy, tóm lại, nếu chồng chị thuộc vào một trong các đối tượng như trên, và anh bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do vụ tai nạn trên thì anh đủ điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động. Theo đó, các thủ tục mà anh chị cần thực hiện là:

Anh chị cần làm bộ hồ sơ để hưởng chế độ tai nạn lao động đã được nêu ở bài viết trên.

>> Tham khảo nội dung:

5. Thế nào được xác định tai nạn lao động?

Thưa luật sư! Một người quen của tôi đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan thông qua một công ty thuộc lĩnh vực xuất khẩu lao động nhưng không may bị tai nạn giao thông trên tuyến đường đi làm và qua đời. Cho tôi hỏi rằng đó có phải là tai nạn lao động hay không cũng như tiền bồi thường là bao nhiêu? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Thế nào được xác định tai nạn lao động ?

>> Luật sư trả lời:

6. Mức hưởng khi tai nạn lao động?

Thưa luật sư, trên đường đi làm về, tôi bị tai nạn giao thông và được hội đồng y khoa giám định mất 33% sức khỏe và tôi công tác trong nghành giáo dục được 8 năm liên tục với mức lương đang hưởng là 2,46. Vậy tôi được hưởng chế độ tai nạn lao động như thế nào và hồ sơ thủ tục làm gồm những gì? Xin cảm ơn!

Mức hưởng khi tai nạn lao động?

Trả lời:

Về vấn đề hưởng chế độ tai nạn lao động?

Căn cứ Điều 144 và Điều 145 , theo đó, trong trường hợp này: Bạn được hưởng chế độ từ:

Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:

Một là, trong thời gian nghỉ việc để điều trị thì trả lương cho bạn theo hợp đồng lao động;

Hai là, bồi thường cho bạn một khoản tiền tùy thuộc vào lỗi trong việc gây nên tai nạn lao động:

– Nếu là lỗi của người sử dụng lao động = (1,5 + 0,4 x 23) x tiền lương theo hợp đồng lao động

– Nếu là lỗi của người lao động = (1,5 + 0,4 x 23) x 40%.

Cơ quan bảo hiểm xã hội:

Căn cứ Điều 49 :

‘1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.”

Thời điểm hưởng hằng tháng được tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.

Về vấn đề hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động: Bạn có thể tham khảo ở bài viết trên đã nêu rõ các giấy tờ, tài liệu cần cung cấp để áp dụng tương tự cho trường hợp của mình.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Lao động – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *